Thông thường nên lựa chọn một khẩu phần hoa quả chứa khoảng 15 gram carbs. Nếu bị bệnh tiểu đường thì bạn phải biết đến (GI)
GI là chỉ số đường huyết thực phẩm. Chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI) từ 0 – 55 là thấp, từ 70 trở lên là cao. Hiện nay, tính toán lượng thực phẩm có chứa lượng đường huyết để khái quát và hữu dụng hơn, người ta sử dụng GL. GL là tải trọng đường huyết của thực phẩm, chỉ số này thể hiện được hàm lượng đường mà cơ thể sẽ hấp thu nếu chúng ta ăn thực phẩm là bao nhiêu.
Bạn đang xem: Tiểu đường: Những loại hoa quả nên – không nên ăn
Tải trọng đường huyết được tính bằng cách lấy chỉ số GI nhân với số lượng carbohydrate có trong một khẩu phần ăn của thực phẩm đó và chia cho 100. Tải trọng đường huyết của thực phẩm (GL) nhỏ hơn 10 là thấp, từ 10 trở lên là cao.
Xem thêm : Phương pháp Biện chứng và Siêu hình là gì? Sự đối lập của chúng
Lời khuyên cho những người bị bệnh tiểu đường, không nên ăn nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, nhưng tải trọng đường huyết (GL) lại cao. Ngược lại, có những thực phẩm có chỉ số GI cao, nhưng GL trong 100g thực phẩm thấp thì người tiểu đường vẫn có thể ăn được nhưng kiểm soát về số lượng
Thực phẩm giàu carbohydrate được nấu càng lâu thì giá trị GI càng cao. Chất béo, hàm lượng chất xơ và carbohydrate sau khi chúng được chuyển hóa thành tinh bột kháng thông qua nấu ăn đều có thể làm giảm đáng kể giá trị GI. Dưới đây là danh sách các loại trái cây chia cho chỉ số GI, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).
- Một số loại trái cây có GI dưới 55 và GL dưới 10, bao gồm: Táo, bơ, chuối, anh đào, bưởi, nho, trái kiwi, trái đào, quả lê, mận, dâu tây
- Một loại trái cây có GI từ 56 đến 69 được coi là một loại thực phẩm GI trung bình. Tất cả các loại trái cây được liệt kê dưới đây vẫn có mức GL dưới 10: Dưa ngọt, quả sung, đu đủ, dứa
Trái cây đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp những người mắc bệnh tiểu đường cảm thấy no và hấp thụ đường từ từ. Ăn đủ chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Xem thêm : Sữa nội địa và sữa nhập khẩu khác gì nhau? Nên mua loại nào?
Một chế độ ăn nhiều chất xơ hòa tan có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường và kiểm soát mức độ của nó trong máu. Nhiều loại trái cây có nhiều chất xơ, đặc biệt là những loại có vỏ. Chế độ ăn uống có đủ trái cây và rau quả có thể làm giảm nguy cơ béo phì, đau tim và đột quỵ. Béo phì có liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2. Trái cây có nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng, vì vậy chúng là một lựa chọn tốt trong kế hoạch bữa ăn. Trái cây đã được chế biến như hoa quả sấy và nước ép trái cây đã bị loại bỏ chất xơ nên được hạn chế sử dụng
Ăn toàn trái cây kết hợp với chất xơ trong chế độ ăn uống được khuyến khích hơn nước trái cây. Toàn bộ chất xơ trong hoa quả giúp trì hoãn tiêu hóa. Sự trì hoãn này không chỉ giúp bạn cảm thấy no mà còn không làm tăng lượng đường trong máu nhanh như thể bạn đã ăn trái cây ở dạng nước ép.
Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có gói Sàng lọc tim mạch và bệnh tiểu đường, nhằm giúp phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, phân loại chính xác type tiểu đường, xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp