Tuyển tập 90+ ca dao tục ngữ về giữ chữ Tín hay nhất

Video những câu ca dao tục ngữ nói về giữ chữ tín

1. Giải nghĩa về chữ “Tín” trong cuộc sống

Con người sống thành công không thể không biết giữ chữ tín. Đối với người xưa, “tín” là một trong năm đức tính cần phải có để cấu thành một nhân cách hoàn chỉnh. Những đức tính ấy được cụ thể hóa thành: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.

Trong thời đại coi trọng chữ tín, lời nói là phải có sự tin tưởng tuyệt đối. Một khi chữ tín không được tôn trọng, mọi giá trị của con người cũng bị phủ nhận, không còn ý nghĩa gì nữa.

Tín là một trong những phẩm chất quan trọng trong Nho giáo. Tín có nghĩa là niềm tin, là giữ điều hẹn ước, làm đúng theo lời nói, cư xử đáng tin cậy. Biết giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng.

Khổng Tử nói: “Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã”. Có nghĩa là người mà không giữ chữ tín thì không biết có thể thành người được không? Chữ tín cũng quan trọng giống như sinh mệnh thứ hai của con người.

Con người nếu không biết giữ chữ tín thì sẽ không có nhân nghĩa. Sống không biết giữ chữ tín làm con người sẽ đề phòng lẫn nhau, dẫn đến việc coi nhau như kẻ địch, quan hệ giữa người với người sẽ trở nên căng thẳng. Biết giữ chữ tín là bắc cầu nối giữa con người với con người, là nền tảng, cơ sở để con người sống chân thành với nhau.

Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy tiền nhiệm của người khác đối với mình đoàn kết dễ dàng hợp tác. Chính niềm tin tưởng sẽ tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người. Tinh thần đoàn kết, tin cậy, tín nhiệm để dễ dàng hợp tác hơn trong công việc. Những công việc được diễn biến suôn sẻ hơn. Chứ tín chính là tài sản vô giá trong sự hợp tác giữa các công ty.

2. Một số câu ca dao về giữ chữ tín

Trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam, câu ca dao về giữ chữ tín không chỉ là những ngôn từ sáng tạo mà còn là những hình ảnh tinh tế, thấu hiểu sâu sắc về bản chất con người và giá trị đạo đức. Những câu ca dao này không chỉ là tác phẩm nghệ thuật ngôn ngữ, mà còn là những tri thức truyền đạt qua thời gian, về cách mà con người nên xây dựng và bảo vệ chữ tín. Hãy tham khảo ngay nhé!

ca-dao-tuc-ngu-ve-giu-chu-tin 0

Một số câu ca dao về giữ chữ tín

1. Hay gì lừa đảo kiếm lời

Cả nhà ăn uống, tội trời mang riêng

Ý nghĩa: Đây là chỉ những hành động trong kinh doanh, buôn bán không trung thực. Họ lừa những người mua của mình bằng cách gian dối trong chất lượng, trong cân đong,… để kiếm được lời cao về bản thân. Đây là những người không coi trọng chữ tín.

2. Nói lời phải giữ lấy lời

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay

Ý nghĩa: Câu ca dao căn dặn người đời rằng cẩn trọng trong lời nói, những lời nói ra phải luôn nhớ và làm theo không được như những chú bướm đậu rồi lại bay đi mất, không được quên lời nói của mình.

3. Nói chín thì phải làm mười

Nói mười làm chín, kẻ cười người chê

Ý nghĩa: Nói phải làm, chứ đừng nói nhiều mà làm ít sẽ khiến mọi người cười chê. Không cần nói nhiều, không cần hứa nhiều, chỉ cần làm sẽ được mọi người yêu quý còn hơn nói nhiều, hứa nhiều mà chẳng làm được bao nhiêu thì sẽ bị người khác chê cười.

4. Người sao một hẹn thì nên

Người sao chín hẹn thì quên cả mười

Ý nghĩa: Nói về hai kiểu người khác nhau về chữ tín. Một kiểu người thì luôn quan tâm đến cuộc hẹn với người khác, không bao giờ trễ, sai hay quên cuộc hẹn đó. Còn một kiểu người thì chẳng bao giờ nhớ những cuộc hẹn, lời hứa của mình.

5. Chọn mặt gửi vàng

Một sự bất tín, vạn sự bất tin

Ý nghĩa: chỉ cần bạn thất hứa một lần duy nhất thì sau này bạn có nói điều gì đi nữa người ta sẽ không còn tin tưởng bạn nữa

6. Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ

Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng

Ý nghĩa: ý muốn nhắc nhở rằng để gây dựng, phát triển danh tiếng tốt, tiếng lành thì rất khó khăn, nhưng đôi khi chỉ cần một hành động xấu, lỡ lầm và dại dột cũng có thể đánh mất hết những uy tín đã tạo dựng trước đó.

7. Chữ tín thay đức con người

Của mượn gìn giữ xong rồi trả ngay.

Ý nghĩa: khi mượn đồ của người khác, chúng ta nên giữ gìn và trả lại cho họ ngay khi xong việc cần mượn

8. Ai ơi đã quyết thì hành

Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.

Ý nghĩa: nếu đã quyết định làm một việc gì đó thì phải làm cho tới cùng, giống như đã đan rổ thì phải dùng chân, tay nắn uống cho tròn cái vành thì thôi.

9. Ăn có nhai, nói có nghĩ.

Nói phải đúng, hứa phải làm

Ý nghĩa: trong ăn uống cần phải nhai thật kỹ trước khi nuốt, lời nói cũng vậy trước khi nói ra hãy suy xét thật thấu đáo, uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.

10. Vàng thời thử lửa, thử than,

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.

Ý nghĩa: muốn biết vàng tốt hay xấu thì thử qua lửa, muốn biết chuông hay thì phải thử qua tiếng, cũng như muốn biết người có tốt hay không thì phải thử qua lời nói, hành động.

11. Cứ trong đạo lý luân thường,

Làm người phải giữ kỷ cương làm đầu.

Ý nghĩa: làm người, dù có sao đi nữa thì luôn phải lấy chữ tín, pháp luật làm đầu, không nên vi phạm.

12. Lời nói, gói vàng

Chữ tín gói danh

Ý nghĩa: Một lời nói ra chứa những ý nghĩa quý báu hơn cả vàng bạc, vật chất. Giống như một chữ Tín chứa đựng cả danh dự, danh tiếng của một con người.

3. Một số câu tục ngữ về giữ chữ tín

Trong cuộc sống, “chữ tín” luôn được đặt lên hàng đầu, và nó được thể hiện qua những câu tục ngữ tinh tế. Những câu tục ngữ này là những bài học sâu sắc về sự trung thực, tôn trọng, và lòng tin trong mọi mối quan hệ.

ca-dao-tuc-ngu-ve-giu-chu-tin 1

Một số câu tục ngữ về giữ chữ tín

1. Bảy lần từ chối còn hơn một lần thất hứa

Ý nghĩa: Thà từ chối không làm, còn hơn là hứa mà không làm, bởi vì như vậy sẽ khiến người khác mất lòng tin ở bạn

2. Chữ tín còn quý hơn vàng

Ý nghĩa: Khẳng định giá trị của chữ tín đối với con người ( có vàng cũng không mua được)

3. Lời nói như đinh đóng cột

Ý nghĩa: Lời nói dứt khoát, rõ ràng, đã nói là phải làm

4. Giấy rách phải giữ lấy lề

Ý nghĩa: dù nghèo khổ hay khó khăn vẫn phải dữ cho bản thân một chữ tín một cốt cách trong sạch.

5. Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy

Ý nghĩa: Muốn nói người quân tử đã làm mất lòng tin thì 4 ngưa sẽ xé xác ( câu này thường gặp trong phim cổ trang Trung Quốc)

6. Nhất ngôn cửu đỉnh

Ý nghĩa: Nói rằng một lời nói đã lọt qua 9 cái đầu của hàm răng rồi thì khó lòng mà rút lại được

7. Quân tử nhất ngôn

Ý nghĩa: Người quân tử chỉ nói một lời, tức đàn ông đã hứa là phải làm

8. Đã nói là làm

Ý nghĩa: Đã nói gì là sẽ làm cái đấy

9. Thà cho người phụ bạc ta, nhất thiết không thể là ta phụ người (Tăng Tử)

Ý nghĩa: là việc thà để bị người khác lừa dối, chứ nhất quyết không lừa dối người khác

10. Hãy sửa lại chẳng sợ trời cao, sai một ít chẳng sợ ai đau

Ý nghĩa: Câu này nhắc nhở rằng một khi đã vấn tin, ta phải tuân thủ và giữ dù chỉ những cam kết nhỏ nhặt. Sự chính trực và chữ tín của một người không thể bị thay đổi do sự áp lực hay thiệt thòi nhỏ nhặt