1. Căn cứ pháp lý:
- Sở tài nguyên và môi trường tiếng Anh là gì?
- 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam đồng loạt hạ lãi suất
- Điểm chuẩn Trường Đại học Tài chính Ngân hàng (FBU) năm 2022 2023 2024 mới nhất
- Sinh năm 1991 bao nhiêu tuổi năm 2024? Xem số tử vi chuẩn xác để hóa giải vận hạn
- 20+ cách trị mụn tại nhà hiệu quả sau 1 đêm – áp dụng mụn sưng, đỏ
Bộ luật dân sự 2015 ;
Bạn đang xem: Công ty luật TNHH Sao Sáng
Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:
Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
2. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 34 Bộ luật dân sự 2015, công dân có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, cụ thể:
“Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”
Theo đó, tùy vào nội dung của lời nói xấu là gì, mức độ ảnh hưởng ra sao mà có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp người bị đặt điều nói xấu làm ảnh hưởng đến danh dự có thể khai báo, tố giác với cơ quan Công an nơi cư trú về vụ việc này để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân, người bị nói xấu kèm theo những chứng cứ chứng minh để cơ quan chức năng xác minh làm rõ vụ việc.
3. Xử phạt hành chính hành vi bịa đặt, nói xấu người khác:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ, người trong gia đình.
– Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu TNHS.
Như vậy, theo quy định trên, những người có hành vi bịa đặt, nói xấu người khác nhằm lăng mạ, bôi nhọ danh dự của bạn có thể bị phạt từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng. Đồng thời, buộc phải cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn cho người bị bịa đặt, nói xấu theo khoản 14 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
4. Bịa đặt, nói xấu người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm Hình sự:
Căn cứ Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:
Xem thêm : Top 12 cách chữa ngứa vùng kín tại nhà ở cả nam và nữ giới
“Điều 156. Tội vu khống:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
Xem thêm : 6 sự thật chẳng ai biết về những người chỉ chiếm 10% dân số thế giới
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, trong trường hợp người nói xấu đó biết rõ về câu chuyện bên trong nhưng lại đặt điều loan tin sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì sẽ bị xử lý với tội vu khống.
5. Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm:
Ngoài việc có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự, những người hàng xóm có thói quen thiếu văn hóa ấy còn có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác theo quy định tại Điều 592 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:
– Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo các khoản nêu trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Để được bồi thường người bị hại có thể:
– Khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại nếu người có hành vi bịa đặt chỉ bị xử lý hành chính.
– Yêu cầu Tòa án xử lý yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự nếu người có hành vi bịa đặt bị xử lý hình sự.
Trên đây là nội dung Công ty Luật TNHH Sao Sáng gửi đến quý bạn đọc về chủ đề Đặt điều nói xấu làm ảnh hưởng đến danh dự của người khác bị xử phạt như thế nào? Nếu có vấn đề còn thắc mắc cần được hỗ trợ giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Email: luatsaosang@gmail.com hoặc hotline: 0936.65.36.36 – 0972.17.27.57 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp