Tại sao uống bia đỏ mặt?
Theo các chuyên gia, hiện tượng da ửng đỏ sau khi uống rượu bia là điều khá phổ biến ở người châu Á. Uống bia đỏ mặt có thể do một trong các nguyên nhân sau:
Cơ địa nhạy cảm
Cơ địa nhạy cảm và ít dung nạp thức uống có cồn là nguyên nhân chủ yếu gây đỏ mặt khi uống rượu, bia hoặc các chất có cồn. Chất có mặt trong những thức uống có cồn gây ra tình trạng đỏ mặt là ethanol. Khi được nạp vào cơ thể, hệ tiêu hóa sẽ phân hủy ethanol thành chất chuyển hóa để đào thải ra ngoài, trong đó có acetaldehyd – một chất khá độc hại với cơ thể.
Bạn đang xem: Tại sao uống bia lại đỏ mặt? Cách khắc phục tình trạng này
Sơ đồ chuyển hóa rượu ethanol.
Với người bình thường, khi uống lượng thức uống có cồn vừa phải, cơ thể có thể đào thải chất sản phẩm của ethanol khá tốt và không gây vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, ở người có cơ địa nhạy cảm hoặc uống quá nhiều rượu, chất acetaldehyde không được thải bỏ tốt nên tích tụ trong cơ thể.
Các mạch máu trong cơ thể, đặc biệt là mạch máu nhỏ trong mặt khi gặp chất độc từ ethanol này sẽ bị giãn ra gây hiện tượng đỏ bừng mặt. Tùy vào mức độ nhạy cảm của cơ địa mà có những người bị đỏ mặt ngay sau khi uống lượng ít hoặc có người đỏ mặt khi uống nhiều.
Cơ địa nhạy cảm là lý do hàng đầu giải thích cho việc tại sao uống bia đỏ mặt.
Ngoài ra, người có cơ địa nhạy cảm còn có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác như buồn nôn, tim đập nhanh, cơ thể mặt mỏi, nóng bừng,… Khi mặt và cơ thể đỏ do uống rượu, người uống có thể chưa say và vẫn có thể kiểm soát được bản thân song nếu tiếp tục uống, độc tố sẽ gây hại cho sức khỏe.
Do di truyền
Ngoài do yếu tố cơ địa thì tình trạng uống bia đỏ mặt còn liên quan đến yếu tố di truyền, cụ thể là enzyme chuyển hóa trong gan aldehyde dehydrogenase 2 (ALDH2). Chất này có nhiệm vụ phá vỡ acetaldehyd – sản phẩm chuyển hóa gây độc của ethanol và từ đó giảm độ gây hại của acetaldehyde với cơ thể.
Xem thêm : Có nên cho trẻ ăn óc lợn, tim gà?
Đặc điểm di truyền cũng làm bạn uống bia đỏ mặt
Tuy nhiên, nhiều người do di truyền mà khả năng tổng hợp enzyme ALDH2 kém hơn, vì thế acetaldehyd cũng thường bị tích tụ lại sau khi uống thức uống có cồn.
Từ những nguyên nhân này có thể thấy, lý do tại sao uống bia đỏ mặt là vì cơ thể đang tích tụ và chịu ảnh hưởng từ chất độc chuyển hóa từ ethanol.
Nhóm máu nào uống bia đỏ mặt?
Thông tin phái nữ thuộc nhóm máu AB uống rượu bia thì mặt sẽ đỏ; còn đàn ông, những người hay đỏ mặt khi uống rượu thì thuộc nhóm máu O hoàn toàn không chính xác. Đây là một quan niệm do dân gian đúc kết lại chứ không hề có cơ sở khoa học. Hai nguyên nhân chủ yếu trên cho thấy rằng rõ ràng không chỉ những nhóm máu này dễ bị đỏ mặt mà tất cả các nhóm máu đều có khả năng.
Không có căn cứ cho thấy nhóm máu nào uống bia đỏ mặt hay nhóm máu nào uống bia không đỏ mặt.
Uống bia đỏ mặt có nguy hiểm không?
Mặc dù việc uống bia đỏ mặt không có hại nhưng nó có thể là dấu hiệu cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn khác. Một nghiên cứu năm 2013 đã chỉ ra rằng những người bị đỏ mặt sau khi uống rượu bia có nhiều nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp hơn.
Huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Trong khi đó, một nghiên cứu đánh giá năm 2017 cho thấy phản ứng đỏ bừng mặt khi uống rượu, bia có liên quan đến nguy cơ ung thư cao hơn, đặc biệt là ung thư thực quản ở nam giới ở Đông Á. Tuy nhiên, nó không liên quan đến nguy cơ ung thư ở phụ nữ.
Xem thêm : Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng là?
Những người uống bia đỏ mặt nên chú ý đến tần suất và liều lượng sử dụng đồ uống có cồn.
Ngoài nguy cơ liên quan đến biến chứng tim mạch và huyết áp, người bị đỏ mặt khi uống rượu nếu lạm dụng quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của cơ thể.
Nguyên nhân là do nồng độ độc tố acetaldehyde trong máu cao sẽ gây hại và làm biến đổi DNA của tế bào, khiến ung thư phát triển và lan rộng. Các bệnh ung thư đường tiêu hóa có liên quan đến độc tố acetaldehyde gây đỏ mặt bao gồm: ung thư mũi, ung thư họng, ung thư thực quản,…
Đối tượng dễ bị đỏ mặt khi uống rượu bia
Khi uống bia, rượu, bạn có cảm thấy tim đập nhanh hơn? Nếu có, rất có thể bạn thuộc đối tượng uống rượu hoặc bia bị đỏ mặt. Theo 1 số nghiên cứu, có ít nhất khoảng 8% dân số trên thế giới bị thiếu ALDH. Trong đó, người Đông Á bị đỏ mặt do phản ứng từ việc uống rượu chiếm đa số.
Hiện tượng này thường được gọi là “Đỏ mặt châu Á” hoặc “Chứng đỏ bừng mặt châu Á”.
Một số nghiên cứu cũng cho ra kết quả những người gốc Do Thái sẽ có nhiều khả năng bị đột biến ALDH. Nguyên nhân tại sao một số nhóm người nhất định có nhiều khả năng gặp vấn đề uống bia đỏ mặt vẫn chưa được lý giải, nhưng đây là tình trạng có tính chất di truyền bởi từ một hoặc cả hai bố mẹ.
Cách giảm tình trạng đỏ mặt khi uống rượu, bia
Nguyên nhân gây đỏ mặt khi uống rượu bia là do cơ địa và di truyền gây giảm, mất chức năng chuyển hóa và thải lọc acetaldehyd ra khỏi cơ thể. Do đó, hiện không có cách giảm uống bia đỏ mặt và cũng không thể ngăn ngừa, điều trị hoàn toàn tình trạng này. Người bệnh tốt nhất nên hạn chế uống rượu bia, các thức uống có cồn, ưu tiên chọn sản phẩm có nồng độ cồn thấp.
Có một số biện pháp để cải thiện tình trạng uống bia đỏ mặt như:
- Uống nhiều nước lọc để tránh mất nước.
- Uống trà gừng nhằm giảm nhẹ tình trạng buồn nôn.
- Ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin C,…
Một số thực phẩm giúp giảm tình trạng đỏ mặt khi uống rượu bia.
Hiện nay có 1 số loại thuốc chẹn Histamin H2 được dùng để kiểm soát chứng đỏ mặt sau khi uống rượu bia gồm: Zantacs, Pepcid, Tagamet,… Khi được nạp vào cơ thể, thuốc sẽ làm chậm quá trình phân hủy ethanol trong rượu bia thành độc tố acetaldehyd. Do đó, acetaldehyd cũng tác động ít hơn đến mạch máu và làm giảm tình trạng đỏ bừng mặt.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng uống bia mặt đỏ. Một lối sống lành mạnh, nói không với bia rượu sẽ là cách đơn giản và hiệu quả nhất để giảm các tác hại từ rượu bia gây ra. Bạn có thể đọc thêm các bài viết có chủ đề tương tự trên trang chủ của 9LIFE.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp