Liên Hệ Những Việc Làm Gây Ô Nhiễm Môi Trường Trầm Trọng Tại Việt Nam

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách đối với toàn thế giới. Nó đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Vậy ô nhiễm môi trường là gì mà nó lại có tác động nặng nề đến cuộc sống của sinh vật trên toàn thế giới.

Bạn đang xem: Những việc làm gây ô nhiễm môi trường

1. Ô nhiễm môi trường là gì? 2. Các loại ô nhiễm môi trường ở Việt Nam 3. Chất gây ô nhiễm môi trường là gì? Phân loại thế nào? 4. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là gì? 5. Hành vi nào bị nghiêm cấm để tránh gây ô nhiễm môi trường? 6. Quy định về bảo vệ môi trường trước tác nhân gây ô nhiễm 6.1. Bảo vệ môi trường nước 6.3. Bảo vệ môi trường không khí7. Hành vi gây ô nhiễm môi trường bị xử lý như thế nào?7.1. Xử phạt hành chính7.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Ô nhiễm môi trường là gì?

Khái niệm ô nhiễm môi trường là gì được rất nhiều ngành khoa học định nghĩa, trong đó có cả khoa học pháp lý. Theo khoản 2 Điều 3 Luật Bảo về môi trường năm 202 định nghĩa như sau:12. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.Hiểu một cách đơn gian, ô nhiễm môi trường là sự biến đổi thuộc tính của một thành phần nào đó của môi trường theo chiều hướng không tốt, gâu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

2. Các loại ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

Thực tế tại Việt Nam đang tồn tại các dạng ô nhiễm môi trường sau đây:– Ô nhiễm môi trường không khíÔ nhiễm không khí là khi trong không khí có mặt một số chất lạ, chất bị biến đổi thành phần khiến cho không khí mất đi sự trong lành, gây nên mùi khó chịu và có thể gây hạn chế tầm nhìn của con người.Hiện nay, chất lượng không khí tại Việt Nam, đặc biệt là ở các đô thị lớn đang ngày càng sụt giảm, bụi mịn có xu hướng gia tăng gây ảnh hưởng nặng đến sức khỏe con người (nhất là các bệnh về hô hấp) và hệ sinh thái với các cơn mưa axit phá hủy mùa màng, hiệu ứng nhà kính, các hiện tượng thiên nhiên bất thường.Có rất nhiều nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí nhưng chủ yếu đến từ con người do những hoạt động hàng ngày, hoạt động công nghiệp đã thải vào không khí những chất độc hại.– Ô nhiễm môi trường đấtÔ nhiễm môi trường đất là hiện tượng suy thoái của lớp đất trên bề mặt do rác thải và sự suy kiệt tài nguyên gây cùng với hoạt động của con người gây nên. Điển hình có thể kể đến các hành vi như xả thải chất ô nhiễm, sử dụng quá mức chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, khai thác khoáng sản, phá rừng làm xói mòn đất… Khi đất bị ô nhiễm, môi trường sống của các loài động vật, thực vật trên thế giới sẽ bị tổn hại nặng nề. Bên cạnh đó, việc tài nguyên thiên nhiên bị phá hủy cũng gây tác hại nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống con người.– Ô nhiễm môi trường nướcÔ nhiễm môi trường nước là khi trong nước xuất hiện các chất lạ hoặc có sự biến đổi tiêu cực làm cho nguồn nước trở nên độc hại với sinh vật và con người. Ô nhiễm môi trường nước có tác động nghiêm trọng đến môi trường, làm giảm độ đa dạng sinh vật và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.

3. Chất gây ô nhiễm môi trường là gì? Phân loại thế nào?

Theo khoản 15 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chất ô nhiễm môi trường là những chất hóa học hoặc các tác nhân vật lý, sinh học mà khi xuất hiện trong môi trường vượt mức cho phép sẽ gây ô nhiễm.Trong đó, chất ô nhiễm được chia thành chất ô nhiêm khó phân hủy và chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.- Chất ô nhiễm khó phân hủy: Chất ô nhiễm có độc tính cao và khó phân hủy. Chất này có khả năng tích lũy sinh học và lan truyền trong môi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.- Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy: Chất ô nhiễm khó phân hủy là chất được quy định trong Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

4. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là gì?

* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước– Chất thải công nghiệp: Trong quá trình sản xuất, các nhà máy không ngừng xả chất thải ra môi trường. Để tiết kiệm chi phí xử lý chất thải, một số doanh nghiệp đã xả thẳng chất thải xuống sông, hồ gây ô nhiễm- Chất thải sinh hoạt: Rác thải từ sinh hoạt trong đời sống của con người, bao ni lông vứt xuống sông, biển hay cống dẫn đến ô nhiễm nước, làm nước bốc mùi hôi thối và làm chết sinh vật sống dưới nước.- Hoạt động nông nghiệp: Người nông dân thường sử dụng các loại thuốc trừ sâu, phân bón,…để bảo vệ và gia tăng năng suất cây trồng. Các chất độc này sẽ đi theo nước tưới, ngấm xuống mạch nước ngầm hoặc chảy ra ao, hồ, gây ô nhiễm nguồn nước.* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất– Hoạt động công nghiệp: Việc khai thác quặng, luyện kim, dệt,…thải ra chì, thủy ngân và nhiều kim loại độc hại khác lấy đi các chất ở trong đất, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính chất của đất.- Hoạt động nông nghiệp: Các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp ngấm xuống đất cũng gây ô nhiễm môi trường đất.- Chất thải từ sinh hoạt: Rác, chất thải sinh cũng là một tác nhân gây ô nhiễm đất.* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí– Chất thải công nghiệp: Các ngành công nghiệp sản xuất hóa chất, luyện kim,…được xem là nguyên nhân khiến lượng khí thải nhà kính tăng chóng mặt. Quá trình sản xuất điện cũng thải ra lượng lớn khí CO2 độc hại.- Hoạt động sinh hoạt của con người: Việc sử dụng các loại phương tiện giao thông, các thiết bị gia dụng như máy lạnh, tủ lạnh,…xả không ít khí thải độc hại ra môi trường nhưu CO2, CFC,…

5. Hành vi nào bị nghiêm cấm để tránh gây ô nhiễm môi trường?

Để môi trường sống xung quanh chúng ta tránh bị ô nhiễm, Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường đã liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo môi trường như sau:- Vận chuyển, chôn, lấp, đồ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định pháp luật- Xả nước thải, khí thải chưa được xử lý đạt chuẩn kỹ thuật ra môi trường.- Phát tán, thải chất độc hại, vi rút lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên ra ngoài môi trường.- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức chuẩn cho phép; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.- Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đảm bảo điều kiện.- Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.- Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.- Không thực hiện các công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường.- Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường gây hậu quả xấu.- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa chất độc hại vượt chuẩn.- Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

6. Quy định về bảo vệ môi trường trước tác nhân gây ô nhiễm

Cùng với khái niệm ô nhiễm môi trường là gì, Luật Bảo vệ môi trường cũng đặt ra rất nhiều quy định nhằm bảo vệ môi trường khỏi các yếu tố gây hại.6.1. Bảo vệ môi trường nước* Đối với môi trường nước mặt:Theo quy định tại Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chất lượng nước, trầm tích và môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt phải được theo dõi, đánh giá; khả năng chịu tải của môi trường nước mặt phải được tính toán, xác định và công bố.Bên cạnh đó, pháp luật cũng yêu cầu nguồn thải vào môi trường nước mặt phải được quản lý phù hợp với mục đích sử dụng và khả năng chịu tải của môi trường.Tuyệt đối không phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư mới xả nước thải trực tiếp vào nước không còn khả năng chịu tải.* Đối với môi trường nước ngầm:Theo Điều 10 Luật Bảo vệ môi trường 2020, các nguồn nước ngầm phải được quan trắc, đánh giá để có biện pháp ứng phó kịp thời khi phát hiện có thông số vượt mức chuẩn cho phép hoặc có sự suy giảm mực nước.Hoạt động khoan thăm dò, khai thác nước ngầm phải có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Các cơ sở sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không rò rỉ, phát tán các chất đó vào nguồn nước ngầm.Trường hợp cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm môi trường nước ngầm thì phải chịu trách nhiệm xử lý ô nhiễm.* Đối với môi trường nước biển:Các nguồn thải vào nước biển phải được điều tra, đánh giá và có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát chặt chẽ để bảo vệ môi trường. Yêu cầu đánh giá, xác định, công bố các vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.Hoạt động khai thác nguồn lợi từ biển và hải đảo phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường đi liền với phát triển bền vững.6.2. Bảo vệ môi trường đấtCăn cứ Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường, để bảo vệ môi trường đất, pháp luật quy định quy hoạch, kế hoạch, dự án và hoạt động có sử dụng đất phải xem xét kỹ tác động của nó đến môi trường đất, có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái.Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất; xử lý, cải tạo và phục hồi đất mà mình làm ô nhiễm.Những khu vực ô nhiễm đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm thì Nhà nước xử lý, cải tạo và phục hồi đất.6.3. Bảo vệ môi trường không khíTheo Điều 12 Luật Bảo vệ môi trường, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, hoạt động dịch vụ có xả thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường thì phải giảm thiểu và xử lý để bảo vệ môi trường không khíLuật này cũng yêu cầu chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố theo quy định. Các nguồn phát thải bụi, khí thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soát. Đồng thời tình trạng ô nhiễm không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng.

7. Hành vi gây ô nhiễm môi trường bị xử lý như thế nào?

Cá nhân tổ chức thực hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà họ có thể bị phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.7.1. Xử phạt hành chínhCăn cứ Điều 24 Nghị định 45/2022/NĐ-CP, hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí bị phạt như sau:- Hành vi rò rỉ, thải hóa chất độc vào môi trường đất, nước trái quy định về bảo vệ môi trường: Phạt 40 – 50 triệu đồng.- Hành vi gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt chuẩn:+ Vượt mức chuẩn dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường thông thường: Phạt 50 – 80 triệu đồng.+ Vượt mức chuẩn từ 03 – 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 – 10 lần đối với thông số môi trường thông thường: Phạt 80 – 100 triệu đồng.+ Vượt mức chuẩn từ 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần đối với thông số môi trường thông thường: Phạt 100 – 150 triệu đồng.7.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự Bên cạnh việc hiểu rõ ô nhiễm môi trường là gì, cá nhân, tổ chức cần tránh thực hiện vi ô nhiễm môi trường, nếu không thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây ô nhiễm môi trường tại Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 như sau:Hành viMức phạtCá nhânPháp nhânKhung 1- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 1.000 – dưới 3.000 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng hoặc từ 3.000 – dưới 10.000 kg chất thải nguy hại khác. – Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 500 – dưới 1.000 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng hoặc từ 1.500 – dưới 3.000 kg chất thải nguy hại khác nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. – Xả thải ra môi trường từ 500 – dưới 5.000 m3/ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 300 – dưới 500 m3/ngày nước thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên. – Xả thải ra môi trường 500 m3/ngày trở lên nước thải vượt quy chuẩn từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 300 – 500 m3/ngày nước thải vượt quy chuẩn từ 05 – 10 lần hoặc từ 100 – dưới 300 mét khối (m3) trên ngày nước thải vượt chuẩn 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. – Thải ra môi trường từ 150.000 – dưới 300.000 m3/giờ khí thải vượt quy từ 05 – dưới 10 lần hoặc từ 100.000 – dưới 150.000 m3/giờ khí thải vượt quy 10 lần trở lên. – Thải ra môi trường 150.000 m3/giờ trở lên khí thải vượt quy chuẩn từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 100.000 – dưới 150.000 m3/giờ khí thải vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 50.000 – dưới 100.000 m3/giờ khí thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; – Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 100.000 – dưới 200.000 kg hoặc từ 70.000 – dưới 100.000 kg nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; – Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 50 – dưới 200 mSv/năm hoặc giá trị suất liều từ 0,0025 – dưới 0,01 mSv/giờ.Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 nămphạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồngKhung 2- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 3.000 – dưới 5.000 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm hoặc từ 10.000 – dưới 50.000 kg chất thải nguy hại khác;- Xả thải ra môi trường từ 5.000 – dưới 10.000 m3/ngày nước thải vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 500 – dưới 5.000 m3/ngày nước thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên;- Thải ra môi trường từ 300.000 – dưới 500.000 m3/giờ khí thải vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 150.000 – dưới 300.000 m3/giờ khí thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên;- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 200.000 – dưới 500.000 kg- Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 200 – dưới 400 mSv/năm hoặc giá trị suất liều từ 0,01 – dưới 0,02 mSv/giờ;- Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng.Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 nămPhạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 12.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 nămKhung 3- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật 5.000 kg trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm hoặc 50.000 kg trở lên chất thải nguy hại khác; – Xả thải ra môi trường 10.000 m3/ngày trở lên nước thải vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc 5.000 m3/ngày trở lên nước thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên; – Thải ra môi trường 500.000 m3/giờ trở lên khí thải vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc 300.000 m3/giờ trở lên khí thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên; – Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường 500.000 kg trở lên; – Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều 400 mSv/năm trở lên hoặc giá trị suất liều 0,02 mSv/giờ trở lên; – Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 nămPhạt tiền từ 12.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 nămTrên đây là phần giải đáp cho câu hỏi: “Ô nhiễm môi trường là gì?” cùng các vấn đề liên quan đến bảo vệ mội trường. Nếu còn vấn đề vướng mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.

Hàng ngày, các hóa chất tổng hợp, độc hại được thải ra môi trường. Nó ảnh hưởng đến nước, đất và không khí của chúng ta. Nước là nguồn tài nguyên quan trọng nhất nhưng cũng bị đe dọa nhiều nhất của chúng ta. Không có nước, không có sự sống. Vùng đất của chúng ta là nơi chúng ta sinh sống và phát triển. Không khí là thứ chúng ta hít thở; những gì di chuyển trong không khí là những gì chúng ta hít vào. Vì cuối cùng nó ảnh hưởng đến tương lai của hành tinh và chúng ta, nó được coi là mối đe dọa toàn cầu với cái giá phải trả rất lớn đối với môi trường.

Các vấn đề ô nhiễm độc hại được thảo luận dưới đây ảnh hưởng nhiều hơn đến những người sống gần các nguồn ô nhiễm. Những chất ô nhiễm này có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như dị tật bẩm sinh, rối loạn phát triển, các vấn đề về hô hấp, ung thư và trong một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, nó cũng có thể có tác động xấu đến động vật hoang dã và môi trường. Dưới đây là những việc làm khiến vấn đề ô nhiễm thêm phần trầm trọng.

1. Tái chế pin chì-axit

Các loại pin sạc này được cấu tạo từ các tấm chì và axit sulfuric trong một hộp nhựa. Kinh doanh tái chế pin là một ngành công nghiệp rất lớn. Mặc dù nhằm mục đích giảm số lượng pin dùng một lần như chất thải rắn, pin chứa một lượng lớn các kim loại và hóa chất độc hại như oxit chì dẫn đến ô nhiễm nước và ô nhiễm đất của chúng ta.

2. Ô nhiễm thủy ngân và chì từ khai thác mỏ

Hơn hai triệu người trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác và chế biến quặng.Các địa điểm khai thác này cung cấp các khoáng chất và kim loại khác nhau để sản xuất nhiều loại sản phẩm và khoáng chất.Các hóa chất độc hại nhất được tìm thấy gần các địa điểm này là chì, crom, amiăng, thạch tín, cadimi và thủy ngân.

3. Khai thác than (Ô nhiễm lưu huỳnh Dioxit và Thủy ngân)

Mặc dù nó thường bị bỏ qua, nhưng hàm lượng thủy ngân cao trong không khí là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Có nguồn gốc từ các nhà máy điện đốt bằng than, trong đó có nhiều nhà máy nằm rất gần các khu đô thị và thành phố lớn ở Mỹ. Nó cũng có thể di chuyển rất xa (hàng nghìn dặm) trong không khí.

Xem thêm: Thi thử bằng lái xe máy a1, 8 bộ đề thi sát hạch lái xe hạng a1

Thủy ngân cực kỳ gây hại cho sức khỏe con người vì nó gây tổn hại nghiêm trọng đến não và hệ thần kinh khi hít phải hoặc tiếp xúc với. Người ta cũng ước tính rằng một tỷ lệ cao phụ nữ mang thai ở Mỹ bị ảnh hưởng bởi nồng độ thủy ngân cao ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Nói chung, thủy ngân là một trong những chất ô nhiễm độc hại chết người nhất trong không khí.

Sulfur Dioxide (SO2) không chỉ là chất gây ô nhiễm đáng kể trong không khí của chúng ta và là hậu quả trực tiếp của các nhà máy điện than, nó còn là một trong những nguyên nhân gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nó có thể là căn nguyên của ung thư phổi, hen suyễn, khí phế thũng và viêm phế quản. Kết quả là, hàng ngàn người phải nhập viện hoặc tử vong một cách thảm khốc mỗi năm. Nó độc hại nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. SO2 bắt nguồn chủ yếu từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch tại các nhà máy điện và nhà máy điện than.

4. Khai thác vàng thủ công (ô nhiễm thủy ngân)

Quá trình sản xuất lấy vàng từ quặng khai thác thải ra nhiều thủy ngân hơn bất kỳ lĩnh vực toàn cầu nào khác.Quá trình khai thác thường được thực hiện ngoài trời, khiến những người sống gần đó gặp rủi ro do nước hoặc đất bị ô nhiễm.Thủy ngân hóa hơi là một nguyên tố gây độc thần kinh mạnh, gây rối loạn phát triển và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

5. Luyện chì

Mỗi năm có hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi các hóa chất độc hại, chủ yếu là sắt, đá vôi, pyrit và kẽm được thải vào không khí bởi hàng chục địa điểm luyện chì trên khắp thế giới.Luyện chì sử dụng lò nung và các tác nhân hóa học khác để loại bỏ tạp chất từ ​​quặng chì.Theo Viện thợ rèn, việc nấu chảy chì khiến khoảng 2,5 triệu người gặp rủi ro tại 70 địa điểm nấu chảy chì bị ô nhiễm trên toàn thế giới.

6. Ô nhiễm thuốc trừ sâu từ nông nghiệp và bảo quản

Thuốc trừ sâu là những chất cần thiết cho nông nghiệp để tiêu diệt các loài gây hại mục tiêu.Khoảng 2 triệu tấn thuốc trừ sâu được sử dụng hàng năm trên các cánh đồng.Kết quả là, hàng triệu tấn thuốc trừ sâu được đổ xuống các cánh đồng của chúng tôi mỗi năm.Thật không may, những ảnh hưởng sức khỏe mà thuốc trừ sâu gây ra cho chúng ta rất tai hại, từ kích ứng da đơn giản đến tổn thương hệ thần kinh thậm chí gây ung thư.

Ngoài ra, các kho dự trữ thuốc trừ sâu cũ và lỗi thời cũng gây thêm rắc rối.Hầu hết nông dân không biết chữ và sử dụng các sản phẩm hết hạn sử dụng.Ước tính có khoảng sáu đến chín triệu tấn thuốc trừ sâu như vậy được bảo quản không đúng cách.

7. Asen trong nước ngầm

Asen trong nước ngầm là một vấn đề ô nhiễm xảy ra tự nhiên ảnh hưởng đến khoảng 750.000 người, chủ yếu ở Nam Á.Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm vẫn được nhiều người sử dụng, có thể dẫn đến ung thư, tổn thương mạch máu, nhịp tim bất thường và một số tác hại khác.

8. Nước thải công nghiệp

Nước thải là nước đã bị tác động có hại do tác động bên ngoài và chảy ra từ một cống lộ thiên. Nước thải có thể bị ảnh hưởng hoặc không bởi bất kỳ yếu tố nào sau đây, nhưng chắc chắn không giới hạn ở pin, quá trình nấu chảy, chất độc, các hạt hữu cơ, mầm bệnh, mêtan và carbon dioxide. Nước này cuối cùng trong môi trường mà nó có hại cho con người hơn nhiều so với nước tưới.

9. Ô nhiễm Chromium (Ngành thuốc nhuộm)

Dù bạn có tin hay không thì ngành công nghiệp thuốc nhuộm thực sự ẩn chứa rất nhiều mối nguy hại cho sức khỏe. Thuốc nhuộm được sử dụng để thêm màu sắc cho vật liệu, nhưng sự bổ sung chúng gây ra ô nhiễm là nhiều hơn đáng chú ý. Trong khi crom, được sử dụng trong thuốc nhuộm, rất quan trọng đối với chế độ ăn uống của con người và nói chung, không gây hại cho cơ thể con người, Cr IV Chromium lại nguy hiểm và có độc tính cao, đủ để gây tử vong cho con người.

10. Ô nhiễm Chromium (Nhà máy thuộc da)

Chromium chủ yếu được sử dụng để biến da sống của động vật thành da cho người tiêu dùng, ở những nơi được gọi là xưởng thuộc da, tập trung chủ yếu ở Đông Nam Á.Các nhà máy thuộc da như vậy vẫn đang hoạt động với rất ít sự kiểm soát và hàng ngày thải ra 7,7 triệu lít nước thải và 88 triệu tấn chất thải rắn.Một lần nữa, Cr IV rất nguy hiểm và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như hô hấp, suy tim và ung thư ở não và thận.

11. Ô nhiễm chì từ bất động sản,công nghiệp hoặc khu công nghiệp

Khu công nghiệp là những khu vực được quy hoạch, khoanh vùng dành cho nhiều ngành công nghiệp, văn phòng và sản xuất.Những khu vực này còn được gọi là khu công nghiệp.Các khu công nghiệp tập trung nhiều loại hình kinh doanh từ sản xuất thực phẩm đến luyện kim loại nặng.

Các ngành công nghiệp điển hình tạo ra lượng chì cao và có thể được tìm thấy trong các khu công nghiệp bao gồm sản xuất và tái chế pin axit-chì (chiếm hơn 2/3 lượng chì toàn cầu sử dụng);luyện và đúc chì;sản xuất thủy tinh chì và các hợp chất chì;sản xuất bột màu, sơn và men gốm;và tái chế chất thải điện tử có chứa các ống tia âm cực.

Thật không may, ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, các khu công nghiệp có rất ít hoặc không có cơ sở hạ tầng xử lý và tiêu hủy chất thải, và chúng thường nằm gần các khu vực đông dân cư.Trong trường hợp khu công nghiệp không có cơ chế kiểm soát ô nhiễm, chì có thể được phát tán vào không khí, đất, nước và thực phẩm xung quanh.

Ảnh hưởng sức khỏe của việc tiếp xúc với chì có thể là cấp tính và mãn tính, và các vấn đề do nhiễm độc chì gây ra là giảm chỉ số thông minh, thiếu máu, tổn thương thần kinh, suy giảm tăng trưởng thể chất, rối loạn thần kinh, đau và nhức mỏi cơ và xương, giảm trí nhớ, rối loạn thận , chậm phát triển, mệt mỏi và đau đầu, và đau bụng dẫn đến ảnh hưởng đến vùng bụng.Tiếp xúc nghiêm trọng với nồng độ chì cao có thể dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe, bao gồm co giật, mê sảng, hôn mê và trong một số trường hợp, tử vong.

12. Ô nhiễm thủy ngân từ sản xuất hóa chất

Thủy ngân đã được sử dụng trong các quy trình sản xuất hóa chất trong nhiều năm như một chất xúc tác và thuốc thử hữu ích, giúp sản xuất nhiều chất khác nhau.Thủy ngân được sử dụng phổ biến nhất trong sản xuất dược phẩm, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, chất nổ và chất bảo quản.Thủy ngân cũng được sử dụng trong nhiều loại thiết bị tại một số cơ sở sản xuất hóa chất, chẳng hạn như nhiệt kế.

Thủy ngân có thể được giải phóng trong quá trình sản xuất hóa chất giống như crôm, và đó là thông qua nước thải và khí thải.Nếu không được xử lý hoặc chứa đựng đúng cách, nước thải từ quá trình rửa và làm mát ngoài việc làm vỡ nhiệt kế hoặc các sản phẩm khác có chứa thủy ngân nguyên tố, như bóng đèn huỳnh quang, đều có thể dẫn đến ô nhiễm thủy ngân cho hệ thống nước ngầm và nước mặt.Thủy ngân cũng có thể được giải phóng thông qua khí thải từ các quá trình gia nhiệt hóa học.

Ô nhiễm thủy ngân do sản xuất hóa chất có thể rất nguy hiểm đối với những người lao động có thể tiếp xúc trực tiếp với thủy ngân ở dạng lỏng hoặc hơi, và chất độc này cũng có thể xâm nhập vào hệ thống nước uống, đất và chuỗi thực phẩm.

Các quốc gia có cơ sở hạ tầng kém và các cơ sở xử lý nước thải đặc biệt có nguy cơ bị ô nhiễm nước thải và Blacksmith ước tính rằng thủy ngân từ quá trình sản xuất hóa chất ảnh hưởng đến nhiều người ở Đông Âu, Bắc Âu và Trung Á

13. Khai thác và chế biến quặng ô nhiễm cadmium

Cadmium là một nguyên tố xuất hiện tự nhiên trong vỏ trái đất, thường xuất hiện dưới dạng hợp chất oxit, sulfua hoặc clorua và được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm mạ kim loại và sản xuất nhựa, bột màu và pin.

Ô nhiễm cadmium cũng có thể được tạo ra do khai thác than, vì một nghiên cứu cho thấy rằng có hàm lượng cadmium trong máu cao (> 0,5 μg / dL) ở 85% trẻ em dưới 6 tuổi sống gần một mỏ than ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Cadmium có thể xâm nhập vào môi trường theo nhiều cách khác nhau;nấu chảy và chế biến quặng kẽm là một trong những nguyên nhân hàng đầu do con người gây ra ô nhiễm cadmium.Vì cadmium có trong quặng của các nguyên tố thường được khai thác, nó có thể được chuyển vào môi trường thông qua đá thải và quặng thải chế biến quặng.Nếu các mỏ có lò luyện tại các cơ sở chế biến quặng của họ, cadmium cũng có thể được thải vào không khí trong quá trình nung nóng quặng hoặc có thể tồn tại trong xỉ thải được tạo ra bởi quá trình nấu chảy và tinh luyện.

Khi bay vào không khí, cadmium có thể dễ dàng di chuyển dưới dạng bụi hoặc hơi, và thường làm ô nhiễm đất và thực phẩm khi nó lắng xuống mặt đất.Ăn phải thực phẩm bị nhiễm cadmium là một con đường tiếp xúc khá phổ biến.Các hợp chất cadimi trong đá thải khai thác và chất thải quặng đuôi có thể ngấm vào nước và đất, gây ô nhiễm các giếng nước sinh hoạt và các nguồn nước dùng để tắm rửa và tưới tiêu.Công nhân trong các mỏ có thể tiếp xúc với mức độ cao của bụi và hơi cadmium nếu không thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Cadmium là một vật liệu rất nguy hiểm, được biết đến là chất gây ung thư cho con người.Hít phải và đường miệng tiếp xúc với cadmium có thể gây rối loạn phổi và thận mãn tính, và trong trường hợp nghiêm trọng, tiếp xúc có thể gây ung thư.

14. Ô nhiễm xyanua từ khai thác và chế biến quặng

Xyanua không được hình thành trong vỏ trái đất mà thay vào đó được tạo ra bởi nhiều loại tảo, vi khuẩn, nấm và thực vật.Ô nhiễm xyanua thường liên quan đến việc khai thác kim loại, đặc biệt là vàng vì nó có thể liên kết với các kim loại mong muốn và giúp cô lập chúng khỏi quặng của chúng.

Việc sử dụng xyanua thường là một phần của giai đoạn xử lý quặng, và các phương pháp phổ biến nhất là ngâm rửa thùng và rửa trôi đống.Lọc Vat bao gồm trộn quặng đã nghiền nhỏ với hợp chất xyanua trong thùng, nơi nó sẽ tạo thành một hợp chất mới với kim loại và có thể hỗ trợ cô lập vật liệu mong muốn khỏi đá thải không mong muốn.

Quá trình rửa trôi, nếu được thực hiện không đúng cách hoặc không có sự giám sát cần thiết, có thể tạo ra một lượng lớn nước thải thường chứa một lượng nhỏ xyanua.Chất độc này cũng có thể tồn tại trong các chất thải còn sót lại sau quá trình chế biến quặng, nơi nó có thể ngấm vào đất và hệ thống nước ngầm, hoặc có thể xâm nhập vào không khí dưới dạng bụi.

Xyanua là một chất có độc tính cao, và tiếp xúc cấp tính có thể dẫn đến các vấn đề về tim và não, và trong một số trường hợp, có thể gây tử vong. Phơi nhiễm mãn tính với xyanua qua đường hô hấp, nuốt phải hoặc tiếp xúc qua da có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, đau đầu, tuyến giáp to, đau ngực, co giật và kích ứng da hoặc lở loét.