Các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại (Hình từ internet)
Bạn đang xem: Các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:
1. Các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại
Theo Điều 320 Luật Thương mại 2005 quy định các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại bao gồm:
– Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh; giấy phép kinh doanh của thương nhân; thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam và của thương nhân nước ngoài;
– Vi phạm quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh;
– Vi phạm chế độ thuế, hóa đơn, chứng từ, sổ và báo cáo kế toán;
– Vi phạm quy định về giá hàng hóa, dịch vụ;
– Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
– Buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu, buôn bán hàng giả hoặc nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng giả, kinh doanh trái phép;
– Vi phạm các quy định liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;
– Gian lận, lừa dối khách hàng khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
– Vi phạm các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng;
Xem thêm : Bật mí thu nhập và mức lương của Hướng dẫn viên Du lịch
– Vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu;
– Vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa;
– Các vi phạm khác trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về thương mại
Cụ thể tại Điều 321 Luật Thương mại 2005 quy định hình thức xử lý vi phạm pháp luật về thương mại như sau:
– Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra, tổ chức, cá nhân bị xử lý theo một trong các hình thức sau đây:
+ Xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Trường hợp hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại
Căn cứ theo Mục 2 Luật Thương mại 2005 quy định những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại như sau:
– Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại
Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại.
– Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại
Xem thêm : Chuyển động cơ học là?
+ Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.
+ Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.
– Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
– Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại
Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật Thương mại 2005 và trong Bộ luật Dân sự.
– Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng
+ Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó.
+ Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh.
– Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại
Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.
Hồ Quốc Tuấn
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp