Đu đủ: Tác dụng và cách dùng lá, hoa, quả đu đủ tốt nhất.

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video nhựa đu đủ có tác dụng gì

Đu đủ là gì? Tác dụng của đu đủ chữa bệnh gì. Cách dùng quả đu đủ ăn nấu uống chữa bệnh, làm đẹp đúng, tránh tác hại của đu đủ. Ăn đu đủ xanh đu đủ chín có tốt không? Cách sử dụng lá, hoa, quả, hạt, nhựa đu đủ và bài thuốc chế biến lá đu đủ chữa ung thư. Hình ảnh đu đủ và giá đu đủ bao nhiêu tiền 1kg. Cách trồng đu đủ hiệu quả cao.

Cây đu đủ là cây gì ?

Đu đủ từ lâu đã được sử dụng như một loại cây dược liệu ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây lại không phải loài cây có nguồn gốc ở khu vực châu Á. Đu đủ là loại cây có xuất sứ từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ, tên khoa học là Carica papaya L, thuộc họ đu đủ. Cây có nhiều tên gọi khác: phiên mộc, cà lào, mắc hung, lô hong phle (tiếng campuchia), phan qua thụ. Có nơi còn gọi là xoài tây do hương vị khá giống xoài. Quả, hoa, lá, hạt, rễ, nhựa cây đu đủ đều có những tác dụng dinh dưỡng và chữa bệnh. Do đó, đu đủ được nghiên cứu và trồng ở nhiều nơi trên thế giới

Mô tả cây đu đủ

Đu đủ thuộc loại thân thảo, cao từ 3-7m, thân cây thẳng mềm và ít phân nhánh. Lá mọc theo tàu, phiến lá hình chân vịt, đường kính từ 20-40cm. Tàu lá rỗng, có chiều dài 30-50cm. Vỏ cây mang nhiều sẹo do cuống lá rụng để lại. Hoa đu đủ màu trắng hơi xanh, mọc ở kẽ lá thành chùm, có cuống dài. Hoa đực có cuống ngắn hơn hoa cái. Quả đu đủ có hình trứng, dài từ 20-30cm, đường kính từ 15-20cm. Quả có thịt khá dày. Khi chưa chín có màu xanh, khi chín có màu vàng hoặc da cam. Hạt màu đen, to như hạt tiêu nằm trong ruột quả, có chất nhầy bao quanh hạt.

Thành phần hóa học của đu đủ

Mỗi bộ phận của cây cà lào đều có những thành phần chung và những thành phần riêng. Dựa theo những thành phần này mà các bộ phân khác nhau của cây có những công dụng chữa bệnh khác nhau. Tùy thuộc vào từng bộ phận của cây mà có cách sử dụng riêng để tránh gặp phải những tác dụng phụ không cần thiết.

Thành phần hóa học của đu đủ chín

Đu đủ chín có vị ngọt thanh, mềm, mùi thơm nhẹ. Trong đu đủ chín, có khoảng 90% nước, 13% đường. Ngoài ra, còn có các loại vitamin C, canxi, magie, beta caroten, photpho, sắt, carotenoit, Protit, chất béo, xenlulôzơ, thiamin, riboflavin,…

Thành phần hóa học của đu đủ xanh

Trong cà lào xanh, ngoài các chất có trên còn có 4% nhựa mủ latex. Loại nhựa có màu trắng đục này là các men tiêu hóa chất đạm (hỗn hợp các proteaza). Thành phần chủ yếu của loại nhựa này là papain. Một cây cà lào cho khoảng 100g nhựa mủ/ năm. Để lấy nhựa mủ, phải lấy khi quả còn non. Bởi khi chín, nhựa mủ chuyển hóa thành nhựa resine có đặc trưng màu vàng đỏ. Người ta cũng sử dụng biện pháp trích nhựa ở quả xanh để thúc quả nhanh chín.

Khi ăn sống, cà lào xanh rất giòn, vị hơi ngai ngái do có nhựa. Thịt quả màu trắng hơi xanh. Hạt trong quả xanh màu trắng, không đen như trong quả chín.

Thành phần hóa học của nhựa, mủ đu đủ

Nhựa, mủ đu đủ có chứa men papain, men phân hủy, axit malic, tyronin, lexin, chất béo. Men papain có khả năng tiêu hoá protit và thịt để giải phóng a xit amin, rất tốt cho tiêu hóa. Đây là chất thường được sử dụng trong ngành mỹ phẩm.

Thành phần hóa học của hạt, rễ và lá đu đủ

Trong hạt, rễ và lá cà lào có thành phần cacpain và cacpozit.. Cacpain cũng có nhiều tác dụng giống thuốc trợ tim digitalin. Hạt rễ và lá cà lào cũng là những loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, trong hạt, rễ và lá cà lào có một số thành phần dễ gây trúng độc nên phải thận trọng khi sử dụng.

Tác dụng của quả đu đủ

Quả là bộ phận được sử dụng nhiều nhất trong các bộ phận của cây cà lào. Dù ăn trực tiếp hay chế biến thành các món khác nhau thì quả cà lào đều là món ngon mỹ vị. Không những thế, quả cà lào còn có nhiều tác dụng chữa bệnh không ngờ. Ngoài việc bổ mắt và tốt cho hệ tim mạch, đu đủ chín còn có nhiều tác dụng cho công cuộc làm đẹp của phái nữ: giảm cân, làm đẹp da, trị nám và làm tăng kích cỡ vòng một.

Chữa bệnh bằng đu đủ xanh, chín

Ăn quả cà lào rất tốt cho sức khỏe. Cà lào không chỉ có tác dụng tẩm bổ cho nhiều bộ phận trên cơ thể: mắt, tim mạch, … từ đó, phòng những bệnh liên quan đến những bộ phận này mà còn chữa một số bệnh: thiếu sữa ở sản phụ, tiêu hóa không tốt, nhiễm trùng hay nứt gót chân, …

Đu đủ tăng cường sức khỏe tim mạch

Quả cà lào phòng ngừa bệnh tim mạch rất tốt. Trong quả cà lào có nhiều chất ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, hạn chế tạo ra các mảng bám gây tắc nghẽn mạch máu. Đồng thời, kiềm chế sự tạo thành cholesterol xấu (LDL). Các chất xơ trong quả cà lào có thể làm giảm mỡ máu. Axit folic chuyển hóa homocysteine thành các axit amino cần thiết. Nhờ đó, cà lào có khả năng tăng cường sức khỏe tim mạch rất hiệu quả.

Đu đủ bổ mắt

Cà lào là một trong những loại rau quả chứa rất nhiều vitamin A – loại vitamin rất tốt cho mắt. Do đó, cà lào là thực phẩm rất cần thiết cho những người thường xuyên đọc sách, sử dụng máy tính và cả người già.

Ngoài ra, cà lào là loại quả có hàm lượng beta-carotene rất phong phú. Beta-carotene trong trong cà lào có thể chuyển hoá hoàn toàn thành vitamin A. Do đó, cà lào là lựa chọn hàng đầu để bảo vệ đôi mắt cho trẻ em. Đồng thời, ngăn chặn nguy cơ thoái hóa điểm vàng đối với mắt ở người già.

Ở Ấn Độ, chiết xuất vitamin A từ quả cà lào được dùng để sản xuất thuốc chống quáng gà ở trẻ em.

Tác dụng của đu đủ chín cải thiện tiêu hóa

Cà lào chín không chỉ thơm ngon mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Enzyme Papain trong mắc hung hỗ trợ và bảo vệ cho hệ tiêu hóa của con người. Chất xơ trong mắc hung cuốn đi các độc tố gây bệnh trong ruột già. Đồng thời ngăn ngừa ung thư kết tràng, bảo đảm hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.

Ngoài ra, các dưỡng chất khác trong mắc hung như: folate, beta-carotene, vitamin C, vitamin E giúp hạn chế nguy cơ ung thư ruột kết. Do đó, Ăn mắc hung đều đặn, đúng cách làm hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

ác dụng của đu đủ xanh ngăn ngừa nhiễm trùng

Các vết thương hở gây sưng phồng, đau rát và có thể nhiễm trùng. Trong trường hợp không thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh, có thể đắp nước ép của trái cà lào xanh lên vùng da bị thương tổn để tránh nhiễm trùng và mưng mủ.

Papain và chymopapain có trong quả này làm giảm quá trình viêm nhiễm và làm lành các vết thương. Bên cạnh đó, vitamin A, C, E và beta carotene giúp hệ miễn dịch làm việc hiệu quả hơn. Từ đó, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa cảm cúm, viêm họng…

Đu đủ xanh giúp sản phụ tăng tiết sữa

Sự kết hợp giữa cà lào xanh và móng heo rất tốt cho sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ. Đây là bài thuốc dân gian lâu đời, được các chuyên gia đánh giá cao. Ngoài ra, loại quả này còn giúp hỗ trợ điều trị tình trạng loãng sữa, giúp sữa mẹ tươi mát, nhiều dưỡng chất hơn.

Đu đủ xanh chữa nứt nẻ gót chân

Đu đủ xanh có nhiều chất có thể điều trị nứt và giữ ẩm cho vùng gót chân. Nghiền nhuyễn thịt quả đắp lên gót chân đang nứt nẻ 10-15 hàng ngày, gót chân sẽ trở nên mềm mại, không nứt nẻ nữa. Tuy nhiên, nhựa của quả xanh có tính ăn da mạnh nên cách này chỉ có thể áp dụng cho những vùng da dày, thô. Không nên áp dụng cho vùng da mỏng khác.

Tác dụng làm đẹp của quả đu đủ

Đu đủ làm tăng số đo vòng một

Enzyme trong cà lào có thể kích thích cơ thể tiết ra nội tiết tố nữ Estrogen. Do đó làm tăng số đo vòng 1 nhanh chóng. Không những thế, vitamin có trong cà lào khiến cho vòng 1 trở nên mềm mại, đàn hồi. Đồng thời, làm trẻ khuôn ngực, ngăn chặn tình trạng ngực chảy xệ.

Cả cà lào chín và cà lào xanh đều có loại enzyme này. Tuy nhiên nó có nhiều hơn ở cà lào xanh. Ăn trực tiếp, say thành sinh tố hoặc đắp ngoài da đều có tác dụng rất tốt.

Giảm cân bằng đu đủ chín

Cà lào chín tuy ngọt nhưng lại chứa rất ít năng lượng. 100g đu đủ chỉ có 32kcal. Do đó, cà lào chín có tác dụng giảm cân hiệu quả. Ăn cà lào chín sẽ làm giảm sự thèm cơm và những chất nhiều calo khác. Ăn cà lào chín trước bữa ăn, giảm lượng đồ ăn trong bữa chính là cách giảm cân được áp dụng rất rộng rãi.

Tuy nhiên, khi giảm cân bằng đu đủ chín, chỉ ăn một lượng đu đủ vừa phải trước bữa ăn. Không sử dụng đu đủ thay thế hoàn toàn cho bữa chính. Ăn nhiều đu đủ khi đói không tốt cho dạ dày, có thể gây tiêu chảy, co rút chân tay.

Mặt nạ đu đủ chín đẹp da

Cà lào là loại quả có nguồn dinh dưỡng phong phú hơn so với nhiều loại quả khác. Enzyme papain trong cà lào chín có khả năng phân huỷ bã nhờn và tế bào chết. Xay nhuyễn thịt quả này khi chín đắp lên mặt trong 15 phút là một phương pháp tẩy tế bào chết tự nhiên hiệu quả. Các tế bào già cỗi bên ngoài cùng của da sẽ biến mất nhanh chóng.

Ngoài ra, cũng có thể kết hợp đu đủ chín với một số nguyên liệu khác để hiệu quả được đầy đủ hơn:

  • Mặt nạ cà lào chín làm trắng da: kết hợp cà lào chín với chuối và dưa chuột, nghiền nhuyễn và đắp lên mặt trong 15 phút.
  • Mặt nạ cà lào chín cho làn da căng mịn: kết hợp cà lào chín với mật ong và nước cốt chanh, nghiền nhuyễn và đắp lên mặt trong thời gian 15-20 phút. Thược hiện đều 2 lần/tuần, da sẽ trở nên căng mịn, sáng bóng mà không cần sử dụng các loại mỹ phẩm đắt tiền.
Ăn đu đủ chín để làm đẹp từ bên trong

Ăn cà lào chín là cách làm đẹp từ bên trong rất tốt đối với phụ nữ. Tuy nhiên, ăn như thế nào để cà lào có thể phát huy tốt nhất tác dụng của nó?

  • Đu đủ hầm sữa: Cà lào chín, sữa tươi, hạt sen, táo tàu đỏ, đường phèn (tỉ lệ vừa ăn, tùy sở thích). Cho tất cả vào bát to, hầm cách thủy khoảng 2 tiếng cho đến khi hạt sen dừ. Ăn món này khi nóng đều đặn có thể nhuận da, dưỡng nhan. Các chất chống oxy hóa trong cà lào còn khiến da trẻ hơn, căng bóng hơn.
  • Sinh tố đu đủ chín: Cà lào chín, sữa bò tươi, đường cát trắng (tỉ lệ vừa đủ, tùy sở thích mỗi người). Lấy thịt cà lào chín xay nhuyễn cùng sữa tươi và đường trong máy xay sinh tố. Ngoài tác dụng làm nở vòng một, món sinh tố này còn có thể chống oxy hóa và bảo vệ da khỏi các tia cực tím. Đây cũng là loại thức uống giải khát ngon và bổ dưỡng trong mùa hè.
  • Nước ép đu đủ chín với chuối: Cà lào chín, chuối chín, nước dừa non (có thể thêm mật ong hoặc đường), cho vào máy xay nhuyễn. Không nên dùng với đá hoặc dùng lạnh mà nên dùng nóng bởi cà lào có tính hàn. Món nước ép này tốt cho những người có làn da bị già sớm, hay mệt mỏi, suy nhược.

Tác dụng của lá đu đủ

Do thành phần khác nhau, nên mỗi một bộ phận trên cây đều có những tác dụng riêng. Trong đó, quả, lá, hoa, hạt và nhựa cây là những bộ phận có nhiều tác dụng nhất. Lá cà lào cũng có nhiều tác dụng chữa bệnh và làm đẹp.

Để sử dụng lá đu đủ, có hai cách đơn giản và phổ biến là uống nước ép lá đu đủ và uống nước sắc lá đu đủ. Nước ép lá đu đủ bắt buộc phải có lá tươi. Nhưng, đối với nhiều người, lá đu đủ tươi không dễ kiếm. Do đó, người ta sử dụng lá đu đủ khô để thay thế. Lá đu đủ khô đem sắc thành nước cũng có tác dụng tương đối như lá đu đủ tươi.

Lá đu đủ chữa bệnh gì ?

Khác với sự thơm ngọt của quả khi chín, lá đu đủ có vị đắng và mùi khó chịu. Tuy nhiên, nó lại có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe đến khó tin. Lá đu đủ phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh: sốt rét, sốt xuất huyết, đau đầu,…

Lá đu đủ chữa ung thư ?

Men papain trong lá cà lào chứa carotenoid và Iso thyocyanotes. Đây là hai thành phần có khả năng kích thích sản xuất Cytokin Th1 – type – một yếu tố miễn dịch, có thể ức chế tế bào ung thư mạnh gấp triệu lần các thuốc chống ung thư Tây y.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lá cà lào có đặc tính chống ung thư. Năm 2010, một nghiên cứu được hợp tác bởi đại học Florida và đại học Tokyo đã chỉ ra rằng dịch chiết nước của lá này có khả năng ức chế sự phát triển của 10 loại tế bào ung thư thử nghiệm.

Những phản ứng chống ung thư này có thể là do chymopapain và papain trong lá mắc hung. Chúng kích thích các tế bào miễn dịch hoạt động một cách tích cực hơn.

Hiện nay, rất nhiều người uống nước sắc lá cà lào để chữa bệnh ung thư. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa được công nhận bởi bất kì công trình nghiên cứu nào. Dù vậy, lá cà lào an toàn và không độc hại. Sử dụng nước lá cà lào như một loại thức uống bổ sung hàng ngày cũng rất tốt cho cơ thể.

Chữa tiểu đường bằng nước lá đu đủ

Khả năng làm tăng độ nhạy của glucose đồng thời làm giảm glucose trong máu của lá cà lào tươi đã được chứng minh trên cả người và động vật. Lá cà lào tươi làm cân bằng glucose trong máu, phù hợp cho người bị tiểu đường loại 2.

Năm 2012, một nghiên cứu đã cho thấy lá cà lào có khả năng làm giảm các dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2. Đồng thời, cải thiện sự nhạy cảm với insulin theo hướng tích cực.

Các chất chống oxy hóa trong lá cà lào tác động tích cực đến việc điều chỉnh glucose trong máu. Các chất này còn có thể giảm thiểu các biến chứng của bệnh tiểu đường. Sự cản trở quá trình làm lành vết thương do tiểu đường gây ra cũng được cải thiện rõ rệt.

Tác dụng của nước lá đu đủ chống sốt rét

Nước lá đu đủ rất tốt cho việc phòng chống bệnh sốt rét. Uống nước lá mắc hung có thể làm giảm và đẩy lùi các triệu chứng của sốt rét. Đây được coi là cách ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị sốt rét tự nhiên nhất.

Vào những khoảng thời gian dịch sốt rét lây lan, sử dụng lá đu đủ làm nước uống thường ngày là cách phòng chống sốt rét tự nhiên cho cả gia đình. Nếu không có lá đu đủ tươi, có thể sử dụng lá đu đủ khô. Uống nước lá đu đủ khô (hãm như nước trà) cũng có những hiệu quả tương tự.

Lá đu đủ tăng cường hệ miễn dịch

Không chỉ ngăn ngừa sốt rét, nước lá cà lào còn có thể tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó, chống lại một số loại bệnh thông thường như cảm lạnh hay cảm cúm. Do đó, ở nhiều nơi, nước lá cà lào được sử dụng như một loại nước uống thường xuyên thay lá trà.

Trong lá cà lào có hơn 50 thành phần có khả năng kiềm chế sự tăng trưởng của vi sinh vật. Trong đó có nấm, sâu, ký sinh trùng và cả các tế bào ung thư. Uống nước ép lá cà lào hoặc nước lá cà lào đun được nhiều người sử dụng để hỗ trợ điều trị ung thư, trị giun.

Trà lá đu đủ làm tăng tiểu cầu máu

Không phải chỉ có quả cà lào mới có tác dụng bổ máu, lá cà lào cũng vậy. Lá cà lào có khả năng làm tăng lượng tiểu cầu trong máu một cách nhanh chóng. Sử dụng 2 muỗng nước lá đu đủ/ngày để làm tăng lượng tiểu cầu trong cơ thể. Lá nước cà lào đặc biệt tốt cho người bị máu trắng, thiếu máu, hay mới bị mất nhiều máu.

Chính tác dụng làm tăng tiểu cầu của lá cà lào khiến bệnh sốt xuất huyết khỏi nhanh hơn. Bởi tăng tiểu cầu máu làm tăng sức đề kháng của cơ thể, tăng khả năng đẩy lùi virut sốt xuất huyết.

Công dụng của lá đu đủ phòng sốt xuất huyết

Không chỉ hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết, lá cà lào còn có tác dụng phòng sốt xuất huyết. Từ tăng tiểu cầu, ích máu đến phòng và hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết. Tất cả các tác dụng trên đều do các enzym có trong lá cà lào. Các enzym có trong lá cà lào cải thiện các yếu tố đông máu, đảo ngược các tổn thương do virut dengue gây nên. Đây là phương pháp truyền thống không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Lá đu đủ điều trị đau bụng kinh

Đối với cơn đau bụng trong kì kinh nguyệt của phụ nữ, nước lá cà lào có khả năng giảm đau vô cùng hiệu quả. Công thức của loại nước này cũng rất đơn giản. Chỉ cần cho 1 lá đu đủ + me + muối + nước, đun nóng, sau đó để nguội và dùng trong những ngày bị đau bụng kinh. Cơn đau do thời kì dụng trứng gây ra sẽ giảm rõ rệt. Lá cà lào cũng tác động làm cân bằng hoocmon cho phái nữ.

Nước lá đu đủ hỗ trợ điều trị đau đầu.

Không chỉ làm giảm các cơn đau bụng kinh, lá cà lào còn giúp làm giảm cơn đau nhức ở nhiều vùng trên cơ thể. Trong đó có thể kể đến đau đầu. Lá đu đủ tươi giã nát, gói vào miếng gạc, đắp thái dương có thể khiến cơn đau đầu của bạn biến mất. Các chất có trong lá đu đủ sẽ được thấm qua da và tác động vào các cơ quan não khiến cơn đau đầu biến mất.

Làm đẹp bằng lá đu đủ

Lá đu đủ làm đẹp da

Làm đẹp da, dưỡng da trắng khỏe là công dụng không thể bỏ qua của lá cà lào. Lá đu đủ có nhiều hợp chất giúp làn da căng mịn và tươi trẻ hơn. Glucin, tyrosine, axit glutamat, alanin, tritophan, … là những chất thường thấy trong nhiều loại mỹ phẩm . Và lá cà lào chứa đến 50 loại axit amin bao gồm những chất kể trên và nhiều loại tương tự.

Sử dụng lá cà lào để chăm sóc da tại nhà rất đơn giản. Với lá tươi, xay nhỏ làm thành mặt nạ là cách khiến mụn trứng cá biến mất hiệu quả. Với lá cà lào tươi: Bạn xay nhuyễn lá đắp mặt nạ để dưỡng da tươi tắn nhanh chóng. Đây cũng là một cách điều trị mụn trứng cá hiệu quả. Các karpain trong trong lá cà lào còn có thể làm mờ các vết chàm và vẩy nến trên da rõ rệt.

Với lá khô, đem tán thành bột, trộn với sữa chua không đường hoặc nước sạch làm thành mặt nạ. Sau 20-30 phút rửa sạch với nước ấm. Loại mặt nạ này có tác dụng tương tự như lá cà lào tươi. Sử dụng đều đặn 2 lần 1 tuần để có hiệu quả tốt nhất.

Tác dụng của lá đu đủ dưỡng tóc

Karpain có trong lá cà lào có tác dụng loại bỏ các chất bẩn và độc tố. Chất này không chỉ có tác dụng trên vùng da mặt mà còn có tác dụng với cả vùng da đầu. Xay nhuyễn lá đu đủ tươi/khô trộn với nước làm thành mặt nạ cho tóc hoặc gội trực tiếp với dầu gội. Với cách này, chất bẩn, dầu có trong da đầu và chân tóc sẽ được làm sạch, gầu cũng biến mất. Chiết xuất lá cà lào cũng có mặt trong rất nhiều loại dầu gội hiện nay.

Một số bài thuốc dân gian có sử dụng đu đủ

  • Phép dưỡng sinh chống lão suy: 200g đu đủ chín, 300g chuối xiêm, 500ml nước dừa, 1-2 thìa mật ong hoặc sữa ong chúa, xay nhuyễn uống hàng ngày. Nên hâm nóng trước khi dùng và không cho đá vì bản thân quả này có tính hàn.
  • Ít ngủ, hay hồi hộp: 100g cà lào chín, 100g chuối , 100g cà rốt, 500ml nước dừa, 1 thìa mặt ong, xay nhuyễn, uống cách ngày.
  • Trị giun kim: ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói liên tục 3 – 5 ngày.
  • Viêm dạ dày mãn tính: 30g cà lào, 30g táo tây, 30g mía, sắc uống.
  • Ho do phế hư: 100g đu đủ xanh, 20g đường phèn, hầm ăn, ngày ăn 2 lần vào trưa và tối, ăn trong 3 – 5 ngày.
  • Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): 30g cà lào, 15g khoai mài, 6g sơn tra, nấu cháo.
  • Trị đau lưng mỏi gối: 30g đu đủ, 15g ngưu tất, 10g kỷ tử, 3g cam thảo, sắc uống.
  • Rượu đu đủ chữa bệnh viêm khớp dạng thấp: cà lào xanh gọt vỏ, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, bỏ hạt, ngâm với rượu trắng trong vòng 30 ngày. Mỗi ngày uống 1 chén rượu ấm trước khi đi ngủ.

Tác dụng khác của đu đủ

Các nghiên cứu về công dụng của đu đủ ngày càng hoàn thiện và bài bản. Các nhà khoa học đã chứng minh hầu hết các bộ phận của cây đu đủ đều có tác dụng chữa bệnh. Trong đó ngoài quả và lá, hạt, nhựa và hoa đu đủ là những bộ phận được nghiên cứu nhiều nhất.

Trong khi sử dụng đu đủ, không nên ăn nhựa hay hạt đu đủ một cách trực tiếp bởi lượng độc tố có trong hai bộ phận này. Mỗi lần dùng hạt đu đủ chỉ dùng một lượng nhỏ, tùy theo mục đích mà ăn trực tiếp hay bôi ngoài da. Còn đối với hoa, có thể sử dụng nó như một loại rau thực phẩm với các món chiên, xào, hấp, luộc, … Cả ba bộ phận đều có những công dụng phòng, chữa bệnh hiệu quả.

Tác dụng của hạt đu đủ

Hạt cà lào có nhiều tác dụng tương đối giống với các bộ phận khác của cây này. Tuy nhiên, so với lá hay quả, hạt cà lào có ưu thế trong việc bảo quản. Hạt cà lào phơi khô có thể bảo quản được rất lâu. Mỗi lần sử dụng chỉ cần một lượng rất nhỏ (khoảng 1 thìa cà phê). Do đó, hạn chế được cảm giác đắng, chát khó chịu.

Hạt đu đủ hỗ trợ điều trị ung thư

Các chất trong hạt cà lào cũng có tác dụng chống ung thư tương tự như lá cà lào. Chúng cũng chứa isothiocyanate phytonutrient – hoạt chất phòng chống ung thư máu. Phenolic và flavonoid trong hạt này có tác dụng làm chậm sự phát triển của khối u.

Hiện nay, vẫn chưa có các giải pháp cụ thể được đưa ra trong việc sử dụng hạt cà lào để chữa ung thư. Do hạt này có một phần độc tố nên việc sử dụng hạt này cần phải được sự tư vấn của các chuyên gia.

Hạt đu đủ tốt cho gan, thận

Người Nhật tin rằng mỗi ngày ăn một thìa hạt cà lào sẽ bảo vệ gan khỏi bệnh tật. Trong Đông y, loại hạt này được dùng để tăng cường chức năng và loại bỏ độc tố trong gan. Nó cũng rất hữu hiệu trong việc kiểm soát bệnh xơ gan, giảm lượng tiêu hóa trên gan.

Tính chống viêm và kháng khuẩn của các chất trong hạt cây này có thể bảo vệ và giải độc thận. Các chuyên gia nghiên cứu tại đại học Karachi (Pakistan) đã chỉ ra rằng loại hạt này rất hữu ích trong điều trị và phòng ngừa suy thận.

Chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ

Xát sạch chất nhầy bên ngoài của hạt, cho vào túi vải, giã nát sau đó đắp lên chỗ đau khoảng 30 phút. Ngày làm một lần, liên tục trong 20 – 30 ngày.

Khi các tinh chất trong hạt cà lào thấm vào da đến vùng đốt sống, các cơ được kéo dãn. Đồng thời, kích thích tiết ra chất nhầy, bôi trơn các đốt sống. Dây chằng cũng trở nên đàn hồi hơn, ít chèn lên các dây thần kinh, làm giảm đau hiệu quả.

Ăn hạt đu đủ chống vi khuẩn E.Coli

Ăn hạt cà lào có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn như E. Coli và Salmonella. Chúng ngăn ngừa vi khuẩn nhân lên trong cơ thể chúng ta. Loại hạt này còn có thể phòng ngừa nhiễm virut, sốt xuất huyết, thương hàn, …Trên thực tế, ở Costa Rica hạt đu đủ được sử dụng nhiều cho bệnh nhiễm trùng, sốt xuất huyết.

Trị giun bằng hạt đu đủ

Hạt cà lào cũng có enzym papain nên cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa như quả cà lào. Thêm vào đó, hạt cây này có tính chống mầm bệnh mạnh hơn. Một thìa cà phê hạt cà lào có thể chống lại các vi sinh vật gây hại trong đường ruột.

Hạt cà lào có nhiều enzyme proteolytic – papain và carpain có thể loại bỏ ký sinh trùng. Một nghiên cứu năm 2005 chứng minh hạt này có tính chống ký sinh mạnh mẽ. Người ta cho trẻ em có kí sinh trùng đường ruột trong phân ăn hạt mắc hung khô. 75% trong số đó đã hết kí sinh trùng sau 6 – 7 ngày sử dụng.

Ngoài ra hạt này còn có nhiều tác dụng tương tự như lá, quả của nó: giảm đau viêm khớp, hỗ trợ điều trị bệnh tim và huyết áp cao, tăng cường sức đề kháng, …

Xem thêm:

Báo Vietnamnet: Không chỉ lá, hạt đủ đủ cũng chữa ung thư

Nhựa đu đủ chữa bệnh gì

Thành phần chủ yếu và quan trọng nhất trong mủ cà lào là Papain. Đây là chất có vai trò chủ yếu trong rất nhiều tác dụng của cà lào. Có rất nhiều các nghiên cứu đã chứng minh loại chất này có tác dụng chống và ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, do có khả năng phân giải và loại bỏ những lớp da chết trên bề mặt cơ thể nên chất này thường được dùng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Người ta ít sử dụng trực tiếp nhựa đu đủ mà thường dùng chiết xuất của nó hoặc dùng chung với các hợp chất khác. Trong cuộc sống hàng ngày, người ta bôi nhựa đu đủ để trị một số bệnh sau:

Tác dụng của nhựa đu đủ làm mờ tàn nhang

Dùng bông chấm vào nhựa cà lào, bôi lên những vết tàn nhang trên mặt, giữ 15 phút rồi rửa sạch. Không bôi toàn bộ mặt mà chỉ bôi những điểm bị tàn nhang vì loại nhựa này có tính sát khuẩn mạnh, có thể khiến da bị mẩn đỏ, ngứa ngáy thậm chí là bong tróc.

Đây là phương pháp truyền miệng trong dân gian có nhiều ý kiến trái chiều. Cần phải thận trọng khi sử dụng

Xóa các vết chai và mụn cóc bằng nhựa đu đủ

Bôi nhựa cà lào lên vùng da cần thiết 30 phút. Đây là cách chữa bệnh ngoài da dân gian được truyền lâu đời. Với cách này, echxima, hắc lào, vết chai hay mụn cóc đều được cải thiện đáng kể. Do loại nhựa này có tính kháng khuẩn cao nên không bôi lên vùng da quanh mắt, tránh bị ngứa và làm tổn thương mắt.

Tác dụng của hoa đu đủ

Tác dụng chữa bệnh của cà lào không chỉ có ở quả, lá, hạt cà lào mà còn có ở cả hoa. Hoa cà lào cũng có rất nhiều tác dụng chữa bệnh tương tự như lá, nhựa, hạt của cây này. Tuy nhiên, so với lá, nhựa, hạt, hoa cà lào có ưu điểm là không quá khó ăn. Các món được chế biến từ loại hoa này (để hỗ trợ điều trị bệnh): xào, om, luộc, chưng … là những món có vị hơi đắng khá lạ miệng.

Hoa đu đủ đực chữa ung thư

Giống như lá và nhựa cây, chất papain có trong hoa đực của cây cũng có tác dụng hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh ung thư. Hoa này còn có chứa isothiocyanates, có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại sự phát triển của các khối u.

Hỗ trợ điều trị ung thư là tác dụng có trong hầu hết các bộ phận của đu đủ. Mặc dù mới chỉ tìm ra và chứng minh được một vài chất có tác dụng này có trong đu đủ mà chưa có giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, điều đó cũng đủ để thể hiện được giá trị tiềm năng của đu đu trong ngành y học.

Công dụng của hoa đu đủ đực hạ đường huyết

Hoa cà lào đực rất có hiệu quả trong việc làm tăng lượng insulin trong máu. Do đó, với các bệnh nhân tiểu đường, việc sử dụng hoa này có tác dụng rất tốt trong việc giảm lượng đường trong máu.

Giống như lá, hoa cà lào cũng có khả năng làm cân bằng glucose trong máu. Việc điều chỉnh glucose trong máu này là nhiệm vụ của nhiều loại thuốc dành cho bệnh tiểu đường. Bổ sung hoa cà lào đực vào thực đơn hàng tuần của người bệnh tiểu đường giúp sức khỏe của họ tốt hơn.

Giảm triệu trứng đầy hơi khó tiêu bằng hoa đu đủ

Như đã nói ở trên, hoa cà lào đực có chứa chất papain. Chất này có tác dụng phân hủy các protein trong dạ dày. Nước hoa cà lào đực hay các món làm từ hoa cà lào đực đều có khả năng này. Một ly trà hãm từ nước hoa cà lào đực là lựa chọn hữu ích sau một bữa ăn quá no hoặc khi ăn phải một vài món không quá phù hợp với dạ dày. Có thể nói, hoa cà lào đực có thể được sử dụng như một loại thuốc tự nhiên để trị đầy hơi, khó tiêu.

Uống trà hoa đu đủ trị bệnh chán ăn

Không chỉ trị đầy hơi khó tiêu, hoa đu đủ còn trị được bệnh chán ăn. Chất đắng trong hoa kích thích sự thèm ăn, tạo cảm giác đói. Vị đắng của hoa cũng lấn át vị ngấy của dầu mỡ, giúp quá trình ăn uống trở nên ngon miệng. Có thể kết hợp với một vài loại hoa khác để loại nước này trở nên dễ uống hơn (bớt đắng và thơm hơn).

Hoa đu đủ đực trị ho ?

Để hỗ trợ điều trị ho, trộn hoa cà lào đực với vài muỗng mật ong hoặc đường phèn. Sau đó chưng cách thủy rồi để hơi ấm, uống mỗi ngày 3-4 lần sẽ làm giảm các vấn đề về hô hấp: ho gà, khản giọng, đau rát cổ họng.

Hoặc dùng hoa cà lào đực, lá hẹ, hạt chanh xay nhuyễn với nước, uống 3 lần mỗi ngày, trong vài ngày. Bài thuốc này không những trị ho mất tiếng mà còn trị viêm cuống phổi hiệu quả.

Lưu ý: Dù hoa đu đủ là món khá lạ miệng và chữa được nhiều bệnh nhưng không nên lạm dụng. Bởi nhựa hoa gây kích ứng đến cơ thể và có thể làm loét dạ dày. Tuyệt đối không sử dụng hoa đu đủ cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi.

Tác dụng phụ của đu đủ

Là một loại cây mà hầu hết các bộ phận đều có tác dụng chữa bệnh, do đó, có thể coi là một loại dược. Sử dụng quá liều bất kì một loại thuốc nào đều có những tác dụng phụ không cần thiết. Vậy tác dụng phụ của đu đủ là gì ? Làm thế nào để tránh những tác dụng phụ của đu đủ khi sử dụng loại cây này để chữa bênh. Và quan trọng nhất là, với những tác dụng phụ như vậy, đối tượng nào không nên sử dụng đu đủ ?

Tác hại của đu đủ

Tác dụng của cà lào không chỉ có thể chữa bệnh mà còn có thể gây nên những triệu chứng có hại cho cơ thể. Một số thành phần có trong cà lào có thể gây kích thích đến cơ thể, khiến cơ thể bị yếu hoặc bệnh. Sử dụng cà lào không đúng cách sẽ gây nên một số tác dụng phụ sau:

Đu đủ có thể tránh thai, gây sảy thai

Chất papain trong cà lào ức chế hormone progesterone và làm ngăn cản quá trình thụ thai. Phụ nữ cổ đại sử dụng đu đủ xanh (chủ yếu là nhựa) như một loại thuốc tránh thai tự nhiên. Khả năng tránh thai của đu đủ đã được chứng minh trên nhiều thí nghiệm với động vật. Tuy nhiên, do papain rất có hại đối với thai nhi nên người ta không thí nghiệm tác dụng này của đu đủ trên người.

Papain có tác dụng làm mềm thịt. Chính tác dụng làm mềm thịt của papain có khả năng phá hủy màng tế bào phôi thai. Ngoài ra, tính lạnh của cà lào cũng là một trong những nguyên nhân chững tỏ cà lào không tốt cho thai nhi.

Đu đủ khiến chân tay co quắp

Nếu ăn quá nhiều, beta carotene trong cà lào có thể khiến da đổi màu, chân tay co quắp không còn cảm giác. Y học gọi đây là hiện tượng là carotenemia. Nếu như người bệnh còn bị chứng vàng da thì mắt sẽ chuyển sang màu trắng, lòng bàn tay, chân chuyển sang màu vàng.

Do đó, không nên ăn quá nhiều đu đủ, đặc biệt là những người có bệnh vàng da. Chỉ nên ăn đu đủ với một lượng vừa phải 100-200g/ngày.

Rối loạn hô hấp khi ăn quá nhiều đu đủ

Ngoài các tác dụng rất tốt như chống ung thư, enzyme papain còn là chất dễ gây dị ứng. Ăn một lượng lớn cà lào có thể kích hoạt một số triệu chứng hô hấp: thở khò khè, hen, … Những người có dấu hiệu dị ứng với enzym papain nên thận trọng khi sử dụng đu đủ.

Ăn nhiều đu đủ không tốt cho dạ dày

Ăn quá nhiều cà lào sẽ làm rối loạn hệ tiêu hóa gây đau bụng, trướng bụng, đầy hơi, … Chất xơ và nhựa của loại quả này quá nhiều khiến dạ dày hoạt động quá tải có thể gây nôn mửa. Người bình thường không nên ăn đu đủ khi đói. Nếu ăn đu đủ trước bữa ăn với mục đích giảm cân hay trị giun thì cũng không sử dụng một lượng lớn đu đủ, đồng thời, không kéo dài quá lâu.

Ăn đu đủ có thể trúng độc ?

Hạt đu đủ có chứa chất độc carpine thành phần nhỏ độc tố có thể gây rối loạn mạch đập, suy nhược hệ thống thần kinh. Do đó, dù có rất nhiều tác dụng chữa bệnh, nhưng khi ăn đu đủ không nên ăn cả hạt. Khi sử dụng hạt đu đủ chữa bệnh cũng phải rất cẩn trọng trong cách dùng và liều lượng. Tốt nhất là nên có sự tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ.

Những đối tượng không nên ăn đu đủ

Do có những tác dụng phụ trên nên đủ đủ không tốt cho những đối tượng sau:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai không nên ăn đu đủ
  • Đu đủ không an toàn cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi
  • Người bị vàng da nên hạn chế ăn đu đủ
  • Người bị bệnh về dạ dày nên ít sử dụng đu đủ
  • Người có cơ địa dị ứng không nên ăn đu đủ
  • Người tiêu hóa kém nên ăn ít đu đủ
  • Bệnh nhân loãng máu nên tránh ăn đu đủ

Có thể nói, ngoài việc là một loại rau, quả thơm ngon trong cuộc sống hàng ngày, đu đủ còn là một vị thuốc với nhiều tác dụng kỳ diệu. Tuy nhiên, “là dược thì 3 phần độc” là chân lý được truyền lại từ bao đời. Do đó, khi sử dụng bất kì bộ phận nào của loại cây này, hãy cẩn trọng, và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Chất papain trong đu đủ có tác dụng ức chế tế bào ung thư là kết luận đã được khoa học chứng minh. Tác dụng chữa bệnh ung thư của chất này được nhiều người biết đến. Xong, chưa có nghiên cứu khoa học nào đưa ra những biện pháp cụ thể của việc này. Vì vậy, uống nước lá đu đủ, ăn hạt đu đủ, ăn hoa đu đủ,… đều chỉ nên áp dụng như một liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư. Không nên lạm dụng quá mức để tránh bị nhiễm độc từ chính loại cây thần kì này.