Vay nặng lãi là gì? Dấu hiệu của hành vi cho vay nặng lãi và những quy định mới nhất

Video như thế nào là cho vay nặng lãi

Nhu cầu vay tài chính để phục vụ chi tiêu cá nhân hay đầu tư rất lớn. Nhiều người chọn hình thức vay tại các tổ chức tín dụng ngoài ngân hàng hay cá nhân. Điều này tạo cơ hội cho hình thức vay nặng lãi, vay nóng phát triển. Do không nhận định đúng dấu hiệu vay nặng lãi, khiến nhiều người rơi vào bẫy của các đối tượng. Hãy cùng VNSC tìm hiểu về vay nặng lãi là gì? Các dấu hiệu của hành vi cho vay nặng lãi qua bài viết chia sẻ dưới đây.

Cho vay nặng lãi là gì?

Vay nặng lãi là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong đời sống, được hiểu là hình thức cho vay với lãi suất cao. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐTP, định nghĩa cho vay nặng lãi là trường hợp bên cho vay tiền với mức lãi suất cao gấp 5 lần so với mức lãi suất cao nhất đã được quy định tại khoản 1, Điều 468 Luật dân sự 2015. Cụ thể, mức lãi suất cao nhất là 20%/năm, trừ trường hợp có các quy định khác.

cho-vay-nang-lai-la-gi

Với trường hợp cho vay nặng lãi bằng tài sản khác không phải là tiền sẽ được quy đổi giá trị tài sản đó thành tiền, xác định giá tại thời điểm cho vay.

Dấu hiệu hành vi cho vay nặng lãi gồm những gì?

Người đi vay hay cho vay cần hiểu rõ về quy định liên quan đến hành vi cho vay nặng lãi, để tránh các sai phạm. Cho vay lãi cao có phạm tội không? Mức lãi suất thế nào là cho vay nặng lãi? Các dấu hiệu xác định thế nào là cho vay nặng lãi được quy định cụ thể như sau:

  • Chủ nợ có hành vi cho vay cao gấp 5 lần mức lãi suất tối đa trong bộ luật dân sự, tức 100% lãi suất mỗi tháng trở lên là cho vay nặng lãi.
  • Chủ nợ cho vay và thu lợi bất chính từ bên cho vay với mức từ 30 triệu đồng trở lên là hành vi cho vay nặng lãi.

dau-hieu-cho-vay-nang-lai

Do đó, nếu chỉ cho vay lãi cao nhưng vẫn trong phạm vi cho phép, chưa đến mức cho vay nặng lãi thì cũng không cấu thành tội.

Một số quy định mới về hành vi cho vay nặng lãi

Khá nhiều người chưa hiểu biết về quy định pháp luật, băn khoăn cho vay nặng lãi có phạm tội không? Dưới đây là một số quy định mới nhất được cập nhật về hành vi cho vay nặng lãi hiện nay:

  • Hành vi cho vay nặng lãi cần có đủ 2 dấu hiệu: Cho vay với lãi suất cao gấp 5 lần lãi suất cao nhất đã được quy định trong luật dân sự 2015 và đồng thời thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên. Đối tượng cho vay nặng lãi phạm tội cho vay nặng lãi trong các giao dịch dân sự.
  • Căn cứ số tiền thu lợi bất chính để cơ quan chức năng xử lý hình sự đối tượng vi phạm, dựa trên nghị quyết số 01/2021.
    • Trường hợp hành vi cho vay nặng lãi đã hết thời hạn theo thỏa thuận giữa 2 bên thì sẽ dựa trên tổng số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự của bên cho vay. Trong đó có bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật (bên cho vay đã thu) sau khi trừ đi số tiền lãi ứng với lãi suất cao nhất theo quy định.
    • Trường hợp cho vay nặng lãi chưa hết thời hạn cho vay theo thỏa thuận mà đã bị phát hiện, thì số tiền thu lợi bất chính sẽ là căn cứ xác định trách nhiệm hình sự. Số tiền là căn cứ sẽ bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái phép mà người vay phải trả cho bên vay, sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất, tính đến thời điểm bị phát hiện và ngăn chặn hành vi.
    • Trường hợp bên vay đã trả tiền trước hạn gồm lãi suất cùng các khoản thu trái pháp luật khác thì số tiền thu lợi bất chính sẽ xác định trách nhiệm hình sự của bên cho vay. Theo đó, số tiền sẽ bao gồm tiền lãi cùng các khoản thu trái pháp luật mà người vay thực tế đã trả sau khi trừ số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định.

quy-dinh-ve-cho-vay-nang-lai

Một số trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi cho vay nặng lãi được quy định tại quyết định số 01/2021-NQ-NĐTP cụ thể như sau:

  • Trường hợp thực hiện nhiều lần hành vi cho vay nặng lãi với số tiền thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên, các lần phạm tội chưa bị truy cứu hoặc chưa hết thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội 2 lần trở lên, theo quy định tại điểm G, điều 52, Luật dân sự 2015.
  • Trường hợp thực hiện hành vi cho vay nặng lãi với số tiền thu mỗi lần dưới 30 triệu, nhưng tổng các lần trên 30 triệu cũng sẽ bị áp tình tiết tăng nặng theo điểm G, khoản 1, điều 52 luật này.
  • Trường hợp thực hiện nhiều lần hành vi cho vay nặng lãi trong đó có 1 lần thu lợi bất chính trên 30 triệu đồng và các lần khác dưới 30 triệu đồng, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng, không áp dụng tình tiết tăng nặng.
  • Trường hợp cho vay nặng lãi nhưng sử dụng các hành vi đòi nợ như: Dùng vũ lực, đe dọa, gây thương tích, uy hiếp tinh thần để lấy tài sản… Thì sẽ căn cứ từng trường hợp để xử lý hình sự về tội tương ứng.

Trên đây là những thông tin cơ bản và quan trọng giúp bạn đọc hiểu rõ về hành vi cho vay nặng lãi đang gây nhiều nhức nhối hiện nay. Cả bên cho vay và vay tiền cần hiểu rõ các quy định, khung hình phạt và các dấu hiệu nhận biết để tránh vi phạm, gây mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân, gia đình.