1. Nghỉ thai sản nộp giấy tờ gì để được thanh toán bảo hiểm?
Căn cứ Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, người lao động muốn nhận tiền chế độ thai sản cần nộp lại các giấy tờ sau:
* Lao động nữ sinh con muốn hưởng chế độ thai sản cần nộp các giấy tờ sau:
Bạn đang xem: Nghỉ thai sản nộp giấy tờ gì để nhận tiền bảo hiểm xã hội?
– Nộp bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc trích lục khai sinh.
– Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai: Nộp bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án (trường hợp điều trị nội trú) hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (trường hợp điều trị ngoại trú) hoặc biên bản giám định y khoa (trường hợp phải giám định y khoa), trong đó có thể hiện việc nghỉ dưỡng thai để chứng minh.
* Lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; đặt vòng tránh thai, triệt sản muốn hưởng chế độ thai sản cần nộp các giấy tờ sau:
– Trường hợp điều trị nội trú:
- Nộp bản sao giấy ra viện.
- Trường hợp chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị: Nộp thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.
– Trường hợp điều trị ngoại trú: Nộp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
* Lao động nam có vợ sinh con muốn hưởng chế độ thai sản cần nộp các giấy tờ sau:
– Nộp bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.
– Trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện: Nộp thêm giấy tờ thể hiện việc vợ sinh mổ hoặc sinh con dưới 32 tuần.
2. Nộp hồ sơ bao lâu thì nhận được tiền thai sản?
Theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019, thời gian cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết hồ sơ và chi trả tiền chế độ thai sản là tối đa 06 ngày làm việc (trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ) hoặc tối đa 03 ngày làm việc (trường hợp người lao động tự nộp hồ sơ) kể từ ngày cơ quan bảo hiểm nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.
Căn cứ Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ tiếp nhận hồ sơ thai sản do người lao động tự nộp nếu người lao động đã thôi việc trước thời điểm sinh con.
Trường hợp vẫn đi làm, thuộc sự quản lý của doanh nghiệp thì phải nộp hồ sơ thai sản cho doanh nghiệp để họ lập danh sách đề nghị hưởng chế độ thai sản (Mẫu 01B-HSB) và gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Tiền thai sản mỗi người được nhận là bao nhiêu?
Theo Điều 38 và Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, khi nghỉ chế độ thai sản, người lao động sẽ nhận được các khoản tiền sau:
– Lao động nữ nghỉ thai sản khi sinh con được nhận 03 khoản tiền:
(1) Tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con:
Trợ cấp/con = 2 x Mức lương cơ sở
Xem thêm : 1 Gói mì bao nhiêu calo?Ăn mì nhiều có béo và gây “ung thư” không?
(2) Tiền trợ cấp thai sản:
Mức hưởng
=
100%
x
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ
x
6 tháng
(3) Tiền trợ cấp dưỡng sức sau sinh:
Tiền trợ cấp = 30% x Mức lương cơ sở x 05 đến 10 ngày nghỉ (tùy trường hợp)
– Lao động nữ đi khám thai được hưởng chế độ thai sản như sau:
Mức hưởng
=
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ
:
24
x
Số ngày nghỉ
Xem thêm : Thủ tục làm Giấy khai sinh năm 2023: Làm ở đâu, hồ sơ gồm những gì?
– Lao động nữ sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; đặt vòng tránh thai, triệt sản được nhận trợ cấp thai sản như sau:
Mức hưởng
=
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ
:
30
x
Số ngày nghỉ
– Lao động nam có vợ sinh con được nhận tiền thai sản như sau:
Tiền thai sản
=
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ
:
24
x
Số ngày nghỉ
Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Nghỉ thai sản nộp giấy tờ gì?” Nếu còn thắc mắc về hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ thai sản, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn, hỗ trợ sớm nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp