Quản lý hàng hải

NGÀNH KHOA HỌC HÀNG HẢI

CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ HÀNG HẢI

MÃ CHUYÊN NGÀNH: D129

Tổ hợp xét tuyển:

A00 – Toán, Lý, Hóa A01 – Toán, Lý, Anh D01 – Toán, Văn, Anh C01 – Toán, Văn, Lý

Các phương thức xét tuyển:

PT1 – Xét tuyển kết quả thi THPT; PT2 – Xét tuyển kết hợp; PT3 – Xét tuyển học bạ;

PT4 – Xét tuyển theo điểm thi ĐGNL hoặc ĐGTD; PT6 – Xét tuyển thẳng theo quy định Bộ GDĐT

1. Mục tiêu đào tạo

Chuyên ngành Quản lý hàng hải đào tạo cử nhân có năng lực chuyên môn để giải quyết những vấn đề liên quan đến xây dựng, thực hiện và đánh giá các quy trình quản lý hàng hải: Quản lý hành chính về cảng biển, Quản lý an toàn hàng hải, Quản lý khai thác cảng biển, Quản lý môi trường từ hoạt động hàng hải, Quản lý khai thác vận tải biển, Quản lý các phương tiện ngoài khơi phục vụ các dự án về thăm dò dầu khí và tài nguyên biển, Quản lý kho vận bến bãi. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân hàng hải có kiến thức cơ sở vững vàng; có khả năng giải quyết độc lập các vấn đề về quản lý; có đầy đủ bản lĩnh và trình độ làm việc tốt trong môi trường lao động quốc tế; có trình độ tin học MOS và tiếng Anh đánh giá theo chuẩn quốc tế; có khả năng học tập phấn đấu trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực hàng hải.

2. Chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất

Chương trình đào tạo được xây dựng theo các tiêu chuẩn của Tổ chức hàng hải quốc tế IMO và được cập nhật liên tục theo sự phát triển của ngành hàng hải thế giới.

Đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, học hàm PGS, được đào tạo trong nước và quốc tế; là các sĩ quan, thuyền trưởng giàu kinh nghiệm làm việc trên các đội tàu hiện đại khắp thế giới; là các chuyên gia tư vấn về lĩnh vực hàng hải.

Hệ thống phòng thực hành, mô phỏng hiện đại đáp ứng các tiêu chuẩn đào tạo quốc tế. Sinh viên sẽ được thực tập tại các cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải và nhiều doanh nghiệp đang có sự kết nối chặt chẽ với Trường Đại học hàng hải Việt Nam.

3. Cơ hội việc làm, khả năng thăng tiến trong công việc

Sinh viên tốt nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu của xã hội trong các cơ quan nhà nước có hoạt động liên quan đến Quản lý hành chính về cảng biển, Quản lý an toàn hàng hải, Quản lý khai thác cảng biển, Quản lý môi trường từ hoạt động hàng hải, Quản lý khai thác vận tải biển, Quản lý các phương tiện ngoài khơi phục vụ các dự án về thăm dò dầu khí và tài nguyên biển, Quản lý kho vận bến bãi, Kinh doanh bảo hiểm hàng hải, Đại lý và môi giới Hàng hải, Giám định hàng hải, Hải quan cảng biển, Thanh tra hàng hải…

Vị trí mà sinh viên có thể đảm nhận sau khi ra Trường: Chuyên viên nghiệp vụ hàng hải của cơ quan nhà nước, Chuyên viên an toàn pháp chế các hãng tàu và một số cơ quan chuyên môn, Chuyên viên kinh doanh hàng hải, Chuyên viên quản lý tàu, Chuyên viên quản lý kỹ thuật vật tư, Đại lý viên, Giám định viên, Thanh tra viên hàng hải, Chuyên viên bảo hiểm hàng hải, …

Chuyên ngành Quản lý hàng hải sẽ chuẩn bị cho sinh viên nền tảng vững chắc để có thể trở thành lãnh đạo, chuyên gia hàng hải và tiếp tục theo học các chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ về Quản lý hàng hải, Quản lý công, Quy hoạch hàng hải và các lĩnh vực liên quan khác.

4. Bằng cấp

Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo, đảm bảo các chuẩn đầu ra và các điều kiện cấp bằng đại học khác theo quy định được cấp bằng Cử nhân ngành Khoa học hàng hải, chuyên ngành Quản lý hàng hải (thuộc hệ thống văn bằng quốc gia).

5. Mô tả chương trình đào tạo và website liên quan

– Chi tiết mô tả chương trình đào tạo xem trong file đính kèm

– Thí sinh có thể tham khảo thông tin trên Website: http://vimaru.edu.vn

trang tuyển sinh http://tuyensinh.vimaru.edu.vn

hoặc Khoa Hàng hải tại website: http://nav.vimaru.edu.vn