Nếu bạn rơi vào trường hợp bị nợ xấu, thanh toán không đúng hạn tại ngân hàng sẽ rất khó để vay vốn trong những lần tiếp theo. Nó cũng chính là bước cản lớn cho việc mua trả góp vì hồ sơ lưu trữ sẽ bị ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên trong một số trường hợp thật sự cần thiết, bạn sẽ có thể chọn cách vay mua trả góp. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc liệu nợ xấu có thể vay mua trả góp được không?
1. Nợ xấu là gì?
Nợ xấu hay còn gọi là nợ khó đòi, đây là các khoản nợ dưới chuẩn. Nó có thể là nợ quá hạn hoặc bị nghi ngờ về khả năng thanh toán nợ và khả năng thu hồi vốn của người cho vay.
Bạn đang xem: Người có nợ xấu có thể vay mua trả góp được không?
Hay hiểu theo một cách đơn giản khác, đây là khoản nợ quá hạn thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng trước đó. Theo hợp đồng đã ký kết, những hồ sơ có thời gian quá hạn từ 90 ngày kể từ ngày bắt đầu đến hạn trả sẽ bị xếp vào nhóm nợ khó đòi.
2. Các loại nợ xấu
Căn cứ vào Điều 2, Khoản 5 của Văn bản hợp nhất 15/VBHN-NHNN, nợ xấu là khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5, cụ thể như sau.
Nhóm 3 là nhóm nợ dưới tiêu chuẩn gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày.
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Nợ được giảm lãi hoặc miễn do khách hàng không đủ khả năng để trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Xem thêm : Cung Xử Nữ hợp với cung nào? Nên và không nên yêu cung nào nhất trong 12 cung hoàng đạo
Nhóm 4 là nợ nghi ngờ gồm:
- Là các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày.
- Thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai quá hạn dưới 30 ngày.
Nhóm 5 – Khoản nợ có khả năng mất vốn gồm:
- Nợ xấu quá hạn trên 360 ngày.
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
- Thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai quá hạn từ 30 ngày trở lên.
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả trường hợp chưa bị quá hạn hay đã quá hạn.
Tất cả những thông tin của người vay nợ khó đòi gồm những khoản vay trong quá khứ, hiện tại, họ tên người vay, thời gian nợ quá hạn, nơi vay vốn,… tất cả sẽ được lưu tại trung tâm tín dụng CIC và PCB trong thời hạn 3 – 5 năm khi người vay đã thanh toán tất cả tiền gốc và lãi.
3. Bị nợ xấu có mua trả góp được không?
Mua trả góp là hợp đồng mua bán tài sản và hàng hóa, trong đó người mua chỉ cần thanh toán một phần. Phần còn lại, người mua sẽ trả hàng tháng bao gồm một phần gốc và lãi. Đây được xem là một hình thức cho vay tiền mà các kỳ trả lãi và nợ gốc sẽ trùng nhau.
Hình thức mua trả góp ngày một phổ biến hơn vì nó có thể đáp ứng được cho các nhu cầu sống của mọi người. Các sản phẩm mua trả góp phổ biến gồm Tivi, điện thoại, xe máy,… được rất nhiều khách hàng ưa chuộng.
Khi bạn đăng ký mua trả góp cũng giống như bạn đang vay tại ngân hàng hay các tổ chức tài chính. Theo đó, tùy vào mức độ đánh giá nợ xấu mà bạn có thể vay mua trả góp tiếp hay không. Mỗi nhóm nợ sẽ được quy định cụ thể như sau:
- Nợ nhóm 1: Các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng có thể xem xét để giải ngân hồ sơ mua trả góp của khách hàng. Vì nhóm này thường là những người có khả năng thanh toán nợ gốc và lãi đúng thời hạn.
- Nợ nhóm 2: Nếu bạn thuộc nhóm này, chắc chắn bạn sẽ không được các ngân hàng chấp nhận hồ sơ mua trả góp. Tuy nhiên bạn có thể thực hiện thủ tục mua trả góp tại các công ty tài chính. Vì những công ty này có những chính sách riêng cho nhóm nợ 2 tùy vào từng khả năng và điều kiện của mỗi khách hàng. Tuy nhiên để giúp cơ hội vay trả góp thành công cao nhất, bạn hãy chọn công ty tài chính khác với tổ chức tài chính cũ nơi mà bạn đang dính nợ xấu.
- Nợ khó đòi nhóm 3, 4 và 5: Có thể thấy nhóm nợ này thuộc nhóm nợ khó đòi nên không có ngân hàng hay tổ chức tài chính nào chấp nhận cho khách hàng nhóm này vay. Để được vay tiếp tục trong trường hợp này, điều duy nhất mà khách hàng cần thực hiện là trả hết gốc và lãi, sau đó chờ 3-5 năm để vay trở lại.
Xem thêm : Nhà xe Phương Trang Cà Mau đi các tỉnh: Lịch trình, số điện thoại, giá vé
Như vậy những khách hàng thuộc nhóm nợ 1 và 2 vẫn có thể tiếp tục thực hiện vay mua trả góp. Nhưng khách hàng thuộc nhóm 3, 4 và năm sẽ cần chờ từ 3 đến 5 năm sau.
4. Bị nợ xấu rồi có thể vay được nữa không?
Tùy vào mức độ nợ của bạn thuộc nhóm nào thì công ty tài chính và ngân hàng sẽ xem xét để xét duyệt hồ sơ vay mua trả góp của bạn.
Khi tiến hành vay thế chấp hoặc tín chấp tại tổ chức tài chính hoặc ngân hàng. Đơn vị này sẽ cung cấp thông tin cho bên CIC, từ đó họ sẽ tổng hợp cơ sở dữ liệu để đánh giá và phản ánh lịch sử tín dụng của bạn.
Nếu bạn được xếp vào nhóm nợ xấu 3, 4 hoặc 5 sẽ rất khó để vay tại các tổ chức hay ngân hàng. Thực tế, thông tin lịch sử tín dụng của người vay sẽ được lưu trên hệ thống dữ liệu trong 3 – 5 năm khi người đi vay trả đủ cả gốc lẫn lãi.
Với một số ngân hàng sẽ có hệ thống kiểm soát rủi ro rất chặt chẽ đặc biệt là đối với những ngân hàng có vốn nước ngoài hoặc có chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Nếu như khách hàng rơi vào nhóm nợ khó đòi thì sẽ không được xét duyệt khoản vay dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu như bạn nằm ở nhóm nợ 1 hoặc 2 và muốn vay tiền ngân hàng hay tại những đơn vị tài chính, hãy lưu ý những nội dung sau:
- Bạn hãy trả hoàn toàn các khoản nợ khó đòi hiện tại và phải chứng minh rằng mình không thường xuyên vi phạm nợ xấu.
- Ở thời điểm hiện tại, bạn cần chứng minh khả năng chi trả của mình và có nguồn thu nhập ổn định.
- Có các tài sản thế chấp, đơn vị cho vay sẽ được vào giá trị tài sản thế chấp này, họ sẽ hỗ trợ bạn vay vốn khi mắc nợ khó đòi.
- Bạn có người bảo lãnh khoản vay và người bảo lãnh có đủ điều kiện vay tiền, họ sẽ là người đồng trả nợ chính của bạn.
- Có người bảo lãnh khoản vay, người bảo lãnh đủ điều kiện vay tiền và người đồng trả nợ chính là bạn
Qua các thông tin trên, hẳn bạn đã hiểu rõ được khi bị nợ xấu có thể vay mua trả góp được không. Để tránh rơi vào trường hợp khó vay vốn cho những lần sau này, bạn hãy trả các khoản vay đúng thời hạn nhé! Bạn có thể sử dụng ứng dụng Mobile Banking MyVIB để quản lý các khoản vay một cách dễ dàng hơn bằng các tiện ích như cập nhật thông tin các khoản vay nợ, kiểm tra số dư tài khoản, chi tiêu tín dụng,…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp