Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương nhất định phải biết

Bàn thờ là nơi thờ cúng tâm linh của mỗi gia chủ, tại đây mỗi gia đình luôn thờ cúng cẩn thận để mong muốn được nhiều tài lộc và tràn ngập phú quý. Vậy khi bốc bát hương cần tiến hành như thế nào và có những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương hay không? Mời bạn cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của Hoa Viên Bình An để có câu trả lời.

Thời điểm nào thích hợp nhất để bốc bát hương trong gia đình

Ông cha ta quan niệm từ xa xưa, việc bốc bát hương thường làm vào thời điểm cuối năm. Đây là việc làm với quan niệm dường như muốn xua đi những điều đen đủi, không may mắn trong một năm cũ. Đồng thời, thay chân hương để năm mới đón những tài lộc mới.

Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương nhất định phải biết

Thời điểm nào thích hợp nhất để bốc bát hương

Vì thế, nhiều gia đình thường chọn bốc bát hương vào ngày 23 tháng Chạp, lúc này sẽ thực hiện dọn dẹp bàn thờ luôn sau đó tiễn Ông Táo về trời. Việc bốc bát hương là quan trọng nên nếu không làm vào những ngày cuối năm thì gia chủ cũng nên xem ngày tốt hoặc cân nhắc về việc chọn ngày bốc để tránh xung tuổi với chủ nhà.

Việc chọn này nên chú ý những những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương và chọn ngày dựa theo các yếu tố như sau:

  • Ngày bốc bát hương phải hợp tuổi gia chủ, ưu tiên những ngày tài lộc, quý nhân theo tuổi của gia chủ.
  • Lựa chọn các ngày đẹp phải có sao tốt hội chiếu như ngày Đại An, Tiểu Cát và Tốc Hỷ.
  • Nên tránh bốc bát hương vào ngày: Tam Nương, sát Chủ, Nguyệt Kỵ, Không vong.

Xem thêm >> Những điều kiêng kỵ khi sửa mộ mà gia chủ cần tránh tuyệt đối

Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương mà gia chủ không nên bỏ qua

Bát hương là một trong những vật phẩm thờ cúng quan trọng mang tính tâm linh cao nên cần chú ý đáp ứng những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương để gia chủ luôn mang nhiều tài lộc. Cụ thể như:

Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương nhất định phải biết

Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương

Bát hương phải đặt ở đúng vị trí cố định trên ban thờ

Bát hương là vật phẩm chính trong bàn thờ, vì thế sẽ đặt ở vị trí ở giữa bàn thờ, đặc biệt phải đặt cố định và không được xê dịch. Trừ khi gia chủ chuyển nhà hoặc đổi nơi thờ cúng thì mới tiến hành di chuyển bát hương, lúc này cần phải nhờ thầy xe cẩn thận mới được đổi vị trí.

Bát hương gia tiên không bỏ cát vào

Theo quan niệm xưa, cát là thứ chứa bụi bặm vì thế sẽ không bỏ vào bát hương, mà nên bỏ tro hoặc rơm bếp. Tuy nhiên, theo từng vùng miền vẫn có nhiều gia đình chọn bỏ cát vào bát hương.

Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương nhất định phải biết

Bát hương gia tiên không bỏ cát vào

Vệ sinh sạch sẽ cho bàn thờ và bát hương

Quá trình bốc bát hương phải tiến hành dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ và vệ sinh, lau chùi các đồ vật trên bàn thờ, đặc biệt là các đồ thờ bằng đồng có nhiều họa tiết bám bụi bẩn lâu ngày. Bởi nếu bàn thờ luôn sạch sẽ thời mới có giá trị tâm linh và nhiều tài lộc.

Không dùng bát hương bằng đá

Tại gia đình, không nên sử dụng bát hương bằng đá sẽ không phù hợp. Thông thường nên chọn bát hương gia tiên bằng đồng hoặc sứ là tốt nhất.

Xem thêm >> Những điều kiêng kỵ trong tâm linh mà bạn nên tránh

Thủ tục và cách bốc bát hương gia tiên đúng cách

Bốc bát hương là một việc tâm linh quan trọng, vì thế phải thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ nhất. Đồng thời, phải tuân thủ những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương để gia chủ không gặp vận xui xẻo. Quy trình bốc bát hương cụ thể như sau:

Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương nhất định phải biết

Thủ tục và cách bốc bát hương gia tiên đúng cách

  • Chuẩn bị một chậu nhôm, sử dụng khoảng 3 – 5 hoặc 7 sấp tiền âm tiến hành đốt trong chậu.
  • Tiến hành úp bát hương lên lửa và thực hiện quay miệng bát 3 vòng thuận chiều kim đồng hồ, 3 vòng ngược chiều kim đồng hồ. Đây là bước để đốt các tà ma, vong hồn ngoại đạo.
  • Đốt cháy hết các xấp tiền đã chuẩn bị sau đó thả tro vào đáy bát hương, đây gọi là cốt kim ngân (tiền vàng).
  • Gia chủ chuẩn bị cốt thất bảo vào đáy bát hương (bán kèm khi mua bát hương), cho tro vào trong bát hương đến đầy miệng bát, cách khoảng 1-2cm thì dừng lại.
  • Khi bốc tro vào bát hương nên đến số lần bốc và bốc theo số lẻ , ví dụ như: 5 – 9 – 13 – 17 – 21 bốc.
  • Quá trình đốt kim ngân, bốc tro vào bát hương nên niệm chú:
  • Bát hương này con xin thờ …. (Đức thánh tổ hay Bà Cô tổ hay gia tiên tiền tổ nhà mình…) Mỗi khi con thắp hương lên xin kính thỉnh Đức thánh tổ của dòng họ, bà Cô tổ và ông bà gia tiên về với chúng con nhận hương, hoa, quả, đồ lễ chúng con dâng cúng.
  • Sau đó, đặt ngay ngắn, bát hương lên chính giữa của bàn thờ, mặt bát hương chõi ra phía trước.
  • Tiến hành thắp 5 nén hương và cắm vào, niệm chú thêm 1 đến 3 lần nữa.

Bài viết này, Hoa Viên Bình An đã tổng hợp những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương để gia chủ có một quy trình thực hiện đúng nhất. Đồng thời, bát hương được bốc cẩn thận sẽ có thêm tài lộc và thịnh vượng đến với gia chủ.