Nhóm máu B Rh+ có đặc điểm gì?
Ngoài 4 nhóm máu cơ bản là A, B, O và AB thì nhóm máu B còn bao gồm 2 nhóm nhỏ. Việc phân chia này căn cứ vào sự có mặt của kháng nguyên Rh. Theo đó, 1 người sẽ có nhóm máu B+ hay B Rh+ khi họ có kết quả xét nghiệm máu dương tính với kháng nguyên D (Rh).
Bạn đang xem: Những thông tin cần biết về nhóm máu B Rh+
Ngược lại, nếu kết quả xét nghiệm âm tính với kháng nguyên D thì bạn sẽ mang nhóm máu B Rh- hay còn gọi là B-. Khi truyền máu, bác sĩ sẽ phân biệt hai nhóm máu B mà truyền theo kháng nguyên D.
Để giải đáp cho câu hỏi nhóm máu b cho được nhóm máu nào thì sơ đồ truyền máu của bệnh nhân nhóm máu B như sau:
- Nhóm máu B Rh+ truyền được cho nhóm máu B+ và AB+.
- Nhóm máu B Rh+ có thể tiếp nhận nhóm máu O+ và O-.
- Nhóm máu B Rh- có thể truyền cho người có nhóm máu B+, B-, AB+ và AB-.
- Nhóm máu B Rh- có thể tiếp nhận nhóm máu cùng loại âm tính kháng nguyên D là O-.
Nhóm máu B Rh+ có hiếm không?
Theo thống kê của Viện huyết học truyền máu Trung ương, ở nước ta nhóm máu B Rh+ chỉ chiếm 9%, điều này nói lên tỷ lệ người thuộc nhóm máu này không cao.
Người có nhóm máu B Rh+ ít mắc bệnh gì?
Xem thêm : TOP 9 thuốc trị nấm da đầu hiệu quả được bác sĩ khuyên dùng
Các nhà khoa học đã thực hiện rất nhiều cuộc nghiên cứu về người có nhóm máu B Rh+. Kết quả cho thấy, trong ruột và dạ dày của họ tồn tại số lượng lợi khuẩn lớn gấp 50.000 lần so với người có nhóm máu A và và nhóm máu O. Chính vì vậy có thể khẳng định rằng, người thuộc nhóm máu B Rh+ thường rất ít gặp các bệnh về đường ruột và hệ tiêu hóa khi có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học.
Bên cạnh đó, người có nhóm máu B Rh+ còn có khả năng cân bằng thể chất và tinh thần rất tốt. Đồng thời lợi thế về các vi chất có trên bề mặt hồng cầu đặc thù mà họ có khả năng ít mắc các bệnh sau:
- Một số bệnh liên quan đến trí nhớ: Người mang nhóm máu AB có ít nguy cơ gặp phải bệnh lý này.
- Các bệnh lý về dạ dày: Nhóm A và AB có nguy cơ cao hơn 20% mắc các bệnh này so với nhóm máu B Rh+.
- Ung thư tuyến tụy: Người có nhóm máu B Rh+ có tỷ lệ mắc bệnh này thấp hơn 37 % so với nhóm máu A và AB.
Người có nhóm máu B Rh+ thường mắc bệnh gì?
Nhóm máu B rh+ thường có nguy cơ cao bị một số bệnh lý sau:
- Hình thành và tái phát bệnh DVT (huyết khối tĩnh mạch)
Theo một nghiên cứu được tổ chức tại Thụy Điển vào tháng 10 năm 2019 thì những người mang nhóm máu B Rh+ thường có liên quan nhiều đến việc hình thành các huyết khối tĩnh mạch. Đồng thời họ cũng có nguy cơ cao tái phát bệnh bệnh này so với những người có nhóm máu khác.
Người có nhóm máu B Rh+ có nguy cơ cao đối diện với bệnh sốt rét não hoặc huyết khối tĩnh mạch- Bệnh sốt rét não
Xem thêm : Chất điện li – Khái niệm, phân loại & bài tập (2023)
Theo một nghiên được thực hiện vào năm 2012 tại đất nước Ấn Độ, những người mang nhóm máu B Rh+ và B Rh- đều có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng Plasmodium falciparum gây bệnh sốt rét não. Đồng thời các biểu hiện lâm sàng của bệnh này cũng ở mức độ nặng hơn so với các nhóm máu khác.
Nhóm máu B Rh+ nên kiêng gì?
Nguồn thực phẩm dung nạp vào cơ thể hàng ngày chính là yếu tố cơ bản quyết định đến thể trạng và sức khỏe của bạn. Nếu bạn thuộc nhóm máu B cũng như B Rh+ thì bạn nên kiêng một số đồ ăn như:
- Thịt gà, thịt lợn,… cùng các chế phẩm từ gia cầm.
- Thịt bò có chứa hàm lượng lớn cortisol có thể tăng nguy cơ làm stress cho người nhóm máu B.
- Hạn chế các loại hải sản như tôm, cua,..
- Người có nhóm máu B rh+ không nên ăn thường xuyên lựu, ngô, cà chua, bơ và cả bí ngô.
- Các loại đậu cùng chế phẩm từ đậu, nhất là đậu đen không có lợi cho nhóm máu B Rh+.
- Phô mai xanh và hạt tiêu cũng là những thực phẩm người có nhóm máu B Rh+ nên hạn chế ăn.
Chú ý: Những thực phẩm trên không hoàn toàn có hại đối với những nhóm máu B. Bạn vẫn có thể dung nạp chúng nhưng chỉ ăn với hàm lượng vừa phải và tuyệt đối không được ăn nhiều và liên tục mỗi ngày.
Hy vọng bài viết trên đây đã có thể giúp bạn hiểu những thông tin cơ bản về nhóm máu B Rh+. Để giúp cho lượng máu trong cơ thể luôn khỏe mạnh, bên cạnh việc ăn uống đủ chất thì bạn nên ngủ sớm trước 11h đồng thời không ngủ ít hơn 8 tiếng. Có như vậy, cơ thể mới duy trì một nhịp sinh học ổn định.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp