Bạn thắc mắc không biết dấu hiệu tội phạm là gì? Làm thế nào để xác định được dấu hiệu tội phạm? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Luật Quang Huy để được giải đáp về vấn đề này.
1. Dấu hiệu tội phạm là gì?
Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, dấu hiệu tội phạm là dấu hiệu dùng để xem xét một hành vi có được coi là tội phạm hay không. Tuy nhiên không phải bất kỳ hành vi nào có dấu hiệu của tội phạm cũng bị xem là tội phạm.
Bạn đang xem: Các dấu hiệu của tội phạm theo quy định
Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
2. Các dấu hiệu của tội phạm
Theo quy định pháp luật, có 4 dấu hiệu của tội phạm bao gồm: tính nguy hiểm cho xã hội; tính trái pháp luật hình sự; tính có lỗi; tính phải chịu hình phạt là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Cụ thể như sau:
3. Tính nguy hiểm cho xã hội
Tính nguy hiểm cho xã hội thể hiện ở việc gây thiệt hại hoặc tạo ra nguy cơ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là đối tượng bảo vệ của luật hình sự. Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất để xác định một hành vi có phải là tội phạm hay không.
Xem thêm : 5 Cách làm tử cung co lại sau sinh mổ nhanh nhất, an toàn
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm, hành vi này sẽ được xử lý bằng các biện pháp khác. Do đó, việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm với tư cách là một thuộc tính xã hội của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức đúng đắn tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.
Để xác định tính nguy hiểm cho xã hội, thường dựa vào các căn cứ sau:
- Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại;
- Phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội
- Mức độ gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội;
- Tính chất và mức độ lỗi;
- Động cơ và mục đích của người phạm tội;
- Các căn cứ khác như hoàn cảnh xã hội, nhân thân người phạm tội;…
4. Tính có lỗi
Lỗi là thái độ tâm lý chủ quan của chủ thể đối với hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó dưới hình thức vô ý hoặc cố ý. Bản chất của lỗi thể hiện ở việc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được nguy hiểm đó nhưng tự mình lựa chọn và quyết định thực hiện hành vi trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn một xử sự khác phù hợp với lợi ích của xã hội. Lỗi được phân loại thành lỗi cố ý và lỗi vô ý, cụ thể:
4.1. Lỗi cố ý
- Cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
- Cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
4.2. Lỗi vô ý
- Lỗi vô ý do quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
- Lỗi vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
5. Tính trái pháp luật hình sự
Theo quy định tại Điều 2 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, cơ sở của trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
- Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội sẽ không bị coi là tội phạm nếu hành vi đó không được quy định trong Bộ luật Hình sự. Nói cách khác, người có hành vi nguy hiểm cho xã hội sẽ không phạm tội nếu pháp luật hình sự không quy định hành vi của người đó. Như vậy, tính trái pháp luật là căn cứ để đảm bảo quyền lợi của công dân, tránh việc xử lý người tội phạm một cách tùy tiện. Đây là dấu hiệu về mặt hình thức pháp lý phản ánh tính nguy hiểm cho xã hội.
6. Tính phải chịu hình phạt
Xem thêm : Hoa hướng dương trồng vào mùa nào
Tính phải chịu hình phạt thể hiện ở chỗ bất cứ tội phạm nào cũng đều bị áp dụng hoặc đe dọa áp dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất là hình phạt. Hình phạt được coi là cơ chế răn đe, giáo dục đối với tội phạm.
Tóm lại, một hành vi được coi là tội phạm khi nó thỏa mãn đủ bốn dấu hiệu nêu trên. Những dấu hiệu khác là không bắt buộc, có những dấu hiệu được nêu trong cấu thành tội phạm này nhưng không được nêu trong cấu thành tội phạm khác.
7. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề dấu hiệu tội phạm. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.
Trân trọng./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp