Giao tiếp qua điện thoại là một trong những hình thức bán hàng, tiếp thị ngày càng phổ biến hiện nay. Vì một lý do nào đó, nhân viên bán hàng không thể trực tiếp gặp gỡ hoặc tổ chức một buổi hẹn gặp với khách hàng. Lúc này, giao tiếp bằng điện thoại chính là một giải pháp tuyệt vời. Vậy ưu điểm và nhược điểm khi giao tiếp qua điện thoại là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ vấn đề này.
1. Sự cần thiết của hoạt động giao tiếp qua điện thoại
Giao tiếp qua điện thoại chính là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, không nhiều người nhận ra rằng giao tiếp qua điện thoại cũng đòi hỏi sự khéo léo, cách ứng xử thông minh, truyền đạt hiệu quả của người gọi dành cho người tiếp nhận.
Bạn đang xem: Tin công nghệ
Giao tiếp qua điện thoại là một hình thức rất phổ biến hiện nay
Xem thêm : Hướng dẫn thanh toán Thẻ tín dụng nội địa VietCredit
Theo đó, kỹ năng giao tiếp qua điện thoại là một yếu tố quan trọng của văn hóa giao tiếp mỗi ngày, đồng thời cũng là một kỹ năng cần thiết và quan trọng của mỗi con người, đặc biệt là khi giao tiếp với khách hàng qua điện thoại với mục đích kinh doanh, bán hàng.
Trong một số trường hợp cụ thể như:
- Nhân viên bán hàng không sắp xếp được thời gian
- Khách hàng không chủ động được thời gian
- Khoảng cách địa lý giữa nhân viên bán hàng và khách hàng quá xa
- Mong muốn tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng mà không phải cần đến gặp mặt trực tiếp
- Khách hàng hoặc nhân viên bán hàng gặp vấn đề về sức khỏe nên không thể gặp mặt trực tiếp
- Khách hàng ngại tiếp xúc với nhân viên bán hàng
- Gọi điện hỏi thăm, chăm sóc khách hàng, khảo sát sự hài lòng của khách hàng, giải đáp nhanh chóng những thắc mắc của khách hàng,…
Trong những trường hợp này, giao tiếp bằng điện thoại là một hoạt động thích hợp, cần thiết và giữ vai trò rất quan trọng. Nó giúp chúng ta tiếp cận cũng như chăm sóc khách hàng được chu đáo hơn, nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn.
2. Những ưu điểm và nhược điểm khi giao tiếp qua điện thoại
Ưu điểm khi giao tiếp qua điện thoại bao gồm:
- Thông tin của sản phẩm, của dịch vụ sẽ được cung cấp đến khách hàng một cách nhanh chóng
- Nhân viên sẽ nắm bắt nhanh chóng, kịp thời nhu cầu của khách hàng
- Nhận được phản hồi của khách hàng một cách nhanh chóng nhất
- Giúp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí đi lại cho cả nhân viên bán hàng và khách hàng
- Trong một số trường hợp nhất định, nhân viên bán hàng hoặc khách hàng không thể gặp mặt trực tiếp thì giao tiếp qua điện thoại tỏ ra hữu ích
- Giúp công ty, doanh nghiệp bán được sản phẩm, dịch vụ cho những khách hàng ở khoảng cách xa.
Nhược điểm khi giao tiếp qua điện thoại bao gồm:
- Có thể làm phiền đến khách hàng khi khách hàng đang làm việc, đang chạy xe ngoài đường, đang bận công việc nào đó.
- Khách hàng không thể trực tiếp thấy, trải nghiệm thử được sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Đòi hỏi rất nhiều kỹ năng giao tiếp, ăn nói, thuyết phục khách hàng của nhân viên.
- Không thể nhận thấy được thái độ của khách hàng một cách trực tiếp như tiếp xúc bên ngoài.
Xem thêm : Tại sao không nên trồng cây xương rồng trong nhà?
Giao tiếp qua điện thoại đòi hỏi nhiều kỹ năng của nhân viên
Nắm bắt được những ưu điểm và nhược điểm khi giao tiếp qua điện thoại, NMS đã xây dựng đội ngũ nhân viên giàu kỹ năng, nhiều kinh nghiệm, luôn vững vàng trong mọi tình huống. Chính vì vậy, NMS tin chắc rằng chúng tôi sẽ mang đến cho quý công ty, doanh nghiệp những gói dịch vụ chăm sóc khách hàng, tiếp thị qua điện thoại một cách hiệu quả nhất, góp phần giúp cho quý công ty thu được nhiều lợi nhuận nhất.
Hy vọng qua bài viết này, quý công ty, doanh nghiệp, đặc biệt là những nhân viên thường xuyên tiếp xúc với khách hàng sẽ biết được những ưu điểm và nhược điểm khi giao tiếp qua điện thoại. Qua đó, nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp của NMS, quý công ty hãy liên hệ qua website website https://nms.com.vn hoặc gọi đến số hotline 0922 99 1234 nhé!
>>> Xem ngay: Bí quyết giao tiếp qua điện thoại thành công
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp