Quả la hán có tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle, được trồng tại vùng Quảng Tây, Quế Lâm, Trung Quốc. Theo Đông y, công dụng quả la hán mang lại là giúp chữa sốt, long đờm, làm dịu cổ họng, chữa ho,… Những người có thể chất nhiệt, có bệnh lý hô hấp và tiêu hóa thuộc thể “nhiệt” rất thích hợp dùng nước la hán quả.
Những điều cần biết về quả la hán
Quả la hán (nhiều nơi gọi là la hán quả hay giả khổ qua) có vỏ cứng nhỏ, hình cầu/hơi trái xoan với đường kính khoảng 4 – 6 cm.
Bạn đang xem: Uống nước quả la hán hàng ngày có tốt không?
Thành phần trong quả la hán gồm có:
- Đường: Chiếm khoảng 25 – 38%;
- Saponin tritecpen: Quả la hán có chứa mogroside V có độ ngọt rất cao gấp 300 lần saccharose và đối với mogroside VI cao gấp 126 lần saccharose;
- Chất nhầy: D-mannitol;
- Protein;
- Vitamin C;
- Nhiều nguyên tố vi lượng khác như Fe, Mn, Zn, iot, Se…
Quả la hán có tính mát, vị ngọt, tác dụng vào phế và đại tràng nên thường dùng để thanh nhiệt, nhuận tràng và nhuận phế, thông tiện. Khi bị cảm sốt, ho gà, viêm phế quả, lao phổi gây ho và viêm họng, ho nhiều đờm, mất tiếng, táo bón, đái tháo đường thường nhiều người sẽ uống nước la hán quả (sắc/hãm lấy nước) để cải thiện tình trạng bệnh với liều lượng 9 – 15g quả/ngày.
Chất saponin tritecpen có trong quả la hán mang vị ngọt tự nhiên nên bệnh nhân mắc tiểu đường vẫn có thể sử dụng nước la hán quả.
Xem thêm : Tuổi Mậu Thìn 1988 sinh con năm 2024 có tốt không?
Ngoài ra la hán quả có tác dụng giúp làm mát cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, giảm ho và cải thiện chức năng gan. Còn được dùng trong việc làm đẹp da và giảm stress.
Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều sản phẩm được chế biến từ quả la hán dưới dạng quả khô, bạn có thể mua về dùng để pha làm nước giải khát uống rất ngon miệng.
Uống nước quả la hán hàng ngày có tốt không?
Trên đây, bạn đã hiểu được quả la hán là quả gì, có tác dụng ra sao đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc uống nước quả la hán hàng ngày có tốt không.
Nước uống từ quả la hán từ lâu đã rất được ưa thích không chỉ bởi hương vị đặc trưng, ngon miệng mà còn tốt cho phế quản, thực quản và yết hầu, chữa được nhiều bệnh về hô hấp, tiêu hóa chỉ bằng cách đơn giản là hãm với nước sôi uống như trà.
Theo Đông y, quả la hán thích hợp nhất với những người có thể chất “nhiệt”. Do đó, nếu là người bình thường, cơ địa thể nhiệt thì bạn không cần băn khoăn uống nước quả la hán hàng ngày có tốt không nữa nhé. Những ngày trời nóng, hãy pha cho mình ly nước giải khát từ quả la hán để làm mát cơ thể. Chỉ cần lưu ý liều lượng nấu là từ 1 – 2 trái với khoảng 1,5 – 2 lít nước dùng uống trong ngày là được.
Ngược lại, những người thể chất “dương hư” – hay còn gọi là “hư hàn”, thì không nên lạm dụng nước quả la hán. vậy làm sao biết được ai có cơ địa hư hàn? Đó là dựa trên một số biểu hiện như thích ấm, sợ lạnh, da nhợt nhạt, chân tay lạnh, thích uống ấm, đại tiện lỏng loãng; rêu lưỡi trắng…
Ngoài ra, nếu thuộc một trong những đối tượng dưới đây bạn cũng cần thận trọng khi sử dụng nước la hán quả:
- Người ho do bị cảm lạnh;
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú;
- Dị ứng với bất kỳ chất nào của cây la hán quả.
Một số bài thuốc được chế biến từ quả la hán
Người bình thường, thể chất nhiệt có thể uống nước la hán quả hàng ngày, tuy nhiên chỉ với liều lượng cho phép nhất định để tránh gây hại cho cơ thể nếu dùng quá liều. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc được chế biến từ quả la hán sau đây để hỗ trợ phòng và chữa bệnh:
- Nước quả la hán: Nghiền vụn từ 1 – 2 quả la hán rồi pha hãm như pha trà. Ngoài ra có thể dùng nấu thành nước uống để cải thiện tình trạng viêm họng, mất tiếng, cảm nắng, táo bón…
- Nước la hán hạnh nhân: Nghiện đập vụn một quả la hán, sau đó sắc cùng 10 gram hạnh nhân lấy nước uống. Nước la hán hạnh nhân này đặc biệt hiệu quả đối với những người bị viêm phế quản, cảm mạo, ho có nhiều đờm.
- Nước la hán mứt hồng: Chuẩn bị 1 quả la hán và 1 quả mứt hồng, quả la hán nghiền đập vụn và cho vào nồi, thêm nước để sắc. Nước la hán mứt hồng sử dụng rất tốt cho trường hợp bị dị ứng, ho gà (ho dài ngày thành từng cơn).
- Nước la hán bàng đại hải: Nghiền đập vụn quả la hán, sau đó nấu sắc kỹ cùng 2 – 3 hạt bàng đại hải có tác dụng chữa đại tiện táo kết và đường ruột táo nhiệt.
- Canh la hán: Chuẩn bị la hán quả 50 gram, thịt nạc 100 gram. La hán thái thành từng lát và cho vào nồi, đổ nước đun kỹ, cho thịt nạc vào nấu canh, có thể cho thêm bột gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị và dùng ăn với cơm hàng ngày, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lao rất hiệu nghiệm.
Tóm lại, quả la hán là một vị thuốc có tác dụng vào phế và đại tràng, giúp thanh nhiệt, nhuận tràng và nhuận phế, thông tiện… Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu được công dụng và cách chế biến la hán quả làm thức uống giải khát hàng ngày hoặc bài thuốc giúp chữa bệnh hiệu quả.
Phúc Khang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp