Tâm sen có tốt không là thắc mắc của nhiều người, bởi đây được cho là một vị thuốc chữa mất ngủ, giúp an thần rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu cơ địa người bệnh không phù hợp hoặc sử dụng không đúng cách thì có thể gặp phải tác hại của tâm sen. Vậy những người không nên uống trà tim sen là ai?
Tâm sen hoặc tim sen, liên tử tâm, liên tâm, có tên khoa học là Plumula Nelumbinis. Tâm sen chính là mầm cây nằm trong hạt sen. Tâm sen chỉ dài khoảng 1cm, với phần trên là chồi mầm có màu xanh lục đậm gồm 4 chiếc lá nón úp vào trong, còn phần dưới là thân mầm và rễ hình trụ có màu vàng nhạt.
Bạn đang xem: Những ai không nên uống tâm sen?
Tâm sen thuộc họ sen, thường được thu hoạch rồi mang đi phơi hoặc sấy khô để làm trà hoặc dược liệu.
1. Tâm sen có tốt không?
Theo y học hiện đại, thành phần hóa học của tâm sen gồm có bisclaurin, betus, isoliensinine, liensinine, lotusine, motylcon, neferine, paline…. Với những hoạt chất này, tác dụng của tâm sen là làm giãn cơ trơn thành mạch máu giúp hạ huyết áp, ngăn ngừa rối loạn nhịp tim, ức chế ngưng tập kết tiểu cầu để chống đông máu, cải thiện thiếu máu cơ tim, …
Xem thêm : Bật mí: Cây phú quý ra hoa có ý nghĩa gì? Báo hiệu điều gì?
Còn theo y học cổ truyền, tâm sen có tính hàn, vị đắng, giúp an thần, điều trị chứng mất ngủ, tăng cường khí lực, giảm hồi hộp, lo âu, muộn phiền, giải nhiệt, hạ huyết áp, phòng ngừa đánh trống ngực, cầm máu, chữa đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
Với những công dụng nêu trên, tâm sen đã được y học hiện đại cũng như y học cổ truyền chứng minh là một loại dược liệu rất tốt đối với sức khỏe và đã được sử dụng trong điều trị phòng ngừa nhiều bệnh từ rất lâu.
2. Các bài thuốc từ tâm sen
Tâm sen là thành phần của nhiều bài thuốc dân gian, có thể được dùng đơn lẻ hoặc phối hợp với những vị thuốc khác. Dưới đây là những bài thuốc phổ biến từ tâm sen:
Giúp thanh nhiệt, an thần, dưỡng tâm: Rửa sạch 3g tâm sen rồi hãm với nước sôi trong khoảng 15 phút để thành trà tâm sen uống trong ngày. Hoặc cũng có thể cho 5g tâm sen (đã được rửa sạch) nấu hoặc ninh nhừ với 100g gạo tẻ và một chút đường phần để thành cháo ăn trong ngày. Chữa mất ngủ: Cho 5g tâm sen, 10g mỗi loại gồm táo nhân và hoa nhài tươi vào bình nước sôi để hãm thành trà uống trong ngày. Chữa khó ngủ, rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, người hay lo âu, hồi hộp, phiền muộn: Sắc lấy nước uống các loại dược liệu gồm 6g cam thảo, 8g tâm sen, 12g đậu đen, 12g bá tử nhân và 14g thảo quyết minh. Chữa viêm phế quản, suy nhược cơ thể: Sắc lấy nước uống các loại dược liệu gồm 4 quả táo, 6g cam thảo, 6g trần bì, 8g tâm sen, 10g mạch môn, 10g 10g ngũ vị tử, 12g ý dĩ, 12g đan bì, 12g sinh địa, 12g bạch thược, 12g đẳng sâm. Chữa di mộng tinh: Sắc lấy nước uống các loại dược liệu gồm 8g tâm sen, 10g hạt hòe, 12g dành sao, 16g hạt sen, 16g khiếm thực, 20g đậu đen, 20g thục địa. Chữa khô miệng, mất ngủ, tiểu đường: Sắc lấy nước uống các loại dược liệu gồm 8g tâm sen, 12g sa sâm, 12g mạch môn, 12g hoài sơn, 12g sinh địa.
3. Những ai không nên uống tâm sen?
Xem thêm : Giải mã chi tiết: Cung Kim Ngưu và Xử Nữ có hợp nhau không?
Mặc dù có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng có thể uống tâm sen. Vậy những người không nên uống trà tim sen là ai?
Người bị chứng mất ngủ thể hàn có biểu hiện như sợ lạnh, ngủ mê nhưng dễ tỉnh giấc, cơ thể mỏi mệt, ăn uống không ngon miệng, lưỡi nhợt. Những người này nếu uống tâm sen để chữa mất ngủ thì dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và chứng mất ngủ tiến triển nặng hơn. Người bị hư yếu tỳ vị và thể trạng suy nhược, có biểu hiện như đầy bụng, ăn không ngon, tiêu chảy, táo bón, cơ thể mệt mỏi, … thì cũng không nên uống tâm sen.
4. Lưu ý khi sử dụng tâm sen
Ngoài việc lưu tâm những người không nên uống trà tim sen, khi sử dụng tâm sen cũng cần chú ý:
Không nên dùng tâm sen trong thời gian dài (trên 1 tháng) vì thành phần alcaloid trong tâm sen có thể gây ngộ độc. Chỉ sử dụng tâm sen đã được chế biến, sao vàng để giảm bớt độc tính và tính hàn của tâm sen. Nếu dùng tâm sen để chữa mất ngủ cần kết hợp với chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất, giúp phục hồi quá trình điều tiết giấc ngủ và chứng mất ngủ không tái phát. Nên bắt đầu sử dụng tâm sen với liều lượng nhỏ nhất, sau đó tăng liều từ từ. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy liều lượng đang dùng gây ra các triệu chứng như tim đập nhanh, hồi hộp thì nên giảm liều. Sau 1 tuần uống tâm sen nếu thấy không hiệu quả thì nên ngừng sử dụng. Nên chọn mua tâm sen có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không bị mốc để không gây ngộ độc khi dùng. Những người không nên uống trà tim sen hoặc các bài thuốc có thành phần là tâm sen là những người mất ngủ thể hàn, tỳ vị hư yếu, thể trạng đang suy nhược và mệt mỏi. Nếu sử dụng, tâm sen có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và thậm chí có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
Khi đã biết được những người nên và không nên uống tim sen, bạn cần chú ý khi sử dụng để có được hiệu quả tốt và an toàn cho sức khỏe.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp