Theo công bố của Tạp chí y khoa Lancet (Anh) về tình trạng sử dụng đồ uống có cồn tại 189 quốc gia và vùng lãnh thổ cho thấy, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tiêu thụ rượu, bia tăng nhanh nhất thế giới. Người uống rượu, bia khi tham gia giao thông trở thành nỗi ám ảnh, kinh hoàng cho toàn xã hội bởi sự gia tăng đáng báo động về số vụ tai nạn giao thông liên quan đến nồng độ cồn và các chất kích thích gây ra.
Nhận thức sâu sắc những tác động tiêu cực do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sử dụng rượu, bia gây ra cho xã hội, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đã đưa ra quy định cấm tuyệt đối người có nồng độ cồn trong máu và hơi thở điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Cụ thể hóa quy định này, Nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2020, tăng mức xử phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn và nhanh chóng tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội và lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.
Bạn đang xem: "Cấm tuyệt đối người có nồng độ cồn trong máu lái xe": Nên hay không?
Theo đó, đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt từ 6 – 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng đối với người điều khiển xe mô tô. Người điều khiển xe đạp, xe thô sơ vi phạm như trên sẽ bị phạt từ 400 – 600 ngàn đồng.
TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông đô thị cho rằng, Nghị định 100/2019 đã góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu số vụ tại nạn giao thông do sử dụng rượu bia thời gian qua. Tuy nhiên, thực tế, tình trạng lái xe sau khi uống rượu bia còn rất phổ biến, bất chấp quy định pháp luật, bất chấp tính mạng của mình và của những người đi đường khác.
Cụ thể, cuối tháng 2 năm nay, một nam tài xế điều khiển xe ô tô 7 chỗ chạy trên đường Thống Nhất hướng từ đường Đặng Văn Bi về chợ Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh. Khi đến giao lộ Thống Nhất – Einstein (thuộc phường Bình Thọ, ô tô tông hai xe máy, khiến 5 người bị thương. Tài xế khai nhận có uống rượu bia trước đó.
Xem thêm : Trà Dr Thanh có đúng là thanh lọc cơ thể?
Cũng trong tháng 2, Công an tỉnh Kiên Giang thông tin về vụ tai nạn giao thông xảy ra tại xã Cửa Dương, TP. Phú Quốc khiến 2 người chết, 5 người bị thương. Lực lượng chức năng xác định, tài xế ô tô 4 chỗ có sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, đi không đúng phần đường quy định và gây tai nạn.
Đầu tháng 5 vừa qua, một nam thanh niên đi liên hoan và uống rượu đi xe máy đến cầu Hưng Hà, tỉnh Hưng Yên không làm chủ được tốc độ, tự ngã văng vào cầu bất tỉnh. Qua khám xét, nạn nhân bị đa chấn thương rất nặng.
Tại ấp Nam, xã Hòa Long, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách đây không lâu, một tài xế ô tô đã đâm vào xe máy đang lưu thông theo hướng ngược lại khiến 2 người đi xe máy tử vong. Qua kiểm tra, cảnh sát giao thông nhận định nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do tài xế ô tô có sử dụng bia rượu và lái xe mất tập trung.
Theo đại diện của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, rượu, bia là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở Việt Nam. Ước tính có khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông và 11% số người chết do tai nạn giao thông có liên quan đến rượu, bia. Tức là trung bình mỗi ngày, cả nước có khoảng 700 người vi phạm nồng độ cồn khi lái xe với các mức độ khác nhau.
Chỉ tính trong nửa đầu năm nay, cả nước đã xảy ra 118 vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân do người điều kiển phương tiện sử dụng rượu, bia khiến 85 người thiệt mạng và 77 người bị thương.
Thực tế cho thấy, chế tài xử phạt của chúng ta đã khá đầy đủ và nghiêm khắc nhưng vi phạm nồng độ cồn vẫn là một trong những hành vi vi phạm an toàn giao thông phổ biến nhất hiện nay. Lực lượng cảnh sát giao thông cũng thường xuyên tổ chức tuần tra, đo nồng độ cồn của người tham gia giao thông nhưng tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu giảm.
Xem thêm : "Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước là xu thế của thời đại" – Báo Quảng Ninh điện tử
Mới đây trong phiên thảo luận dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu Quốc hội đều tán thành với việc ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đồng thời, đề nghị hoàn thiện thêm các quy định về hành vi nghiêm cấm, đặc biệt là quy định cấm điều kiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, đoàn Thành phố Hồ Chí Minh nêu quan điểm, trong Nghị định 100 cũng đưa ra các mức xử phạt: hành vi là hơi thở có nồng độ cồn dưới 50 mg. Dưới 50, nhưng nếu 1 cũng là dưới 50 hay là 49 cũng là dưới 50 thì sẽ không phân biệt được, không có tác dụng giúp cho người ta hạn chế trong việc uống rượu. Đồng ý đưa vào thêm hành vi nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định cho phép song đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cũng cho rằng, phải hướng dẫn rõ là nồng độ cồn bao nhiêu thì bị cấm.
TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông đô thị cho rằng, điều quan trọng là phải tính đến tác động của việc cấm rượu bia tới hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch cũng như một số lĩnh vực của đời sống xã hội.
Theo ông Thủy, cần đa dạng hoá hình thức xử phạt khi lái xe vi phạm nồng độ cồn như trừ điểm bằng lái, phạt luỹ tiến với hành vi tái phạm, buộc học và thi lại bằng lái xe, lao động công ích, treo tịch thu bằng, buộc lắp thiết bị kiểm soát nồng độ cồn trên xe… Với những hành vi vi phạm quy định nồng độ cồn ở mức đặc biệt nghiêm trọng kể cả khi chưa gây hậu quả cũng cần được xem xét truy tố xử lý hình sự. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức của người dân nói chung và người điều khiển phương tiện giao thông nói riêng.
Theo các chuyên gia y tế, nồng độ cồn trong rượu, bia sẽ tác động vào thần kinh dễ khiến người điều khiển phương tiện không làm chủ được và gây ra tai nạn. Chính vì vậy, hình phạt đủ sức răn đe, cảnh tỉnh, cùng với đó là ý thức tự giác chấp hành các quy định khi tham gia giao thông của người điều khiển phương tiện chính là yếu tố quan trọng để giảm tỷ lệ tai nạn giao thông nói chung và tai nạn giao thông có nguyên nhân từ rượu, bia nói riêng.
Mời nghe cuộc trao đổi giữa phóng viên VOV2 với TS Nguyễn Xuân Thủy tại đây:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp