Đau dạ dày gây ra triệu chứng chướng bụng, đau quặn từng cơn, tiêu chảy, chuột rút, buồn nôn… Chuyên viên Nguyễn Thu Huyền, khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết có nhiều cách giúp giảm đau dạ dày, trong đó một số thực phẩm hỗ trợ kiểm soát cảm giác khó chịu.
- Sử dụng bằng tốt nghiệp giả bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Cập nhật lãi suất ngân hàng Liên Việt mới nhất [Tháng 1/2024]
- 12 Cách khôi phục ảnh đã xóa vĩnh viễn trên Android, iPhone
- Nóng trong người sau khi uống rượu bia: Nguyên nhân & cách xử lý
- Ý nghĩa đặc biệt chỉ duy nhất Hoa Cẩm Chướng (hoa phăng) mới cóLeave a comment
Gừng: Làm tăng nhu động ruột đường tiêu hóa, có thể ngăn khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, giảm cảm giác buồn nôn. Pha trà gừng tươi bằng cách cắt gừng thành lát và ngâm trong nước nóng, thêm một ít chanh hoặc mật ong để tăng hương vị. Không cho quá nhiều gừng vì dễ khiến dạ dày khó chịu. Chỉ nên uống một hoặc hai cốc trà gừng mỗi ngày.
Chuối: Các triệu chứng ở dạ dày như buồn nôn và nôn dễ gây mất nước và chất điện giải như kali, natri. Chuối chứa hàm lượng chất xơ cao, thúc đẩy hấp thụ nước từ ruột, hỗ trợ liên kết phân, có lợi cho hệ tiêu hóa.
Chuối cũng có tác dụng kháng axit tự nhiên, hàm lượng kali cao giúp tăng sản xuất chất nhầy trong dạ dày, ngăn ngừa kích ứng niêm mạc dạ dày. Chất dinh dưỡng trong chuối góp phần tăng thêm sức đề kháng khi dạ dày và hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề.
Chuyên viên Huyền lưu ý người bị đau dạ dày chỉ nên ăn chuối chín, không ăn chuối xanh hoặc chưa chín kỹ vì các chất trong nhựa dễ kích thích dạ dày, tạo cảm giác cồn cào, khó chịu. Bạn nên ăn chuối sau bữa cơm khoảng 20-30 phút, không ăn vào lúc đói.
Xem thêm : Giải đáp: Xe đời bao nhiêu được chạy Grabcar 2023
Trà hoa cúc: Các loại trà thảo dược hữu ích trong việc giảm đau dạ dày. Đặc tính chống viêm của hoa cúc làm dịu cơn đau bụng do dạ dày. Đồ uống này còn có lợi cho đường tiêu hóa nhưng chỉ nên uống 1-2 cốc mỗi ngày, không dùng quá nhiều vì có thể gây buồn nôn, nôn.
Sữa chua: Đau dạ dày có thể do thiếu một số men vi sinh nhất định còn gọi là vi khuẩn tốt trong ruột. Sữa chua giàu men vi sinh góp phần giữ cho đường ruột cân bằng, giảm các cơn đau chưa rõ nguyên nhân.
Tinh bột: Tiêu thụ các món ăn như cơm, bánh mì, khoai tây với lượng vừa đủ có thể giảm tình trạng này. Carbohydrate đơn giản, dễ tiêu hóa, cung cấp lượng calo cần thiết cho dạ dày. Các loại tinh bột này giúp tăng hấp thụ lượng nước thừa, giảm các cơn co bóp gây cảm giác khó chịu khi đau dạ dày.
Thịt gà: Bổ sung protein để dạ dày dễ tiêu hóa. Người bệnh nên ăn thịt gà bỏ da để giảm lượng chất béo trong chế độ ăn, từ đó giảm cảm giác buồn nôn, kiểm soát tiêu chảy. Nên chế biến thịt gà đơn giản bằng cách hấp, luộc. Kết hợp thịt gà với cơm trắng hoặc khoai tây vừa bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể vừa giảm khó chịu do đau dạ dày.
Xem thêm : Ăn hạt dẻ có béo không? Cách ăn hạt dẻ không lo tăng cân
Nước dừa: Giàu canxi, magie, kali, natri, bổ sung chất lỏng bị mất do nôn mửa, tiêu chảy. Trong một số trường hợp, nước dừa được dùng làm dung dịch bù nước cho trẻ bị tiêu chảy do viêm dạ dày ruột và bệnh tả.
Chuyên viên Huyền khuyến cáo người bệnh đau dạ dày không ăn sản phẩm từ sữa, đồ chiên rán, chất kích thích… Thực phẩm có tính axit cao như trái cây họ cam quýt, cà chua làm tăng khả năng đau bụng, trào ngược axit, trầm trọng thêm triệu chứng đau dạ dày.
Người bệnh nên đi khám sớm nếu triệu chứng nghiêm trọng, đau dạ dày đi kèm nôn ra máu, đau bụng dữ dội, sốt hoặc đi ngoài ra máu, phân chuyển sang màu đen.
Lục Bảo
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp