Khoản 7 Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng 2018 quy định:
Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.
Bạn đang xem: VỤ LỢI LÀ GÌ? VÌ VỤ LỢI MÀ LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN LÀM TRÁI CÔNG VỤ THÌ ĐI TÙ BAO NHIÊU NĂM?
Tương tự, tại Khoản 7 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP có hướng dẫn về một số tình tiết là dấu hiệu định tội của các tội phạm về chức vụ, thì vụ lợi được khái quát như sau:
“Vụ lợi” quy định tại Khoản 1 các điều 356, 357 và 359 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng cho mình hoặc cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Như vậy, từ những quy định luật trên có thể hiểu đơn giản hành động vụ lợi là một hành vi sai trái của những người có chức vụ, quyền hạn
Căn cứ Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 (bổ sung bởi điểm s khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định như sau:
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
Xem thêm : Thiết bị đầu vào của máy tính là gì? Danh sách Input device
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Nếu vì vụ lợi mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ thì người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Khung hình phạt của tội này là:
– Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong các trường hợp vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại khác về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Khung 2: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi thực hiện hành vi được quy định tại khung 1 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
– Khung 3: Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm khi thực hiện hành vi phạm tội ở khung 1 và phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng
Xem thêm : Vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường
Đối chiếu theo Điều 357 Bộ luật Hình sự 2015, tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Ta rút ra một số điểm tương đồng như sau:
-Khách thể của hai tội phạm đều là quan hệ xã hội bảo đảm cho sự hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội (trong hoạt động công vụ); lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì hai tội phạm này đều được thực hiện “ trong khi thi hành công vụ”, do đó hai tội này không xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước (lĩnh vực tư)
-Hành vi thuộc mặt khách quan, cả hai tội đều có dấu hiệu bắt buộc là “làm trái công vụ”.
– Dấu hiệu hậu quả thuộc mặt khách quan, cả hai tội đểu xác định hậu quả dưới dạng: Thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng trở lên; hoặc thiệt hại khác đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Mặt chủ quan, hai tội đều được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình vượt quá phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao, trái công vụ, biết được hành vi đó sẽ gây thiệt hại tài sản hoặc lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, nhưng vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà có ý thức mong muốn hậu quả xảy ra.
Ngoài ra, động cơ của cả hai đội đều là dấu hiệu bắt buộc, đó là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Trong đó, động cơ vụ lợi là trường hợp người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng. Động cá nhân khác có thể là củng cố địa vị, uy tín hoặc quyền lực cá nhân của người phạm tội.
– Chủ thể của hai tội phạm này đểu là người từ 16 tuổi trở lên,có năng lực trách nhiệm hình sự và có dấu hiệu chủ thể đặc biệt. Người phạm tội phải là người có chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Khác nhau:
– Về hành vi khách quan: Hành vi khách quan của Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái công vụ. Tức là, người phạm tội sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình được giao như một “phương tiện” để phạm tội. Người phạm tội không cần sử dụng thêm bất cứ hành vi, thủ đoạn nào khác trong khi thi hành công vụ vì về bản chất họ đã được giao thực hiện các công việc đó nhưng hành vi của họ lại trái công vụ.
– Về mức độ sử dụng nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể trong khi thi hành công vụ đối với Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, khi thực hiện hành vi phạm tội người này không vi phạm quy định về thẩm quyền. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết công việc, họ đã vi phạm các quy định, quy chế được giao cụ thể đối với công việc đó. Như vậy, để chứng minh hành vi phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, cần chứng minh được 02 vấn đề: Người phạm tội vẫn thực hiện công việc trong phạm vi thẩm quyền, chức danh được giao (không có vi phạm về mặt phạm vi của thẩm quyền); Trong quá trình giải quyết công việc được giao, người phạm tội vi phạm quy định về cách thức thực hiện công việc đó (có vi phạm về mặt nội dung của thẩm quyền). Để chứng minh 02 yếu tố này, cần đối chiếu giữa việc thực hiện nội dung công việc trên thực tế của người có chức vụ, quyền hạn với các quy định của pháp luật về cách thức thực hiện nội dung công việc đó. Từ đó mới đánh giá được xem họ có lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để gây thiệt hại hay không.
Nói tóm lại, từ những phân tích trên, những quy định pháp luật về vụ lợi chỉ góp phần giúp chúng ta phân biệt được một khía cạnh nhỏ trong những sai phạm, đây không chỉ là một vấn đề đáng lên án trong xã hội hiện đại mà còn là một quá trình giải quyết những khâu quản lý của bộ máy nhà nước. Những quy định pháp luật chỉ giúp chúng ta hiểu biết và đề phòng tránh,bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân mình. Đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh cho những người có quyền được trao trọng trách thi hành công vụ ở hiện tại và tương lai.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp