Nước vào lỗ tai: Xử lý sao cho đúng cách mà không gây hại?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video nước vô lỗ tai làm sao hết

Nước bẩn đọng lại trong tai sẽ gây viêm tai giữa. Các triệu chứng đặc trưng của viêm tai giữa là đau tai, chảy mủ, thính lực giảm nếu ống tai sưng và một số triệu chứng khác, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Để xử lý nước vào tai khi bơi, mọi người có thể dùng thuốc nhỏ hay thuốc xịt tai không kê đơn

Để ngăn viêm tai, mọi người có thể trút nước ra khỏi tai và làm khô tai bằng những cách sau:

Nằm nghiêng đầu

Nằm nghiêng đầu là một trong những cách đầu tiên cần áp dụng khi nước ứ đọng trong tai. Chỉ cần nằm nghiêng lên một chiếc khăn trong vài phút là nước bên trong sẽ tự động chảy ra ngoài.

Lắc dái tai

Nhẹ nhàng kéo hoặc lắc dái tai đồng thời hơi nghiêng đầu sang một bên vai là nước sẽ chảy ra ngoài. Nếu nước rơi vào cả 2 tai thì có thể lần lượt nghiêng đầu từ bên này sang bên kia.

Ép chặt tai

Phương pháp này hoạt động bằng cách dùng bàn tay ép chặt vào tai để tạo lực hút và rút nước ra ngoài. Trước tiên, chúng ta phải nghiêng đầu sang một bên, dùng mặt phẳng của lòng bàn tay ép chặt vào tai. Sau đó, nhẹ nhàng trượt tới lui lòng bàn tay đang ép chặt lên tai. Cách này sẽ tạo ra lực hút và rút nước trong tai ra ngoài.

Dùng máy sấy tóc

Hơi nóng từ máy sấy tóc có thể giúp làm bốc hơi lượng nước đọng lại trong tai. Để thực hiện cách này, mọi người cần bật máy sấy tóc ở mức độ thấp nhất, sau đó đặt máy sấy tóc cách tai khoảng 30 cm.

Máy sấy tóc không được để yên mà cần di chuyển tới lui để tránh hơi nóng thổi liên tục vào da gây nóng và khó chịu. Đồng thời, kéo dái tai xuống để hơi nóng có thể thổi vào tai.

Dùng thuốc nhỏ hay thuốc xịt

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyến cáo dùng thuốc nhỏ tai sau khi bơi

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyến cáo dùng thuốc nhỏ tai sau khi bơi. Các loại thuốc nhỏ tai không kê đơn có thể làm khô tai tốt hơn và ngăn nguy cơ nhiễm trùng bên trong tai.

Nếu đã thử những cách trên mà không hiệu quả thì cần hạn chế dùng tăm bông, ngón tay hoặc bất kỳ vật dụng nào để chọc vào tai. Hành động này có thể khiến vi khuẩn tiếp cận vào trong tai, khiến nước xâm nhập sâu hơn, gây tổn thương tai, thậm chí tệ hơn là thủng màng nhĩ, theo Healthline. Sau đó thì bạn nên đi gặp bác sĩ.