- Đô thị hóa là gì? Tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam
- Tội rất nghiêm trọng là gì? Tội phạm rất nghiêm trọng mức tù cao nhất là bao nhiêu năm?
- Trung Quốc thuộc châu lục nào? và giáp với những nước nào
- Hướng Dẫn Cách Giữ Tôm Càng Xanh Sống Lâu, Giữ Được Độ Tươi
- Valentine Đen là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa Valentine Đen
Những hành vi nào là quấy rối tình dục tại nơi làm việc? (Hình từ Internet)
Bạn đang xem: Những hành vi nào là quấy rối tình dục tại nơi làm việc?
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:
1. Hình thức của quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Hình thức của quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo khoản 1 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Quấy rối tình dục quy định tại khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc;
Hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.
2. Những hành vi nào là quấy rối tình dục tại nơi làm việc?
Theo khoản 2 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm:
– Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;
Xem thêm : Mang thai 3 tháng đầu uống sữa gì?
– Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;
– Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.
3. Xác định nơi làm việc trong quấy rối tình dục
Theo khoản 3 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì nơi làm việc là bất cứ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động, bao gồm cả những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc như:
Các hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa ăn, hội thoại trên điện thoại, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do người sử dụng lao động bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp và địa điểm khác do người sử dụng lao động quy định.
4. Quy định của người sử dụng lao động về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Quy định của người sử dụng lao động về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo Điều 85 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
– Quy định của người sử dụng lao động về phòng, chống quấy rối tình dục trong nội quy lao động hoặc bằng phụ lục ban hành kèm theo nội quy lao động, bao gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
Xem thêm : Củng cố kiến thức
+ Quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất, đặc điểm của công việc và nơi làm việc;
+ Trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục xử lý nội bộ đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, bao gồm cả trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các quy định có liên quan;
+ Hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục hoặc người tố cáo sai sự thật tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm;
+ Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và các biện pháp khắc phục hậu quả.
– Các quy định của người sử dụng lao động về khiếu nại, tố cáo về quấy rối tình dục và xử lý đối với hành vi quấy rối tình dục phải bảo đảm các nguyên tắc:
+ Nhanh chóng, kịp thời;
+ Bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp