Khi vui, khi buồn, khi cô đơn, khi gặp gỡ, khi gặp một cảnh sắc, cả khi làm thơ, viết nhạc, khi vẽ…, người ta đều có thể tìm thấy những câu hát của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn để gọi tên cảm xúc. Bởi vậy, dẫu Trịnh đã rời xa cõi tạm gần 2 thập kỷ, người ta vẫn luôn cảm thấy bên đời còn có ông…
- Sinh năm 1992 Nhâm Thân năm 2022 bao nhiêu tuổi? Các thông tin người sinh năm Nhâm Thân
- Bị phạt nặng vì điều khiển xe ô tô không có Giấy phép lái xe và trong hơi thở có nồng độ cồn
- TOP 17 trường đào tạo Marketing tốt nhất tại Hà Nội, TPHCM
- Quyền bình đẳng trong quan hệ vợ chồng
- 77 là tỉnh nào? Giới thiệu về Bình Định và phân loại biển số xe theo từng khu vực
Cô Hoàng Vĩnh Hương – giáo viên Trường THPT Thành Sen (TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Mỗi lúc mệt mỏi, mỗi lúc cần thêm động lực, mỗi lúc khuyến khích bản thân tích cực yêu thêm cuộc đời này, tôi thường chạy xe song song mỗi hàng cây và hình dung tiếng đàn ghi-ta đuổi theo mình “không xa đời và cũng không xa loài người. Không xa ngậm ngùi và cũng không xa nụ cười…”.
Bạn đang xem: Tình yêu cuộc sống trong âm nhạc Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn từng viết, mọi vật, mọi loài đều có những thứ văn tự riêng. Từ đường đi của đàn chim, đàn kiến đến các loại côn trùng và những cánh bèo dạt trôi trên sông… đều là một loại văn tự riêng biệt mà chỉ có chúng mới tự nhận ra. Và với những người yêu Trịnh thì âm nhạc của ông cũng chính là một loại văn tự độc đáo của tâm hồn…
Xem thêm : Top 10 chân sút có tốc độ khủng nhất làng bóng đá
Âm nhạc của Trịnh khá đơn giản, chủ yếu loanh quanh trong mấy cung mi thứ, la thứ, mi trưởng, la trưởng và điệu slow chậm buồn. Nhưng khác với âm nhạc, ca từ của Trịnh là một cuộc tìm tòi, khai phá cảm xúc, tư tưởng thực sự. Ca từ, khi vô cùng gần gũi, nhiều lúc lại siêu hình. Có khi thuận theo quy chuẩn nhưng chủ yếu là sự sáng tạo của ngữ pháp. Người hiểu và không hiểu đều thích, đều yêu và đều mơ hồ cảm nhận được bằng cách riêng của mình. Gia tài âm nhạc đồ sộ của Trịnh chủ yếu xoay quanh thân phận và tình yêu, đó chính là một thứ “văn tự” riêng, “đường đi” riêng của nhạc Trịnh trong tâm tư nhiều thế hệ.
Người yêu nhạc Trịnh có thể hàng giờ cùng hát với nhau những Biển nhớ, Diễm xưa, những Tình xa, Tình nhớ, những Cát bụi, Phôi pha, Dấu chân địa đàng, Hoa xuân ca rồi đắm mình trong cõi âm thanh ấy. Làm sao có thể quên được và không khai phá gì thêm được ở những câu hát và hình ảnh độc đáo như: “Bàn tay chăn gió mưa sang”, “Có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím”, “Tình yêu như thương áo quen hơi ngọt ngào”, “Ôi tóc em dài đêm thần thoại”, “Em cứ yêu con người ngọt ngào đời vẫn thế”… Có nhiều hình ảnh khiến người ta mơ hồ nhưng vẫn cảm nhận được một con người cô đơn tận cùng mà lại thực cuồng si, thực độ lượng, thực lạc quan…
Trịnh Công Sơn từng viết: “Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng”. Quan điểm ấy đã nâng đỡ tâm hồn con người trước những hao khuyết, đua chen, tuyệt vọng giữa cuộc đời. Để cho mỗi người yêu nhạc Trịnh đều có thể tìm thấy niềm tin yêu cuộc sống. Dù tin yêu ấy có thể bắt đầu bằng nỗi cô đơn, ly oán nhưng điều đọng lại khi nghe những lời ca là tình yêu vào cuộc sống, vào con người.
bài: Phong Linh – Minh Khánh
Xem thêm : Dịch vụ là gì? Đặc điểm – vai trò – phân loại và Ví dụ từ A – Z
Ảnh: internet
thiết kế: huy tùng
1:01:04:2019:10:45
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp