BÀI 2. PHÉP LAI PHÂN TÍCH – Thư viện SinhhocC2

– Mỗi phép lai trên được gọi là phép lai phân tích.

– Khái niệm: Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trạng trội cần xác định kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn.

– Kết quả:

+ Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (AA).

+ Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp (Aa).

II. Ý NGHĨA CỦA TƯƠNG QUAN TRỘI – LẶN

– Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thể thực vật, động vật và người.

– Ví dụ: Ở cà chua tính trạng quả đỏ, nhẵn, thân cao là tính trạng trội. Tính trạng quả vàng, có lông tơ, thân thấp là tính trạng lặn. Ở chuột: tính trạng lông đen, ngắn là trội, lông trắng, dài là lặn.

– Để xác định được tương quan trội lặn người ta sử dụng phép lai phân tích:

Ví dụ:

P: AA × aa

F1: Aa

F1 × F1: Aa × Aa

F2 có tỷ lệ KG: 1AA : 2Aa : 1aa

KH: 3 trội : 1 lặn

– Ý nghĩa của tương quan trội – lặn:

+ Trong chọn giống nhằm đáp ứng nhu cầu: xác định các tính trạng mong muốn và tập trung nhiều gen quý vào 1 kiểu gen để tạo giống có giá trị cao. Người ta dựa vào tương quan trội – lặn.

+ Để tránh sự phân li tính trạng diễn ra (ở F1) làm xuất hiện tính trạng xấu (tính trạng lặn) ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất vật nuôi, cây trồng người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống dựa vào phép lai phân tích.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Ở lúa tính trạng thân cao (A) là trội hoàn toàn số với tính trạng thán thấp (a). Nêu ở đời con có tỉ lệ 50% thân cao: 50% thân thấp thì bố mẹ có kiểu gen là:

A.P: AA x aa;

B.P: Aa x Aa;

C.P: Aa x aa;

D.P: aa x aa.

Đáp án: C vì F1 phân tính với tỷ lệ phân ly ≈ 1 :1→ đây là phép lai phân tích giữa Aa x aa

Câu 2: Ở cà chua gen A qui định quả đỏ (trội), gen a qui định quả vàng (lặn). Phép lai nào sau đây thu được kết quả 75% quả đỏ: 25% quả vàng?

A.AA x aa

B.AA x Aa

C.Aa x aa

D.Aa x Aa

Đáp án: D vì F1 phân tính với tỷ lệ phân ly ≈ 3 :1→ đây là phép lai giữa Aa x Aa

Câu 3: Thế nào là lai 1 cặp tính trạng?

A.Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng tương phản

B.Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng

C.Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng tương phản

D.Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng

Đáp án: C vì phép lai 1 cặp tính trạng là phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng tương phản

Câu 4: Menden đã giải thích định luật phân tính bằng hiện tượng giao tử thuần khiết, theo hiện tượng này:

A.Cơ thể lai F1 cho ra những giao tử lai giữa bố và mẹ

B.Cơ thể lai F1 không cho ra những giao tử lai mà là những giao tử mang nhân tố di truyền nguyên vẹn trước đó nhận từ bố mẹ

C.Cơ thể lai F1 cho ra chỉ thuần 1 loại giao tử

D.Cơ thể lai F2 nhận các giao tử mang nhân tố di truyền giống nhau từ F1

Đáp án: B vì Menden đã giải thích định luật phân tính bằng hiện tượng giao tử thuần khiết, theo hiện tượng này: Cơ thể lai F1 không cho ra những giao tử lai mà là những giao tử mang nhân tố di truyền nguyên vẹn trước đó nhận từ bố mẹ

Câu 5: Nội dung cơ bản về thuyết giao tử thuần khiết của Menđen là:

A. Giao tử chỉ mang 1 gen đối với mỗi cặp alen

B.Các giao tử không chịu áp lực của đột biến

C.Trong cơ thể lai, các nhân tố di truyền không có sự pha trộn mà vẫn giữ nguyên bản chất như ở thế hệ P

D.Câu A, B đúng.

Đáp án: C vì nội dung cơ bản về thuyết giao tử thuần khiết của Menđen là : Trong cơ thể lai, các nhân tố di truyền không có sự pha trộn mà vẫn giữ nguyên bản chất như ở thế hệ P

Câu 5: Ở người tính trạng mắt nâu là trội hoàn toàn so với tính trạng mắt xanh. Một người nữ mắt nâu (Aa) lấy chồng mắt xanh (aa) thì các con họ sinh ra sẽ có:

A.Mắt nâu; mắt xanh

B.Màu mắt khác.

C.Mắt nâu

D.Mắt xanh

Đáp án: A vì Người mẹ (Aa) → 2 giao tử: A và a. Người bố (aa) → 1 loại giao tử: a

Các giao tử kết hợp ngẫu nhiên ở thế hệ F1 → con sinh ra sẽ có: Mắt nâu (Aa) và mắt xanh (aa).

Câu 7: Kiểu gen là

A. Tổ hợp các gen nằm trên NST thường

B.Tập hợp tất cả các gen trong giao tử đực và giao tử cái

C.Tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể sinh vật

D.Tập hợp tất cả các gen trong nhân tế bào

Đáp án: C vì kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể sinh vật

Câu 8: Kiểu gen là gì?

A.Kiểu gen là tập hợp các gen trội trong tế bào cơ thể

B. Kiểu gen là nguồn gen vốn có của cơ thể

C.Kiểu gen là tổ hợp các gen trong tế bào cơ thể

D.Cả B và C đều đúng.

Đáp án: D vì kiểu gen là tổ hợp các gen trong tế bào cơ thể hay chính là nguồn gen vốn có của cơ thể

Câu 9: Với 2 alen B; b trong quần thể của loài sẽ có những kiểu gen bình thường sau:

A.BB, bb

B.B, b

C.Bb

D.BB, Bb, bb

Đáp án: D vì các kiểu gen: BB, Bb, bb

Câu 10: Khi các cá thể có kiểu gen Bb tự thụ phấn, ở F2 có tỉ lệ

A.Bb = 100%

B.Bb = 75%, BB + bb = 25%

C.Bb = 50%, BB + bb = 50%

D.Bb = 25%, BB + bb= 75%

Đáp án: D

P: Bb X Bb

F1: 1BB: 2Bb: 1bb

→ Bb = 50%, BB+bb = 50%

F2: Bb = 1/2 x 50% = 25%, BB+bb = 75%

Nguyễn Thị Dung @ 15:37 09/10/2022 Số lượt xem: 608