BÀI 14: BẢN VẼ CƠ KHÍ
- Nghị định và Thông tư, cái nào có giá trị pháp lý cao hơn?(Nguồn: thuvienphapluat.vn)
- Cách học thuộc đoạn văn tiếng Anh nhanh nhất hiện nay
- Sĩ quan dự bị là gì? Chế độ, tiêu chuẩn và công việc của Sĩ quan dự bị?
- Đau răng khôn ăn gì? Đừng lo vì có cả một list đồ ăn đang chờ bạn đây
- Tài sản chung được chia như thế nào khi không đăng ký kết hôn?
I. Bản vẽ chi tiết
Bạn đang xem: Lý thuyết bản vẽ cơ khí – Công nghệ 10
1. Nội dung của bản vẽ chi tiết
– Bản vẽ chi tiết bao gồm các hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật và khung tên.
– Các hình biểu diễn thể hiện hình dạng chi tiết máy và các thông số và yêu cầu kĩ thuật và hướng dẫn gia công và xỉu lý bề mặt các vật thể
2. Đọc bản vẽ chi tiết
Đọc bản vẽ chi tiết là hiểu được đầy đủ và chính xác các nội dung của bản vẽ chi tiết đó, bao gồm:
– Hiểu rõ được tên gọi,công dụng,hình dáng,cấu tạo, kích thước và vật liệu của chi tiết
– Hiểu rõ các yêu cầu kĩ thuật
Xem thêm : 1 chỉ vàng bao nhiêu tiền? Cách quy đổi vàng trong giao dịch và giá vàng hôm nay
3. Lập bản vẽ chi tiết
Bước 1: Tìm hiểu công dụng, yêu cầu kĩ thuật của chi tiết
Bước 2: Chọn phương án biểu diễn. Phương án biểu diễn phải thể hiện đầy đủ và rõ ràng hình dáng, cấu tạo bên ngoài và bên trong chi tiết
Bước 3: Vẽ các hình biểu diễn. Thực hiện lần lượt như sau
– Bố trí các hình biểu diễn bằng cách vẽ nét mảnh các đường bao hình biểu diễn (hình 14.4)
– Lần lượt vẽ hình dạng bên ngoài, bên trong,…. (hình 14.5)
– Tẩy các nét thừa (14.6)
Bước 4: Ghi kích thước, yêu cầu kĩ thuật và nội dung khung tên
II. Bản vẽ lắp
1. Nội dung bản vẽ lắp
– Có 4 nội dung:
+ Hình biểu diễn: Gồm hình chiếu và hình cắt diễn tả hình dạng, kết cấu và vị trí các chi tiết máy của bộ vòng đai.
+ Kích thước: Gồm kích thước chung của sản phẩm, kích thước lắp của các chi tiết.
+ Bảng kê: Gồm số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng,vật liệu…Khung tên: Tên sản phẩm, tỷ lệ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế…
2. Đọc bản vẽ lắp
– Đọc bản vẽ lắp là hiểu đầy đủ và chính xác các nội dung của bản vẽ lắp đó, bao gồm:
+ Hiểu được hình dáng, cấu tạo của từng chi tiết và các chức năng của nó trong sản phẩm
+ Hiểu được rõ mối ghép của các chi tiết với nhau
+ Nắm được nguyên lý làm việc, công dụng và trình tự tháo lắp của sản phẩm, các nội dung quản lý bản vẽ
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp