“Chất nào trong số các chất dưới đây tham gia phản ứng tráng gương? Fructozo có tham gia phản ứng tráng bạc không? Chất có nhóm chức nào thì có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc (AgNO3/NH3)?…” Có lẽ đây chính là những thắc mắc thường gặp ở những câu hỏi trắc nghiệm hóa lớp 11 và 12.
Tưởng chừng như gặp đi gặp lại và được thầy cô giải đáp nhiều lần thì sẽ nhớ. Nhưng “cuộc sống đâu đẹp như mơ”, các bạn vẫn bị nhầm lẫn.
Bạn đang xem: [Chuẩn] Các chất nào tham gia phản ứng tráng gương (AgNO3/NH3)?
Đừng quá lo lắng! Ở bài viết này, gia sư Thành Tâm sẽ lần lượt giải đáp chi tiết về chất tham gia phản ứng tráng bạc và mẹo ghi nhớ hiệu quả nhất. Hãy cùng đọc và tham khảo nhé!
Phản ứng tráng gương là gì?
Phản ứng tráng gương (hay phản ứng tráng bạc) là một loại phản ứng hóa học đặc trưng của anđehit, este, glucozơ, axit fomic…
→ Đây là phản ứng được dùng để nhận biết các chất trên với thuốc thử là dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3, được viết gọn là AgNO3/NH3.
→ Đây là một trong những phản ứng oxi hóa khử. Trong môi trường NH3 hoặc AgNO3 sẽ tạo ra phức bạc amoniac. Phức bạc amoniac [Ag(NH3)2]OH sẽ oxi hóa các chất (như glucozơ, anđehit…) tạo ra Ag kim loại.
Các chất nào tham gia phản ứng tráng gương?
Sau đây gia sư dạy hóa lớp 11 của gia sư Thành Tâm xin giải đáp chi tiết điều kiện của các chất tham gia phản ứng tráng bạc như sau:
- Ankin 1 (nghĩa là có liên kết C≡C ở đầu mạch)
- Andehit: trong công thức cấu tạo của hợp chất có nhóm -CHO
- Este của axit fomic: dạng HCOOR’
- Axit Fomic và muối của axit fomic
- Glucozo, Fructozo và Sacarozo
Phản ứng tráng bạc ankin 1 (C≡C)
Ankin-1-in tác dụng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa màu vàng, sau đó chuyển sang màu xám. Bản chất của phản ứng ankin-1-in với AgNO3/NH3 là phản ứng thế với H của liên kết C≡C thành ion kim loại Ag.
R-C≡C-H + AgNO3 + NH3 → R-C≡C-Ag (↓ màu vàng nhạt) + 2NH3 + H2O
Phản ứng tráng bạc Andehit
Andehit khử được Ag+ trong phức bạc amoniac tạo thành kim loại Ag.
Xem thêm : Dân tộc là gì? Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam hiện nay
Phương trình phản ứng tổng quát:
R-(CH=O)n + 2n[Ag(NH3)2]OH → R-COONH4 + 2nAg↓ + 3nNH3 + nH2O
Lưu ý:
- Andehit đơn chức (trừ HCHO): nAg↓ = 2n(andehit)
- Nếu andehit là HCHO: nAg↓ = 4nHCHO
Phản ứng tráng gương của axit fomic, este và muối của axit fomic
Axit Fomic (HCOOH), este của axit fomic (HCOOR) và muối của axit fomic (HCOONa, HCOONH4,…) phản ứng được với AgNO3/NH3 tạo thành kết tủa bạc.
Phản ứng tráng bạc của glucozo, fructozo và sacarozo
- Glucozo vì có nhóm -CHO trong công thức cấu tạo, do vậy nó có khả năng phản ứng được với AgNO3/NH3.
- Fructozo là đồng phân của glucozo, tuy không có nhóm -CHO nhưng vẫn có khả năng tham gia tráng bạc với AgNO3/NH3. Vì tronh môi trường kèm, Fructozo chuyển hóa thành Glucozo.
Fructozo (OH-) ↔ Glucozo
- Bản thân sacarozo phản ứng tráng bạc được với AgNO3/NH3 là do khi đun nóng trong môi trường axit, nó bị thủy phân thành Glucozo và Fructozo.
Fructozo có tham gia phản ứng tráng bạc không?
Fructozo là đồng phân của glucozo, tuy không có nhóm -CHO nhưng vẫn có khả năng tham gia tráng bạc với AgNO3/NH3. Vì tronh môi trường kèm, Fructozo chuyển hóa thành Glucozo
Fructozo (OH-) ↔ Glucozo
CH2OH[CHOH]4CHO + [Ag(NH3)2OH → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
Este nào tham gia phản ứng tráng gương (tráng bạc)?
Este tham gia được phản ứng tráng bạc là những este có dạng HCOOR. Phương trình phản ứng cụ thể như sau:
HCOOR + 2AgNO3 + 2NH3 → NH4OCOOR + 2Ag + 3NH3 + H2O
Ứng dụng của phản ứng tráng bạc (AgNO3/NH3)
Ứng dụng của phản ứng tráng bạc được sử dụng chủ yếu trong công nghệ sản xuất gương, tráng ruột phích,… Trong thực tế, người ta dùng Glucozo để tráng gương, ruột phích thay cho andehit vì glucozo KHÔNG ĐỘC như Andehit.
KẾT LUẬN:
Gia sư Thành Tâm hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc về phản ứng tráng bạc (tráng gương). Điều quan trọng nhất khi học hóa đó chính là bản thân các bạn phải nắm rõ được bản chất của kiến thức.
Phản ứng tráng gương chỉ xảy ra với các chất: Ankin 1 (nghĩa là có liên kết C≡C ở đầu mạch); Andehit: trong công thức cấu tạo của hợp chất có nhóm -CHO; Este của axit fomic: dạng HCOOR’; Axit Fomic và muối của axit fomic; Glucozo, Fructozo và Sacarozo.
Chúc các bạn học tốt !
Mọi chi tiết và thắc mắc vui lòng liên hệ về số hotline 0374771705 hoặc fanpage để được tư vấn và hướng dẫn.
TRUNG TÂM GIA SƯ THÀNH TÂM – NƠI CUNG CẤP GIA SƯ CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU TẠI HCM
Văn phòng đại diện: 35/52 Đường 44, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, HCM
HOTLINE: 0374771705 (Cô Tâm)
>>> Xem thêm:
>>> Liên kết Hidro là gì? [Chi tiết] 5+ Điều cần biết về Liên Kết Hidro
>>> [Bóc Term]: Chi tiết phản ứng Màu Biure của Protein & Anbumin
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp