Điều lệ trường mầm non: Những việc giáo viên mầm non không được làm (Ảnh minh họa)
Bạn đang xem: Điều lệ trường mầm non: Những việc giáo viên mầm non không được làm
Cụ thể, tại Điều 40 của Điều lệ trường mầm non quy định các hành vi giáo viên không được làm bao gồm:
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;
Xuyên tạc nội dung giáo dục;
Bỏ giờ; Bỏ buổi dạy; Tùy tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục;
Đối xử không công bằng đối với trẻ em;
Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền;
Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Giáo viên có hành vi vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo quy định.
Xem thêm : Tử Vi Tuổi Canh Thân 1980 Năm 2023 – Nữ Mạng
Đồng thời, Điều lệ trường mầm non cũng quy định các nhiệm vụ của giáo viên tại Điều 35 bao gồm:
Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hóa; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.
Theo đó, việc bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của giáo viên mầm non.
Bên cạnh các nhiệm vụ và những việc không được làm giáo viên mầm non cũng có các quyền sau đây:
Được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Xem thêm : Nhóm máu nào là nhóm máu hiếm nhất tại Việt Nam?
Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo.
Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự.
Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Một trong những quyền lợi quan trọng của giáo viên mầm non là được đào tạo nâng cao trình độ. Theo Điều lệ trường mầm non trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non. Đề phục vụ tốt hơn cho công việc chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên còn được cử đi học để nâng cao trình độ. Bên cạnh đó, giáo viên mầm non còn được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật khi được cử đi học.
Nói thêm về trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tại điểm a khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên. Để giải quyết việc giáo viên mầm non không đạt trình độ chuẩn do không có bằng cao đẳng sư phạm trở lên, Nghị định 71/2020/NĐ-CP đã quy định cụ thể lộ trình thực hiện nâng chuẩn trình độ được đào tạo của giáo viên mầm non từ ngày 01/7/2020. Cụ thể, theo quy định tại Điều 4 Nghị định 71/2020/NĐ-CP, lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên mầm non được thực hiện từ 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2030, chia thành 02 giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/ 2025, bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên mầm non đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm;
Giai đoạn 2: Từ ngày 01/01/2026 đến hết ngày 31/12/2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên mầm non hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.
>> Xem thêm tại bài viết Giáo viên mầm non chưa có bằng cao đẳng trở lên phải nâng chuẩn trình độ.
Thùy Trâm
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp