14 truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc hay nhất
1. Thánh Gióng
Thánh Gióng là truyện cổ tích Việt Nam quen thuộc với hầu hết mọi người. Chuyện kể từ thời vua Hùng thứ sáu có hai vợ chồng lương thiện nhưng mãi vẫn chưa có con. Một hôm người vợ ra đồng nhìn thấy một dấu chân rất to, bà ướm thử chân mình lên đó và bất ngờ về nhà thì mang thai. Sau mười hai tháng thì sinh hạ một cậu bé nhưng đến 3 tuổi cậu vẫn chưa nói năng gì. Ngày đó giặc Ân xâm chiếm đất nước, vua cho người đi khắp nơi để tìm người tài. Khi người của nhà vua đi qua làng, cậu bé bỗng cất tiếng nói. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu với nhà vua xin cho mình một bộ giáp sắt, một con ngựa sắt và một cây roi sắt để đánh giặc. Kể từ ngày đó cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mãi không no. Giặc đến, cậu bé vươn vai trở thành một tráng sĩ cường tráng đánh tan quân giặc. Xong việc cậu cởi bỏ giáp sắt, từ biệt cha mẹ và bay về trời. Để tưởng nhớ công ơn, vua đã phong cho cậu là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tưởng nhớ.
- Thức Ăn Bọ Ú Là Gì Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì?
- Luật Hammurabi – Nội dung, ý nghĩa bộ luật cổ xưa nhất thế giới
- Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á – SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bị giữ bằng nhưng vẫn lái xe bị phạt bao nhiêu?
- Giấy khai đăng ký xe là gì? Thủ tục cấp đăng ký, biển số xe
2. Tấm Cám
Truyện cổ tích Việt Nam Tấm Cám kể về hai nhân vật chính là Tấm và Cám. Tấm là cô gái hiền lành, nhân hậu, cha mất sớm nên phải sống chung với dì ghẻ và cô em tên Cám. Tấm luôn bị hai mẹ con ăn hiếp và đối xử bất công. Nhờ sống lương thiện, Tấm được ông Bụt giúp đỡ và trở thành Hoàng Hậu của nhà vua. Vì ghen tị, mẹ con Cám đã lừa Tấm trèo lên cây hái cau dâng bàn thờ cha và chặt cây hại chết Tấm. Sau đó, Cám tiến cung thay thế vị trí của Tấm. Tấm đã nhiều lần tái sinh dưới hình dạng chim Vàng Anh, xoan đoàn, khung cửi để được bên cạnh nhà vua. Sau bao khó khăn cuối cùng Tấm cũng được đoàn tụ bên người mình thân yêu và mẹ con Cám cũng bị trừng phạt thích đáng.
Bạn đang xem: 14 truyện cổ tích Việt Nam tuyển chọn hay nhất
3. Thạch Sanh – Lý Thông
Vì thương một đôi vợ chồng lương thiện nhưng mãi vẫn chưa có mụn con, Ngọc Hoàng đã sai Thái tử xuống đầu thai làm con của họ. Người mẹ mang thai suốt nhiều năm trời mới sinh được Thạch Sanh. Sau khi cha mẹ qua đời, chàng sống một mình dưới gốc đa bằng nghề đốn củi và tài sản duy nhất là chiếc rìu do cha để lại. Vì hiền lành cả tin nên Thạch Sanh đã bị Lý Thông gạt kết nghĩa anh em và bị hắn lợi dụng để kiếm tiền cho mẹ con mình. Hắn còn lừa chàng đi nộp mạng cho chằn tinh, bắt đại bàng cứu công chúa sau đó cướp công. Nhờ cứu được con vua Thủy Tề, chàng được tặng một cây đàn và một niêu cơm. Bị hồn của chằn tinh và đại bàng vu oan trộm vàng, Thạch Sanh bị tống vào ngục. Nhờ tiếng đàn, công chúa đã chữa được bệnh câm, chàng được minh oan. Mẹ con Lý Thông thì bị trừng phạt hóa thành hai con bọ hung. Sau khi đánh đuổi được quân chư hầu nhờ niêu cơm và tiếng đàn thần kỳ, Thạch Sanh đã được cưới công chúa và nối ngôi vua.
4. Cây khế
Có hai anh em trong gia đình nọ, sau khi cha mẹ mất đã để lại một khối tài sản. Người anh tham lam giành hết của cải chỉ chừa cho người em một cây khế và túp lều nhỏ. Vợ chồng người em chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cây khế chu đáo. Mùa khế ra quả bỗng có một con chim lạ đến ăn, người vợ than khóc chim bèn đáp “Ăn một quả khế trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Từ đó, người em trở nên giàu có. Người anh biết chuyện yêu cầu đổi tài sản lấy cây khế của người em. Nhưng vì tham lam người anh đã may túi quá to chim không chở nổi số vàng nên người anh đã bị rơi xuống biển và chết.
5. Cây tre trăm đốt
Ngày xưa có chàng trai hiền lành, chất phác làm thuê cho gia đình một phú ông. Vì tin vào lời hứa sẽ gả con gái nếu chăm chỉ, chàng đã ra sức làm việc không ngại khó khăn. 3 năm sau vì muốn gả con gái đi cho nhà giàu có, phú ông đã yêu cầu chàng trai tìm bằng được cây tre trăm đốt để làm quà cưới. Tìm mãi không thấy chàng ôm mặt khóc thì Bụt hiện lên giúp đỡ. Bụt dạy chàng hai câu thần chú là “Khắc nhập, khắc nhập” để gắn 100 đốt tre thành cây tre và “Khắc xuất, khắc xuất” để tách các đốt tre. Sau cùng, phú ông phải giữ lời hứa gả con gái cho chàng trai lương thiện và thật thà.
6. Sự tích con rồng cháu tiên
Ở vùng đất Lạc Việt xưa có hai vị thần là Lạc Long Quân và Âu Cơ. Lạc Long Quân vốn là con trai của Long Nữ và Âu Cơ là cô con gái xinh đẹp của Thần Nông. Hai người kết hôn, sinh ra bọc trăm trứng và từ đó nở ra 100 người con. Tuy nhiên một người là Rồng dưới biển cả, người lại là tiên trên núi, Lạc Long Quân cảm thấy mình không thể ở mãi trên cạn được nên đã từ biệt Âu Cơ và đưa 50 con xuống biển. Người con trưởng trong 50 người con theo Âu Cơ lên núi sau đó được phong làm vua lấy hiệu Hùng Vương và đặt tên nước là Văn Lang. Nhờ sự tích này người Việt luôn gọi nhau là Con Rồng Cháu Tiên, chung nguồn gốc từ một bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.
7. Sự tích Trầu Cau
Xem thêm : Hoa cúc có ý nghĩa tượng trưng gì?
Sự tích Trầu Cau là một câu chuyện quen thuộc trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Chuyện kể rằng, đời vua Hùng thứ tư có hai anh em tên Tân và Lang hết mực yêu thương nhau. Người anh là Tân kể từ sau khi có vợ đã không còn thân thiết với em trai nữa. Lang vì đó mà buồn rầu và bỏ nhà đi. Đến một con suối, vì mệt quá, Lang gục xuống chết và biến thành một tảng đá vôi. Tân ở nhà không thấy em đâu cũng thảng thốt đi tìm, cuối cùng cũng gục chết và hóa thành cây cau bên cạnh tảng đá vôi. Người vợ sau đó cũng tất tả đi tìm chồng, đến khe suối, nàng cũng dựa vào thân cau mà chết, sau đó biến thành dây trầu không.
8. Sự tích bánh chưng bánh giầy
Vào thời Hùng Vương thứ 6, nhà vua có ý định truyền ngôi cho con trai. Để chọn ra người phù hợp. Nhân lễ cúng Tiên Vương, nhà vua đã đưa ra chỉ thị rằng, không nhất thiết là con trưởng, ai dâng quà cúng Tiên Vương làm hài lòng ngài sẽ được kế thừa ngôi vua. Các hoàng tử đi khắp nơi tìm của ngon vật lạ. Trong khi đó, Lang Liêu – người con thứ tám của vua Hùng trong một đêm nằm mộng đã dâng hai thứ bánh đặc biệt, gọi là bánh chưng, bánh giầy với nhân được làm từ gạo, thịt heo, đậu xanh,… Vua cha rất ưng ý và đã quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, bánh chưng bánh giầy trở thành món ăn truyền thống của người Việt mỗi độ Tết đến.
9. Sơn Tinh Thủy Tinh
Hùng Vương đời thứ 18 có một người con gái xinh đẹp tên là Mị Nương đã đến tuổi gả chồng. Nhà vua mong muốn tìm cho con gái một người chồng thực xứng đáng. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người là Sơn Tinh – chúa vùng non cao và một người là Thủy Tinh – vua biển cả. Cả hai đều giỏi giang vua không biết chọn ai nên đã hạ lệnh hôm sau ai đem lễ vật đến trước sẽ được rước Mị Nương về. Sính lễ bao gồm: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Hôm sau, Sơn Tinh đến trước được rước Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau nổi giận hô mưa gọi gió, lũ lụt khắp nơi. Sơn Tinh không nao núng, nước dâng lên bao nhiêu Sơn Tinh dâng núi lên bấy nhiêu. Ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh cũng thua cuộc. Nhưng kể từ đó, nhớ mối hận thù xưa, hằng năm Thủy Tinh lại dâng lũ đánh Sơn Tinh nhưng lúc nào cũng thua cuộc.
10. Sự tích dưa hấu
Vua Hùng thứ 17 có một cậu con trai tên là An Tiêm rất tháo vát và có trí tuệ hơn người. Vua rất yêu quý chàng nên thường ban cho nhiều của con vật lạ. Vì nhận được ưu ái từ vua Hùng nên quan thần triều đình đã đặt điều gièm pha, thế là gia đình Mai An Tiêm bị đày ra đảo hoang. Tuy nhiên, nhờ chăm chỉ, cuộc sống vợ chồng cũng không đến độ đói kém. Trong một lần vào rừng, chàng nhặt được một loại hạt lạ. Chàng đem về trồng và đặt tên cho loại quả này là dưa hấu. Tiếng lành đồn xa, vua hay tin cho gọi chàng về, từ đó nước ta có thêm một loại cây mới là dưa hấu.
11. Ba lưỡi rìu
Ngày xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, gia sản chỉ có chiếc rìu kiếm sống qua ngày. Một hôm trong lần vào rừng đốn củi, sau vài nhát chặt, cán rìu bị gãy và lưỡi rìu bị văng xuống sông. Chàng buồn rầu ngồi hồi lâu, bụt hiện lên và hỏi tại sao chàng khóc. Chàng trai kể về chiếc rìu của mình và bụt hứa sẽ giúp chàng vớt rìu từ dưới đáy sông lên. Lần đầu bụt vớt được 1 chiếc rìu vàng, chàng trai thật thà bảo không phải của mình. Lần hai bụt vớt được một chiếc rìu bạc, chàng lại lắc đầu. Sau khi bụt vớt được một chiếc rìu bằng sắt, chàng trai mới vui mừng cầm lấy và cảm ơn. Cuối cùng chàng được tặng cả 3 chiếc rìu.
12. Cậu bé Tích Chu
Tích Chu là câu chuyện cổ tích hay và cảm động về tình cảm gia đình. Chuyện kể về cậu bé Tích Chu mồ côi cha mẹ, nay từ nhỏ đã sống cùng bà. Bà phải làm việc vất vả để nuôi Tích Chu, đồ ăn ngon đều nhường hết cho cậu. Thế nhưng Tích Chu lại suốt ngày rong chơi cùng bạn bè và không quan tâm gì đến bà. Một buổi trưa nọ, trời nóng, bà lên cơn sốt cao, không có người chăm sóc, bà cậu mất và hóa thành chim bay lên trời. Tích Chu đã rất hối hận và nhờ chỉ dẫn của một bà Tiên, cậu đã phải vượt qua rừng núi hiểm trở để lấy nước tiên về cho bà. Sau khi bà uống được nước tiên đã hóa lại thành người vf hai bà cháu lại hạnh phúc bên nhau.
13. Sọ Dừa
Xem thêm : Sinh ngày 12/4 là cung gì? Đặc điểm, tính cách của người sinh ngày 12/4
Một cặp vợ chồng hiếm muộn nọ phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng thấy một sọ dừa, bà bưng lên uống và về nhà liền mang thai. Sau đó, người vợ sinh ra một đứa trẻ tròn vo như sọ dừa, không tay không chân, bà buồn nhưng không đành lòng vứt đi. Sọ Dừa chăn bò cho phú ông rất giỏi, con nào con nấy no căng. Sau đó, nhờ mang đủ đồ thách cưới, Sọ Dừa lấy được con gái Út nhà phú ông. Trong ngày cưới, chàng biến thành một chàng trai vô cùng tuấn tú khiến hai cô chị ghen tức. Sọ Dừa sau đó nhờ chăm chỉ đèn sách đã đỗ Trạng Nguyên, hai cô chị nhân cơ hội hãm hại em út nhưng không thành.
14. Hòn Vọng Phu – Truyền thuyết nàng Tô Thị
Đôi vợ chồng nọ sinh được hai mụn con. Mỗi khi đi làm đồng sẽ để hai anh em chơi với nhau. Một ngày nọ, trước khi đi làm, người mẹ đưa cho người anh một cây mía. Khi định chặt mía cho em gái, người anh vô tình khiến lưỡi dao bị sút cán và cắm vào đầu em, máu chảy lênh láng. Vì sợ hãi, người anh sau đó bỏ đi biệt tích không về. Người anh lưu lạc khắp nơi và sau đó lấy một cô gái xinh đẹp. Trong một lần bắt chấy cho vợ, chàng phát hiện ra một vết sẹo ở trên tai bên phải. Sau khi hỏi chuyện chàng mới phát hiện ra vợ mình lại là em gái ruột năm xưa. Hổ thẹn, nhân một ngày ra biển đánh cá, chàng đi biệt tăm không về. Từ đó, cứ mỗi chiều, người vợ lại ôm con lên hòn núi ở cửa biển, mòn mỏi chờ chồng. Về sau hai mẹ con hóa thành đá và được người đời gọi là Hòn Vọng Phu.
Mua truyện cổ tích Việt Nam hay nhất ở đâu uy tín, giá rẻ?
Những câu chuyện cổ tích Việt Nam hay luôn ẩn chứa nhiều thông điệp và ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Bên cạnh việc tìm mua những đầu sách cổ tích hay cho bé tại các cửa hàng trên toàn quốc, bạn cũng có thể tìm mua dễ dàng trên sàn thương mại điện tử Tiki. Bên cạnh đó, khi lựa chọn thanh toán qua ví điện tử ZaloPay bạn còn có cơ hội tận hưởng thêm nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Xem thêm: Hướng dẫn săn mã giảm giá Tiki cực hời khi thanh toán qua ZaloPay
Trên đây là top 14 câu chuyện cổ tích hay và ý nghĩa nhất trong kho tàng truyện cổ Việt Nam. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn nhìn lại những câu chuyện cổ tích góp mặt trong tuổi thơ của biết bao nhiêu người. Đồng thời hãy làm giàu thêm sức tưởng tượng của trẻ nhỏ và lồng ghép những triết lý sống đến các bé một cách tinh tế.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp