1.Nước vôi trong là gì?
Nước vôi trong có công thức hóa học là Ca(OH)2, đây là sản phẩm được tạo ra từ quá trình hòa vôi bột với nước sạch, có màu trắng đục.
Nước vôi trong được tạo ra từ quá trình hòa vôi bột với nước sạch
Sau khi để yên một khoảng thời gian, trên cùng sẽ xuất hiện một lớp màng mỏng được tạo ra từ sự oxi hóa nước vôi trong không khí. Đồng thời, các chất cặn sẽ lắng xuống và xuất hiện phần nước trong ở trên, đây chính là nước vôi trong.
Ca(OH)2 thường được sử dụng rộng rãi trong ngành ẩm thực như làm bánh mứt Tết, xử lý phèn chua hoặc xử lý nước công nghiệp.
2.Những tính chất nổi bật của nước vôi trong
Trước khi tìm hiểu về ứng dụng quan trọng của nước vôi trong, Đông Á sẽ giới thiệu đến bạn đọc những thông tin liên quan đến tính chất lý hóa của dung dịch này.
2.1.Tính chất vật lý
Ca(OH)2 tồn tại dưới dạng bột trắng ở nhiệt độ phòng, ít tan trong nước, dung dịch nước trong suốt của chúng thường được gọi là nước vôi trong và huyền phù sữa có bao gồm nước được gọi là vôi tôi.
2.2.Tính chất hóa học
Nước vôi trong là một chất kiềm mạnh, mang đầy đủ những tính chất của một bazơ tan.
Làm quỳ tím chuyển xanh, phenolphtalein không màu có màu đỏ
Ca(OH)2 tác dụng với oxit axit
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
Nước vôi trong tác dụng với axit tạo ra sản phẩm là muối và nước
Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + H2O
Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O
Ca(OH)2 phản ứng với một số muối nhất định
Na2CO3+ Ca(OH)2 → CaCO3 + 2NaOH
2NH4NO3 + Ca(OH)2→ 2NH3 + 2H2O + Ca(NO3)2
MgCl2 + Ca(OH)2 → CaCl2 + Mg(OH)2↓
3.Nước vôi trong có độc không?
Theo như những nhận định của chuyên gia sau quá trình nghiên cứu, khi sử dụng nước vôi trong đúng cách sẽ an toàn đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách, sai liều lượng có thể gây ra một vài ảnh hưởng không mong muốn. Chính vì vậy, khi sử dụng nước vôi trong cần tuân thủ đúng hướng dẫn và tỷ lệ phù hợp.
Xem thêm : Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của vùng biển Việt Nam
Bên cạnh đó, nước vôi trong cũng góp mặt trong các nguyên liệu làm bánh, mứt, nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm cho món ăn bị át mùi vôi, ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị của món ăn.
Đặc biệt, khi tiếp xúc với nước vôi trong, bạn nên đeo bao tay, để tránh hiện tượng, khô hay nứt nẻ tay, nghiêm trọng hơn có thể gây viêm loét da tay.
4.Vai trò của nước vôi trong trong đời sống
Với đa dạng những ứng dụng nổi bật trong ngành thực phẩm, nông nghiệp và nước giải khát. Quả thực, vai trò quan trọng mà nước vôi trong mang lại trong đời sống là điều không phải bàn cãi.
4.1. Trong thực phẩm
Nước vôi trong được ứng dụng phổ biến trong ngành chế biến thực phẩm, đặc biệt là sản xuất mứt và kẹo bánh. Chúng khá an toàn cho sức khỏe đối với sức khỏe con người.
Thường xuất hiện trong các nguyên liệu làm các loại bánh mứt, chẳng hạn như: mứt trái cây, rau củ (mứt gừng, mứt dừa, mứt khoai tây,…),bánh lọt, bánh đúc,… Nước vôi trong được sử dụng với mục đích là giúp bánh, kẹo, mứt trở nên dẻo, dai và trong hơn so với bình thường. Nếu không ngâm nước vôi trước khi nấu, mứt sẽ bị mềm.
Một trong những nguyên liệu quan trọng để làm bánh đúc
Ngoài ra, Ca(OH)2 có khả năng làm giảm mùi hăng của một số loại rau củ, trái cây, bằng việc ngâm chúng trong nước vôi trong. Đồng thời, ở một số vùng Châu Mỹ, việc sử dụng nước vôi trong sẽ giúp món bắp của họ ngon và giàu vitamin B3 hơn.
4.2. Trong sản xuất nước giải khát
Không chỉ ngành thực phẩm, nước vôi trong còn được dùng để xử lý nguồn nước trong sản xuất nước giải khát và bia. Hoặc trong quá trình tách chiết gelatin từ da động vật.
4.3. Trong các ngành nông nghiệp
Ứng dụng trong ngành nông nghiệp
Ứng dụng trong nông nghiệp để khử chua cho đất phèn.
Nước vôi trong là một trong những nguyên liệu để sản xuất thuốc Polikar, sử dụng để rau quả không bị thối rữa.
Bên cạnh đó, Ca(OH)2 còn ứng dụng để sản xuất các hỗn hợp khô cho trang trí, nghề sơn và phanh xe.
Dung dịch nước vôi trong được sử dụng phổ biến trong ngành nuôi trồng và đánh bắt hải sản.
Để phân biệt 2 khí CO và CO2, người ta thường sử dụng nước vôi trong để làm chất thử, trong trường hợp CO2 tác dụng với Ca(OH)2 sẽ xuất hiện hiện tượng kết tủa trắng làm vẩn đục dung dịch, tạo ra CaCO3 và nước, còn nếu là CO sẽ không có phản ứng mà chỉ có khí CO thoát ra.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
5.Hướng dẫn phương pháp làm nước vôi trong
Trên thị trường hiện nay, để tìm được nước vôi trong bán sẵn khá là khó hay thậm chí là không có. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng bởi nước vôi trong có thể tự làm hoàn toàn tại nhà với phương pháp cực kỳ đơn giản.
Bước 1: Bạn có thể mua vôi tôi hoặc vôi bột (mua ở chợ hoặc cửa hàng có bán nguyên liệu làm bánh)
Xem thêm : 4 ngày nữa sổ hộ khẩu giấy hết giá trị, người dân cần làm ngay những điều này
Bước 2: Cho vôi vào một chiếc bát hoặc thau lớn (tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng), sau đó thêm nước sạch, khuấy đều cho vôi tan với nước, tạo một dung dịch màu trắng đục.
Bước 3: Khoảng 1-2 tiếng, sau khi cặn vôi lắng xuống, ta thu được sản phẩm với 3 phần tách biệt đó là: phần màng mỏng nổi phía trên, phần giữa là nước vôi trong, phần cặn phía dưới.
Bước 4: Sau đó, hớt lớp váng phía trên, lọc lấy phần nước vôi trong ở giữa. Phần dung dịch nước đó có thể sử dụng để làm món bánh mứt. Đối với phần nước vôi chưa dùng đến, bạn có thể lưu trữ trong các lọ thủy tinh hoặc nhựa, đóng kín lại và đặt ở những khu vực thoáng mát, khô ráo.
Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý một vài điều sau để tránh những trường hợp không may xảy ra, nên sử dụng găng tay cao su để tránh bị bỏng, đảm bảo an toàn. Và không nên dùng lọ kim loại để đựng nước vôi trong, do vôi có khả năng ăn mòn kim loại và tạo ra những chất độc gây nguy hiểm trực tiếp đến người sử dụng.
5. Nước vôi trong được sử dụng trong các món ăn
Nước vôi trong thường xuyên xuất hiện trong các công thức chế biến thực phẩm, đặc biệt là mứt. Thông thường, Ca(OH)2 thường được sử dụng để xử lý thực phẩm, giúp món ăn bắt mắt, dẻo, dai.
Mứt khoai tây: Để làm mứt khoai tây, bạn cần ngâm khoai tây với nước vôi trong khoảng 2 tiếng, rồi tiếp tục chế biến.
Ca(OH)2 được dùng làm mứt khoai tây
Mứt đu đủ: Đây chắc hẳn là một trong những món mứt lạ mắt nhất, với vị dẻo, dai của sợi đu đủ.
Mứt quất: loại mứt này thường có màu cam hấp dẫn, giữ được hương thơm đặc trưng và vị chua nhẹ của trái quất.
Nước vôi trong giúp cho mứt quất giữ được hương thơm đặc trưng của quất
Mứt xoài: Sở hữu độ dẻo, dai, kết hợp với vị ngọt và chua nhẹ, mứt xoài chính là món ăn được mọi người ưa chuộng.
Mứt khoai lang: Sau khi sơ chế, ngâm khoai lang trong nước vôi khoảng 2 lần sẽ giúp cho mứt khoai lang có độ dẻo, vị ngọt bùi và màu vàng ươm đẹp mắt.
Mứt bí: Một sự kết hợp hoàn hảo giữa vị ngọt dịu vốn có của trái bí và vị ngọt đậm của đường kết tinh phía ngoài.
Mứt bí dẻo, dai, ngọt dịu
Tóm lại, qua bài viết này, Đông Á đã chia sẻ những kiến thức thú vị xung quanh nước vôi trong là gì? Tính chất, công dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng nước vôi trong. Nếu bạn thường sử dụng nước vôi trong để chế biến thực phẩm hoặc xử lý nguồn nước thì hãy lưu lại để có thể ứng dụng khi cần nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp