Trường hợp nào bị coi là bị nợ xấu ngân hàng?
Nợ xấu được giải thích cụ thể tại khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN như sau:
Nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
Bạn đang xem: Bị nợ xấu vẫn vay được tiền từ ngân hàng: Có đúng không?
Theo đó, dù sử dụng phương pháp nào thì nợ cũng được phân thành 05 nhóm và nợ ở nhóm 3, 4 và 5 được xem xét là nợ xấu. Trong đó, nợ nhóm 3 là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nhóm 4 là nợ nghi ngờ và nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn.
Tuỳ vào phương pháp cam kết ngoại bảng mà nợ được phân loại như sau:
Phân loại
Phương pháp định lượng
Phương pháp định tính
Nhóm 1
– Nợ trong hạn, có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
– Quá hạn dưới 10 ngày, được đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc và lãi bị quá hạn và gốc, lãi còn lại đúng hạn…
Được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
Nhóm 2
– Nợ quá hạn đến 90 ngày trừ nợ ở nhóm 1 và khoản nợ được phân loại vào nhóm có rủi ro cao hơn.
– Được điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn trừ nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và nợ được phân loại vào nhóm có rủi ro cao hơn…
Đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
Nhóm 3
– Nợ quá hạn từ 9 – 180 ngày trừ nợ được phân loại vào nhóm có rủi ro cao hơn.
– Nợ gia hạn lần đầu còn trong hạn trừ nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và nợ được phân loại vào nhóm có rủi ro cao hơn.
– Nợ được miễn/giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thoả thuận giữa các bên trừ nợ được phân loại vào nhóm có rủi ro cao hơn…
– Nợ trong thời gian thu hồi theo quyết định hoặc phải thu hồi trước hạn, nợ bị phân vào nhóm 3… mà chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
– Đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và các khoản nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất.
– Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo kết quả thanh tra, giám sát, thông tin tín dụng có liên quan.
Nhóm 4
– Quá hạn từ 181 – 360 ngày trừ nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao.
– Nợ cơ cấu lại thời hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lần đầu trừ nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao.
– Nợ phải thu hồi theo quyết định thanh tra, kiểm tra nhưng quá hạn thu hồi đến 60 ngày chưa thu hồi được.
– Nợ phải thu hồi trước hạn theo quyết định của ngân hàng do khách vi phạm thoả thuận với ngân hàng mà chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 – 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi…
– Được đánh giá là có khả năng tổn thất cao. – Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo kết quả thanh tra, giám sát, thông tin tín dụng có liên quan.
Nhóm 5
– Nợ quá hạn trên 360 ngày.
– Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn được cơ cấu lần đầu.
Xem thêm : Những điều mẹ cần biết khi trẻ mọc răng hàm
– Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu theo thời hạn được cơ cấu lần thứ hai.
– Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba theo thời hạn được cơ cấu lần thứ ba…
– Được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, có khả năng mất vốn. – Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo kết quả thanh tra, giám sát, thông tin tín dụng có liên quan.
Như vậy, có thể thấy, dù phân loại theo phương pháp nào, nợ xấu là nợ được đánh giá là khoản nợ mà khách hàng khó có khả năng trả nợ cho ngân hàng và thậm chí có thể “mất trắng” do khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và lãi phát sinh.
Bị nợ xấu có vay được tiền từ ngân hàng không?
Vậy câu hỏi đặt ra là, có ngân hàng nào cho khách hàng bị nợ xấu vay tiền không? Như phân tích ở trên, hiện có 05 nhóm nợ và nhóm nợ số 3, 4, 5 mới được xem là nợ xấu. Còn nhóm 1, nhóm 2 vẫn được xem là nhóm nợ có khả năng thu hồi.
Do đó, có thể khẳng định bị nợ xấu là nợ nhóm 3, 4, 5 và khách hàng sẽ không được ngân hàng xét duyệt cho vay. Tuy nhiên, nếu khách hàng đó đã được xoá nợ xấu thì hoàn toàn được phép vay vốn ngân hàng.
Tức là, nếu hiện đang bị phân vào danh sách nợ xấu thì khách hàng sẽ không được vay vốn ngân hàng nhưng nếu đã được xoá nợ xấu thì ngân hàng hoàn toàn có thể xét duyệt cho vay vốn bình thường.
Bởi theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN, thông tin nợ xấu được lưu trữ trong thời gian tối đa 05 năm trừ trường hợp theo chính sách cung cấp thông tin của CIC (Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam – Credit Information Centre), các khoản nợ xấu dưới 10 triệu đồng sẽ ngừng cung cấp lịch sử ngay sau khi khách hàng tất toán và ngân hàng cập nhật thông tin.
Do đó, khi muốn vay ngân hàng khi vướng nợ xấu thì người vay có thể thực hiện theo thủ tục sau đây:
Bước 1: Kiểm tra tình trạng nợ của mình thông qua nhân viên ngân hàng hoặc trang web hoặc ứng dụng CIC.
Bước 2: Nếu bản thân còn nợ chưa trả thì ngay lập tức nên thực hiện trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng để ngân hàng cập nhật thông tin trên hệ thống CIC.
Bước 3: Vay tiền
– Nếu khoản vay dưới 10 triệu đồng: Thông tin nợ xấu sẽ được xoá ngay trên hệ thống, người vay hoàn toàn có thể vay tiền tại các ngân hàng, công ty tài chính…
– Nếu khoản vay trên 10 triệu đồng: Người vay cần chờ 05 năm sau khi thông tin xoá nợ được cập nhật vào hệ thống CIC. Sau 05 năm, người vay có thể làm các thủ tục để vay vốn ngân hàng như bình thường.
Trên đây là giải đáp thực hư việc bị nợ xấu vẫn vay được tiền từ ngân hàng. Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp