Trong tâm thức của mỗi người, khi nhắc tới “Như Ý” nghĩa là nói đến những gì tốt lành cầu mong gì được nấy, vậy nên “Như ý cát tường” tức chỉ vạn sự như ý. Đây là lời chúc tốt đẹp ta luôn mong cầu cho gia đình mình, dành tặng cho người thân mọi sự đều được mãn nguyện mỗi độ Tết đến Xuân về. Vậy Cát tường là gì? trong câu “Như ý cát tường” “cát tường” có ý nghĩa sâu xa như thế nào? Và đâu là tám tướng cát tường trong Phật giáo? Hãy tìm hiểu rõ ràng và chi tiết những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.
CÁT TƯỜNG LÀ GÌ?
Trong từ điển Hán-Việt, Cát hay còn gọi là Kết, có nghĩa là tốt lành, trái nghĩa với ung-không tốt, xấu. Tường là biểu tượng cho điều may mắn phước lành. Hai từ này khi hợp lại thành “Cát tường” có nghĩa chỉ những điều may mắn, tốt lành, hạnh phúc và sự viên mãn.
Bạn đang xem: CÁT TƯỜNG LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ TÁM TƯỚNG CÁT TƯỜNG
TÁM TƯỚNG CÁT TƯỜNG LÀ GÌ?
LỌNG BẢO CÁI
Lọng bảo cái trong Phật giáo là tượng trưng cho phần đầu của đức Phật. Lọng có ý nghĩa là bảo vệ, tránh sự quấy rầy của phiền não, dục lạc và thoát khỏi khổ đau. Khi ta tặng Lọng báu cho ai, điều này ngụ ý rằng ta luôn nguyện cầu cho người đó luôn nhận được sự che chở và gia hộ của Tam Bảo.
SONG NGƯ
Song Ngư ở đây tượng trưng cho đôi mắt của đức Phật. Biểu tượng Song ngư này dùng để chỉ sự tỉnh thức, không xao nhãng và luôn linh hoạt, tự do như cá bơi trong nước, đồng thời Song ngư cũng là biểu tượng của sự tươi tốt, viên mãn, không còn khổ đau. Cặp cá vàng này còn biểu trưng cho lòng đại từ bi và trí tuệ, tự do tự tại ở mọi nơi trong mọi lúc.
Vậy cát tường là gì? Cát tường có được biểu hiện qua Song ngư không? Câu trả lời là có, song có nghĩa là đôi, một đôi “Ngư” tượng trưng cho sự viên mãn, đủ đầy và hạnh phúc.
BÌNH BÁU
Bình báu: tượng trưng cho phần cổ của đức Phật. Bình báu được cho là chứa đầy vật phẩm quý giá thiêng liêng, cho dù ta có lấy ra khỏi bình bao nhiêu đi chăng nữa thì vẫn đầy ắp trong bình. Điều này cũng giống như khi chúng ta thực hành hạnh bố thí và cúng dường, các vật phẩm ta bố thí và cúng dường đó sẽ không mất đi mà được chuyển vào “Bình báu” bất tận này. Hơn nữa, bình báu cũng biểu trưng cho sự trường thọ và giàu có, phú quý. Khi ta tặng bình báu cho người nào, điều này ngụ ý rằng ta luôn cầu nguyện cho người đó được những lợi lộc và phước báu.
HOA SEN
Hoa sen tượng trưng cho lưỡi (tức kim khẩu) của đức Phật. Hoa sen tượng trưng cho bản tính thiêng liêng trong mỗi chúng sinh đó là:thanh tịnh, chân thật, Hoa sen cũng là biểu tượng cho sự tu tập của các hành giả đã vượt khỏi luân hồi trở về với bản tánh Phật thanh tịnh. Hoa sen là một trong những biểu tượng cát tường nhất trong đạo Phật, biểu tượng này có khả năng ban sự độ trì giải thoát đau khổ và đem đến thành công hay may mắn. Biểu tượng hoa sẽ cũng đã phần nào bao hàm câu trả lời cho câu hỏi “Cát tường là gì?”
BẠCH ỐC BIỂN (TÙ VÀ)
Đây là biểu tượng cho Pháp âm của đức Phật. Bạch ốc biển với màu trắng có những hình xoắn theo chiều xuôi kim đồng hồ tượng trưng cho chánh pháp của đức Phật luôn vang rộng, lan tỏa khắp thế gian, khiến chúng sinh khi nghe được liền thức tỉnh khỏi vô minh và đau khổ. Bạch ốc biển cũng tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực và sự làm chủ. Âm thanh từ vỏ ốc biển (tù và) còn được cho là có thể xua đuổi tà ma, ngăn chặn thiên tai và làm cho các loài độc hại, gian ác kinh sợ. Trong khóa lễ tuân theo nghi thức Phật giáo Kim Cương thừa, tù và được sử dụng như một nhạc cụ nhưng cũng vừa được dùng để đựng nước cúng dường
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp