1. Một vài điểm cơ bản về cuộc đời của Tôn Trung Sơn:
Tôn Trung Sơn, sinh ngày 12/11/1886 tại tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc trong một gia đình nông dân có điều kiện trong vùng. Ông đã từng học ở thủ phủ Honolulu tại tiểu bang Hawaii. Do vậy mà tư tưởng của ông chịu ảnh hưởng rất lớn từ Phương Tây. Ông được coi như là một trong những chính khách, triết gia chính trị và bác sĩ người Trung Quốc nổi tiếng nhất lúc bấy giờ, đồng thời được người Trung Quốc tôn vinh là người đóng vai trò quan trọng, quyết định to lớn chiến thắng trong cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại nhà Thanh của người Mãn Châu và khai sinh ra nước Trung Hoa Dân Quốc. Chính vì vai trò to lớn ấy mà ông được người dân Trung Quốc ca ngọi như là “Cha đẻ của dân tộc Trung hoa Dân quốc”. Tôn Trung Sơn mất vào ngày 12 tháng 3 năm 1925 tại quê nhà của mình”
2. Khái niệm Chủ nghĩa Tam dân:
Chủ nghĩa Tam Dân hay còn được biết đến dưới cái tên học thuyết Tam Dân, là một cương lĩnh chính trị do Tôn Dật Tiên hay tên gọi khác là Tôn Trung Sơn trực tiếp đề xuất, với mục tiêu sớm biến nước đất nước Trung Quốc (khi đó đang chịu sự cai trị của nhà Thanh dưới sự nắm quyền của người Mãn Châu) trở thành một quốc gia tự do, tự lập và ngày càng hùng cường, vững mạnh hơn trên bản đồ thế giới. Chủ nghĩa này hoàn thiện và có tính ứng dụng cho tới tận ngày nay thông qua việc kế thừa và vận dụng học thuyết này vẫn luôn được thể hiện rõ nét trong tổ chức chính quyền của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Triết lý này cũng xuất hiện ngay trong dòng mở đầu của Quốc ca Trung Hoa Dân Quốc. Chủ nghĩa Tam dân thậm chí còn có ảnh hưởng sâu sắc trong tư tưởng chính trị của những chính trị gia nổi tiếng, tài năng bậc nhất của Trung Quốc đó là Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch. Cả hai đều vô cùng mến mộ Tôn Trung Sơn, cho dù là đối thủ của nhau và đều hay được xem là những nhà cai trị độc tài, bảo thủ và có xu hướng độc đoán.
Bạn đang xem: Nội dung cơ bản của học thuyết tam dân của Tôn Trung Sơn
3. Sự ra đời của học thuyết Tam dân:
Năm 1894, ngay sau khi tổ chức Hưng Trung Hội được thành lập và đi vào hoạt động, Tôn Dật Tiên mới bắt đầu hình thành trong tư tưởng hai nguyên tắc đại cương đầu tiên là: dân tộc và dân quyền. Ông chỉ bắt đầu nhen nhóm ý tưởng thứ ba và cũng là ý tưởng quan trọng nhất của học thuyết Tam dân sau này là – dân sinh, trong chuyến đi kéo dài ba năm đến châu Âu được bắt đầu từ năm 1896 và kết thúc vào năm 1898. Ông chính thức công bố tất cả ba ý tưởng vào mùa xuân năm 1905, cũng tại Châu Âu nhưng lại trong một chuyến đi khác. Chủ nghĩa Tam dân được ông chính thức công bố lần đầu tiên trước công chúng trong một hội nghị nhỏ tại thủ đo Brussels, Vương quốc Bỉ. Sau đó, ông tiếp tục lãnh đạo và tổ chức Hưng Trung Hội ở nhiều thành phố tại châu Âu. Vào thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có vỏn vẹn khoảng 30 thành viên trong chi nhánh Brussels, đồng thời tổ chức cũng kết nạp thêm 20 thành viên ở Berlin, Đức và 10 thành viên ở Paris – Thủ đô nước Pháp. Sau khi tổ chức Trung Quốc Đồng minh Hội được ông tiếp tục thành lập, Tôn Dật Tiên tiến hành xuất bản một bài xã luận ở tờ Dân Báo (民報) Đây cũng là lần đầu tiên các ý tưởng về học thuyết Tam Dân được thể hiện bằng văn bản. Sau này, trong ấn bản kỷ niệm của Dân Báo, bài phát biểu chi tiết của ông về Tam Dân đã được in, xuất bản các biên tập viên của tờ báo đã tranh luận vô cùng gay gắt về vấn đề sinh kế của người dân.
Xem thêm : Những phong tục tập quán không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên đán của người Việt
Hệ tư tưởng của ông được cho là bị ảnh hưởng nặng nề bởi kinh nghiệm của Tôn Dật Tiên trong thời gian ông ở phương Tây mà cụ thể là ở Hoa Kỳ bởi học thuyết này chứa đựng các yếu tố của phong trào tiến bộ, mới mẻ, độc đáo của Mỹ so với tư tưởng có phần lỗi thời của văn hóa Á Đông vào lúc bấy giờ. Tư tưởng của Lincoln với tinh thần “chính phủ của nhân dân, bởi nhân dân, cho nhân dân”, được xem như là một nguồn cảm hứng bất tận cho học thuyết Tam Dân của Tôn Dật Tiên. Chủ nghĩa Tam Dân về con người được kết nối với nhau như là phương châm, là cốt lõi cho sự phát triển phồn thịnh, hiện đại hóa của nước Công hòa Nhân dân Trung Hoa được kéo dài bởi Hồ Hán Dân và kế thừa bởi Chủ tịch Tập Cận Bình.
4. Những nội dung cốt lõi của chủ nghĩa Tam dân:
Chủ nghĩa tam dân được tạo nên từ ba yếu tố cơ bản nhất là: dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc.
Trong đó, về yếu tố dân tộc độc lập, yếu tố này có ý nghĩa rằng các dân tộc trên đất nước Trung Hoa không cho phép các thế lực ngoại lai xâm chiếm quốc gia này. Tôn Dật Tiên cho rằng, để thực hiện được mục tiêu cao cả này, người Trung Hoa phải hình thành một tinh thần Trung Hoa thống nhất, đoàn kết, không phân biệt dân tộc, tôn giáo hay lãnh thổ riêng lẻ. Năm dân tộc, chủng người lớn là của Trung Quốc là người Hán, người Mông Cổ, người Tây Tạng, người Mãn Châu, và người Duy Ngô Nhĩ phải cùng đồng lòng và phải thể hiện sự đồng lòng đó thông qua việc sử dụng một lá cờ gồm có 5 màu biểu trưng cho 5 dân tộc anh em của Trung Quốc.(lá cờ cộng hòa của Trung Quốc sử dụng trong giai đoạn 1911-1928).
Xem thêm : Con trai nên lấy vợ năm bao nhiêu tuổi? Tại sao?
Về dân quyền tự do, yếu tố này được hiểu là Trung Quốc phải trở thành một đất nước mà chính quyền ở đó phải là “chính quyền của dân”. Người dân có bốn quyền lợi chính trị căn bản, được thừa nhận trên toàn thế giới là: tuyển cử (quyền bầu cử), bãi miễn (quyền miễn nhiệm), sáng chế (quyền được sáng tạo), và phức quyết. Nó tương ứng với những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận chính thức trong các bản hiến pháp của phương Tây. Đối với Tôn Dật Tiên, điều này phải được hiện thực hóa thông qua một chính quyền có hiến pháp, giống như chính phủ tại Hoa Kỳ. Chính phủ của Trung Quốc phải được tổ chức theo mô hình“ngũ quyền phân lập” , thậm chí còn phải tiến bộ, dân chủ, văn minh hơn so với “tam quyền phân lập” ở các nước phương Tây. Nó được thể hiện ở năm cơ quan có chức năng độc lập, giám sát, bổ trợ lẫn nhau là cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp, kiểm sát và thẩm tra.
Dân sinh hạnh phúc có hàm ý về phúc lợi xã hội. Ý tưởng này của Tôn Dật Tiên chịu sự ảnh hưởng bởi nhà tư tưởng Henry George, với việc chủ yếu tập trung vào phương pháp cải cách thuế ruộng đất. Tôn Dật Tiên cũng phân chia dân sinh hạnh phúc thành bốn lĩnh vực chủ yếu, cơ bản nhất, quan trọng nhất trong đời sống mỗi người là: quần áo, thức ăn, nhà cửa và y tế. Đây là một chính sách được coi là vô cùng tiến bộ, vượt xa tầm nhìn của các nhà lãnh đạo trứơc đây của Trung Quốc nhưng điều đáng tiếc nhất là Tôn Dật Tiên lại qua đời quá sớm, trước khi ông kịp giải thích cặn kẽ quan điểm của mình về 4 lĩnh vực này.
Về chính sách dân sinh hạnh phúc, cuộc cải cách ruộng đất đạt được kết quả vượt bậc ở Đài Loan chính là một ví dụ điển hình. Bắt đầu từ năm 1946, các ruộng đất của chính phủ quản lý được cho người nông dân thuê lại với giá rẻ, từ đó góp phần cải thiện rõ rệt đời sống của họ. Chính vì giá thuê rẻ mà người nông dân được lợi rõ ràng nên vô cùng chăm chỉ làm việc, góp phần khiến sản lượng thu hoạch tăng cao vượt trội (tăng 46% trong 4 năm). Cùng với đó, nguồn lợi nhuận thu được từ việc sở hữu ruộng đất của các chủ đất giảm xuống (do các ruộng của chính phủ), khiến những chủ đất mong muốn bán tháo đất đai của mình để có kinh phí đầu tư sang khu vực kinh tế khác. Lượng đất này cuối cùng lại được chính phủ hoặc những người nông dân có điều kiện mua lại. Cuối cùng, chính phủ tiếp tục bán ra số đất mà mình sở hữu. Tới những năm 50 của thế kỷ trước, mà cụ thể hơn là vào năm 1953, số lượng ruộng đất được người nông dân Đài Loan sở hữu cuối cùng đã tăng lên tới 90%.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp