Bài viết Lý thuyết Khúc xạ ánh sáng với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Lý thuyết Khúc xạ ánh sáng.
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2023? Đếm ngược Tết 2023
- Đặt tên con gái 2022 họ Vũ hay, ý nghĩa, hợp tuổi bố mẹ
- Bạn đã biết cách đăng xuất Zalo từ xa trên điện thoại và máy tính chưa?
- Mẹ bầu ăn sushi, sashimi được không- Chuyên Gia Giải Đáp
- 9 cách quên người yêu cũ để bạn tiếp tục sống hạnh phúc hiệu quả
Lý thuyết Khúc xạ ánh sáng
Bài giảng: Bài 26: Khúc xạ ánh sáng – Cô Nguyễn Quyên (Giáo viên VietJack)
A. Tóm tắt lý thuyết
1. Sự khúc xạ ánh sáng
a) Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương (gãy) của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
Ta có: SI là tia tới.
I là điểm tới.
N’IN là pháp tuyến với mặt phân cách tại I.
IR là tia khúc xạ.
IS’ là tia phản xạ.
i là góc tới, r là góc khúc xạ.
b) Định luật khúc xạ ánh sáng
– Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.
– Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi:
2. Chiết suất của môi trường
Xem thêm : Quyết định của trọng tài thương mại là gì?
a) Chiết suất tỉ đối
Tỉ số không đổi trong hiện tượng khúc xạ được gọi là chiết suất tỉ đối n21 của môi trường (2) chứa tia khúc xạ đối với môi trường (1) chứa tia tới.
+ n21 > 1 thì r
+ n21 i: Tia khúc xạ bị lệch xa pháp tuyến hơn. Môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1).
b) Chiết suất tuyệt đối
– Chiết suất tuyệt đối (thường gọi tắt là chiết suất) của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không.
+ Chiết suất của chân không là 1.
+ Chiết suất của không khí gần bằng 1.
+ Các môi trường trong suốt khác đều có chiết suất tuyệt đối lớn hơn 1.
– Hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối:
Xem thêm : Nhạc Tiếng Anh Nhẹ Nhàng Trầm Lắng 2023
Trong đó:
n1 là chiết suất tuyệt đối của môi trường (2)
n2 là chiết suất tuyệt đối của môi trường (1)
Chú ý:
– Hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và vận tốc truyền ánh sáng trong các môi trường:
– Chiết suất của một môi trường:
Xem thêm : Nhạc Tiếng Anh Nhẹ Nhàng Trầm Lắng 2023
Trong đó:
c = 3.108 m/s là vận tốc ánh sáng trong chân không.
v là vận tốc ánh sáng trong môi trường có chiết suất n.
– Biểu thức khác của định luật khúc xạ ánh sáng:
n1sini = n2sinr
+ Trường hợp i và r nhỏ hơn 10o thì: sini ≈ i; sinr ≈ r
Ta có: n1i = n2r
+ Trường hợp i = 0o, r = 0o thì tia sáng đi vuông góc với mặt phân cách (không xảy ra hiện tượng khúc xạ).
3. Tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng
Ánh sáng truyền đi theo đường nào thì cũng truyền ngược lại theo đường đó:
Chú ý: Tính thuận nghịch cũng biểu hiện ở sự truyền thẳng và sự phản xạ.
4. Liên hệ thực tế
Vị trí thật của những vật ở trong nước thấp hơn vị trí mà mắt ta nhìn thấy
Nhìn xuống cốc nước, ta thấy ống hút như bị gãy khúc tại mặt nước và đáy cốc dường như cao lên
Xem thêm các phần Lý thuyết Vật Lí lớp 11 Ôn thi THPT Quốc gia hay, chi tiết khác:
- Lý thuyết Phản xạ toàn phần
- Lý thuyết tổng hợp chương: Khúc xạ ánh sáng
- 30 câu trắc nghiệm Khúc xạ ánh sáng có lời giải (cơ bản)
- 30 câu trắc nghiệm Khúc xạ ánh sáng có lời giải (nâng cao)
Săn SALE shopee Tết:
- Đồ dùng học tập giá rẻ
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp