Từ chỉ đặc điểm là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 2. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bạn đang xem: Từ chỉ đặc điểm là gì?
Từ chỉ đặc điểm là gì?
Câu hỏi: Từ chỉ đặc điểm là gì?
Lời giải:
Từ chỉ đặc điểm là những từ chỉ:
- Hình dáng: to, nhỏ, béo, gầy, cao, thấp…
- Màu sắc: Xanh, đỏ, tím, vàng, đen, nâu, trắng, hồng…
- Mùi vị: chua, cay, mặn, ngọt…
- Đặc điểm khác: xinh đẹp, già trẻ, mấp mô…
Đặc điểm là gì và các bài tập về từ chỉ đặc điểm
– Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ đẹp của một sự vật nào đó (có thể là người, con vật, đồ vật, cây cối,… )
– Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,…
– Các nét riêng biệt, vẻ riêng về màu sắc, hình khối, hình dáng, âm thanh,… của sự vật.
– Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát, suy luận, khái quát,… ta mới có thể nhận biết được.
Ví dụ:
Bài 1. Dựa vào tranh và trả lời câu hỏi
Em quan sát đặc điểm của sự vật trong 4 bức tranh và trả lời câu hỏi.
Trả lời:
a) Em bé thế nào? (xinh, đẹp, dễ thương,…)
– Em bé rất đáng yêu.
b) Con voi thế nào? (khỏe, to, chăm chỉ,…)
– Con voi trông thật khỏe.
c) Những quyển vở thế nào? (đẹp, nhiều màu, xinh xắn,…)
– Những quyển vở rất xinh xắn.
d) Những cây cau thế nào? (cao, thẳng, xanh tốt,…)
– Cây cau rất cao và thẳng.
Bài 2. Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật.
Em hãy phân biệt các từ ngữ chỉ tính tình, hình dáng và màu sắc.
Trả lời:
a) Đặc điểm về tính tình của một người: thật thà, hài hước, vui vẻ, ngoan ngoãn, hiền hậu, đanh đá, keo kiệt, …
Xem thêm : Bài 1: Môi trường và các nhân tố sinh thái
b) Đặc điểm về màu sắc của một vật: xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, đen, trắng, xanh biếc, xanh lam, xanh dương, đo đỏ, đỏ tươi, vàng tươi, tím biếc, trắng tinh, trắng ngần, …
c) Đặc điểm về hình dáng của người, vật: cao lớn, thấp bé, lùn, béo, mũm mĩm, gầy gò, cân đối, vuông vắn, tròn xoe, …
Bài 3. Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ ấy để tả:
Em hãy tìm tên sự vật ứng với từng đặc điểm để tả. Ví dụ: mái tóc hoa râm, đôi tay mũm mĩm,…
a) Mái tóc của ông (hoặc bà) em: bạc trắng, đen nhánh, hoa râm, …
b) Tính tình của bố (hoặc mẹ) em: hiền hậu, vui vẻ, điềm đạm,…
c) Bàn tay của em bé: mũm mĩm, trắng hồng, xinh xắn,…
d) Nụ cười của anh (hoặc chị) em: tươi tắn, rạng rỡ, hiền lành,…
Trả lời:
Ai (cái gì, con gì)
Thế nào?
Mái tóc ông em
đã ngả màu hoa râm.
Mái tóc bà
dài và bồng bềnh như mây.
Bố em
rất hài hước.
Mẹ em
là người phụ nữ hiền hậu.
Bàn tay bé Na
mũm mĩm và trắng hồng.
Nụ cười của chị em
lúc nào cũng tươi tắn.
Bài 4: Tìm những từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau:
“Mùa xuân, trên những cành cây mọc đầy những lá non xanh biếc. Hoa chanh, hoa bưởi tỏa hương thơm ngát. Những cánh hoa trắng muốt rắc đầy sân. Mùa xuân, tiết trời ấm áp. Những cây rau trong vườn mơn mởn vươn lên đón ánh nắng ấm áp của mặt trời.”
Trả lời:
Xem thêm : Mèo trắng vào nhà là điềm gì? Quan niệm về mèo trắng trong tâm linh
Những từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau: đầy, non, xanh biếc, thơm ngát, trắng muốt, đầy, ấm áp, mơn mởn.
Bài 5: Đặt câu hỏi cho từ in đậm:
– Phòng học rất yên tĩnh.
– Căn phòng rất rộng rãi, ngập tràn ánh nắng.
Trả lời:
– Phòng học rất yên tĩnh.
→ Phòng học thế nào?
→ Phòng học ra sao?
→ Phòng học có những đặc điểm gì?
→ Phòng học như thế nào?
– Căn phòng rất rộng rãi, ngập tràn ánh nắng.
→ Căn phòng ra sao?
→ Căn phòng như thế nào?
→ Căn phòng có ánh nắng?
→ Căn phòng có rộng không?
Bài 6: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ sau:
“Em về làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát
Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu”
Định Hải
Trả lời:
Các từ chỉ đặc điểm trong câu thơ là: xanh – xanh trong dòng 2; xanh mát trong dòng 4 và xanh ngắt trong dòng 6.
–
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ chỉ đặc điểm là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 2, Bài tập Tiếng Việt 2 Nâng cao, Soạn bài Tiếng Việt 2, Tập làm văn lớp 2 KNTT, Trắc nghiệm Tập đọc lớp 2, Giải VBT Tiếng Việt lớp 2 KNTT.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp