Những khó khăn khi làm việc nhóm là điều không thể nào tránh khỏi. Vì vậy các nhà lãnh đạo, quản lý đội nhóm cần xác định thách thức và đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp. Xử lý xung đột một cách tinh tế sẽ giúp giữ vững tinh thần đội nhóm và nâng cao hiệu suất công việc.
Hãy cùng theo dõi chi tiết những khó khăn khi làm việc theo hình thức teamwork và những phương án giải quyết khó khăn hiệu quả qua bài viết sau đây của Tanca.
Bạn đang xem: Những khó khăn khi làm việc nhóm và hướng giải quyết
Truyền đạt thông tin không rõ ràng
Khi làm việc trong một dự án, điều quan trọng nhất là phải hiểu những gì mà dự án cần để chuẩn bị cho tốt nhằm đem đến kết quả như mong đợi. Khi một người trong nhóm không nắm rõ mục đích làm việc của họ là gì, lý do tại sao họ lại phải hoàn thành nhiệm vụ kia.
Điều này có thể dẫn đến sự kém hiệu quả do thiếu tập trung hoặc thực hiện công việc không phù hợp với các mục tiêu chung của dự án.
Cách hiệu quả nhất để đảm bảo nhân viên hiểu được mong đợi của bạn là truyền đạt thật chi tiết với họ khi bắt đầu dự án. Sau đó kiểm tra lại để đảm bảo công việc của họ đáp ứng được nhu cầu của dự án.
Xem thêm: Kỹ năng làm việc nhóm là gì
Vấn đề lòng tin giữa các thành viên
Xây dựng niềm tin giữa các thành viên trong nhóm là điều quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc của cả nhóm.
Tin tưởng lẫn nhau giúp mọi người luôn hỗ trợ nhau khi cần thiết. Điều này có thể giúp nhóm giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Thông thường, lòng tin có thể được hình thành một cách tự nhiên hoặc thông qua quá trình làm việc chung. Nếu không có sự tin tưởng ở đồng đội của mình, sẽ khiến năng suất công việc bị giảm đi đáng kể.
Xem thêm: 10 lợi ích của làm việc nhóm
Những mâu thuẫn giữa các cá nhân
Mỗi cá nhân đều có sở thích và tính cách riêng, và đôi khi điều này có thể dẫn đến tình huống mà hai nhân viên bất đồng quan điểm. Đây chính là một trong những điểm khó khăn nhất khi làm việc nhóm.
Việc dung hòa tất cả những cái tôi thành một tập thể là điều rất khó và cần thời gian dài mới làm được. Nếu giữa các cá nhân xảy ra mâu thuẫn sẽ khiến tinh thần đội nhóm đi xuống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu chung.
Xem thêm : GIẢI MÃ NHỮNG THẮC MẮC VỀ HẠN SỬ DỤNG CỦA BIA | Uống Chuẩn | Sapporo Star Guide
Nếu team của bạn xảy ra xung đột giữa hai nhân viên, bạn có thể giải quyết bằng cách điều chỉnh công việc để giảm bớt sự tương tác của họ. Hoặc thực hiện hòa giải để cả hai hiểu nhau hơn.
Chia sẻ thông tin không đồng đều
Chia sẻ thông tin liên quan đến dự án giúp các nhóm thành công. Do đó khi có một hoặc nhiều nhân viên không chịu chia sẻ thông tin đến đồng nghiệp, có thể gây bất lợi cho hiệu suất làm việc của nhóm.
Khi lĩnh hội thông tin không đầy đủ, họ có thể bỏ lỡ cơ hội hoặc thực hiện sai công việc, lệch với đích đến của cả nhóm.
Thiếu sự giao tiếp
Giao tiếp cởi mở giúp bạn biết được những gì đồng đội của mình đang mong đợi cũng như những gì bạn mong đợi ở họ. Điều này làm sự tin tưởng lẫn nhau, tránh sự trì hoãn hay đình trệ công việc.Trách nhiệm của nhà quản lý là đảm bảo nhân viên của mình có phương pháp giao tiếp và phối hợp ăn ý với nhau.
Thiếu sự tương tác với công việc
Những thành viên có sự gắn kết với công việc sẽ có khả năng tạo ra kết quả tích cực hơn. Sự gắn bó giúp họ duy trì sự tập trung và nhiệt tình, điều này có thể làm tăng cả số lượng và chất lượng công việc.
Đây là một khó khăn điển hình khi làm việc nhóm, vì rất khó để nhân viên giữ sự nhiệt huyết với một dự án từ đầu đến cuối.
Số lượng nhân viên quá nhiều
Biết rằng số lượng người càng nhiều kết sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ công việc. Nhưng khi đội ngũ nhân viên của quá nhiều so với quy mô của dự án. Điều đó có thể dẫn đến giảm hiệu quả công việc tổng thể. Vì có thể không có đủ số lượng đầu việc để phân chia cho tất cả mọi người.
Để duy trì năng suất của nhân viên, bạn có thể cần phải phân công lại hoặc loại bỏ nhân sự không cần thiết khỏi dự án. Điều đó cho phép tổ chức của bạn hoạt động hiệu quả và duy trì được các mục tiêu chung.
Xem thêm: Giao việc là gì?
Sự cạnh không lành mạnh trong nhóm
Hình thức teamwork khuyến khích sự cạnh tranh và cùng nhau phát triển giữa các thành viên. Tuy nhiên có trường hợp một số cá nhân cạnh tranh không lành mạnh, đấu đá lẫn nhau tạo nên một môi trường làm việc độc hại.
Khi nhân viên cạnh tranh quá mức, họ có xu hướng hạn chế giao tiếp, tương tác và giúp đỡ nhau làm việc. Từ đó làm tăng khả năng xảy ra các sai sót, gây chia rẽ nội bộ.
Không có cùng chí hướng
Ngay cả khi đang làm chung một dự án, cùng hướng tới một mục tiêu giống nhau. Những vẫn có một số thành viên có những niềm tin khác nhau về cách tốt nhất để theo đuổi mục tiêu này. Chính điều này vô tình dẫn đến sự kém hiệu quả của quá trình làm việc nhóm khi mọi người đều tự làm theo sở thích cá nhân.
Xem thêm : Lãi suất ngân hàng Sacombank tháng 2/2024
Với vai trò là team leader bạn có thể giải quyết khó khăn này bằng cách cho phép tất cả các thành viên trong nhóm bày tỏ mối quan tâm và sở thích của họ. Và bạn sẽ là người ra quyết định cuối cùng, cân bằng giữa việc lắng nghe nhân viên của mình với việc thực hiện một phương pháp tiếp cận dự án tối ưu nhất.
Sự khác biệt về thói quen
Thói quen cá nhân của mỗi người trong nhóm có thể quyết định một số hành vi tại nơi làm việc của họ. Đó chính là nguyên nhân gây ra xung đột và những tranh cãi không đáng có. Sự khác biệt về thói quen có thể bao gồm thói quen ăn uống, sinh hoạt, cách cư xử, phong cách làm việc…
Tạo ra một quy tắc ứng xử chung cho tất cả là cách để hạn chế xảy ra xung đột. Một quy tắc ứng xử hiệu quả phải cân bằng giữa quyền tự do cá nhân với lợi ích của cả tập thể.
Mục tiêu đối lập
Điều quan trọng khi làm việc nhóm là giữ cho các thành viên trong nhóm cùng làm việc hướng tới kết quả cuối cùng. Khi mỗi cá nhân đều theo đuổi các mục tiêu khác nhau, không có tính nhất quán có thể dẫn đến công việc không tương thích hoặc mâu thuẫn.
Làm việc trong sự cô lập
Sẽ có một hoặc một vài thành viên trong nhóm có xu hướng làm việc độc lập, họ không phối hợp và mất sự kết nối với các thành viên khác trong team.
Theo đó kéo tinh thần cả nhóm đi xuống, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Đây là điều cần tránh nếu muốn tổ chức làm việc nhóm hiệu quả.
Thiếu nhận thức về bản thân
Một cá nhân có nhận thức kém về bản thân có thể gây ra nhiều trở ngại trong nhóm của bạn. Cụ thể hơn là có một thành viên luôn tỏ ra rụt rè, tự ti hoặc quá tự tin vào khả năng của bản thân đến mức tự phụ.
Do đó, ảnh hưởng đến kết quả công việc của họ, kéo năng suất của nhóm đi xuống. Vì khi một người làm sai có thể tất cả phải cùng khắc phục.
Nhiều thành viên có chung chuyên môn và kỹ năng
Khi xây dựng team cho một dự án, một mục tiêu chính là đáp ứng nhu cầu về kỹ năng chuyên môn của họ để hoàn thành các nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất có thể. Khi có quá nhiều nhân viên có chung một kỹ năng hoặc chuyên môn, điều này tạo ra sự kém hiệu quả và có thể dẫn đến xung đột.
Cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn các thành viên trong nhóm có thể giúp bạn tìm thấy sự cân bằng phù hợp về các kỹ năng. Không chỉ giúp khắc phục những vấn đề nêu trên mà còn tạo sự đa dạng về kỹ năng trong nhóm.
Xem thêm: Cách nâng cao năng lực bản thân
Bài viết trên của Tanca là tổng hợp một số khó khăn khi làm việc nhóm và cách khắc phục chúng. Mỗi cá nhân cần rèn luyện cho mình kỹ năng teamwork để quá trình làm việc nhóm thuận lợi và hiệu quả. Đồng thời điều này cũng giúp bạn phát triển, thăng tiến trong công việc và đi đến thành công một cách dễ dàng hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp