Ở nước ta cấp điện áp cao nhất là bao nhiêu KV?

Điện là một trong những nguồn năng lượng vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Hiện nay trên thực tế hầu hết tất cả các thiết bị con người sử dụng đều hoạt động dựa trên sức mạnh của nguồn điện. Không những thế tất cả các hoạt động từ việc sản xuất trong nông nghiệp, công nghiệp…đều sử dụng nguồn điện để duy trì vận hành, vậy điện áp là gì? Hiện nay Ở nước ta cấp điện áp cao nhất là bao nhiêu KV? Qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này.

Điện áp là gì?

Điện áp là áp suất từ nguồn năng lượng của mạch điện đẩy các electron tích điện qua một vòng dây dẫn, qua đó cho phép chúng thực hiện các công việc chiếu sáng.

Hiểu một cách đơn giản thì điện áp là áp suất, nó được xác định bằng đơn vị đo là Vôn, kí hiệu là V. Đây là thuật ngữ được công nhận và được đặt the tên của một nhà vật lý người Italia tên là Alessandro Volta, ông là ngừi đã phát minh ra đống voltaic tiền thân của pin gia dụng được sử dụng phổ biến ngày nay.

Trước đó, điện áp còn được gọi là lực điện động, đây là lý do vì sa trong các phương trình như Luật Ohm, điện áp đều được ký hiệu bằng E.

Điện áp luôn được đo giữa hai điểm khác nhau của mạch trong khi dòng điện được xác định chỉ tại một điểm của mạch điện.

Phân loại điện áp

– Điện áp dây: Trong truyền tải mạng điện 3 pha, điện áp dây là điện áp giữa 2 dây pha

– Điện áp pha: Trong truyền tải mạng điện 3 pha thì điện áp pha là điện áp giữa 1 dây pha so với dây trung tính

– Điện cao thế: Điện cao thế thường được sử dụng cho các mạng phân phối điện đi xa như: 66KV, 110KV, 220KV và 500KV

– Điện trung thế: Điện trung thế có điện áp nhỏ hơn điện cao thế, thường được sử dụng trong các khu công nghiệp, khu dân cư sẽ được dẫn đến máy biến áp, sau đó hạ thể để phân phối điện. Điện trung thế được sử dụng ở giá trị là 22KV và 35KV.

– Điện hạ thế: Điện hạ thế là điện sử dụng để cấp cho các thiết bị hoạt động, gồm có điện hạ thế 1 pha, 2 pha và 3 pha. Điện áp 1 pha có giá trị là 220KV, điện áp 2 pha có giá trị là 380KV, điện áp 3 pha có giá trị là 380KV.

o nuoc ta cap dien ap cao nhat la 1

Đặc điểm cơ bản của điện áp

Trên thực thế đa số những đồ dùng điện ở Việt Nam đều đực xác nhận ở thông số là 220KV, tuy nhiên thực tế thì nguồn điện của chúng ta đang sử dụng chỉ rơi vào khoảng 170KV đến 240KV, nguyên nhân của sự chênh lệch này là:

– Dòng điện sẽ bị hao phí trên đường dây tải điện;

– Đối với những hộ gia đình ở xa trạm biến áp thì thường điện áp sẽ yếu hơn, các thiết bị sử dụng điện như bóng đèn huỳnh quang, máy lạnh, điều hòa…sẽ rất khó có thể hoạt động theo đúng công suất đã được ghi.

Vì vậy, để khắc phục tình trạng gây hao phí này, đồng thời giúp tiết kiệm điện thì nên ở đầu nguồn người ta thường luôn đưa ra điện áp lớn hơn so với điện áp tiêu chuẩn khoảng 1 mức điện áp nhất định để bù lại số hao phí trê đường truyền điện đến nhà ở vị trí cuối cùng của điện áp mà vẫn còn đạt đủ số điện áp tiêu chuẩn.

Tuy nhiên có điều cần lưu ý đó là đối với những đồ vật sử dụng điện có nguồn gốc nước ngoài, đặc biệt xuất xứ từ Mỹ thì điện áp của những thiết bị đó thường có giá trị rơi vào khoảng 110KV, do vậy cần sử dụng thêm các thiết bị hỗ trợ để giảm điện áp tại nhà, tránh tình tràn gây hư hỏng cho các thiết bị sử dụng điện khác.

Dụng cụ đo điện áp là gì?

Để đo điện áp ta sẽ sử dụng Vôn kế, hiện nay có 2 loại vôn kế thường được sử dụng đó là vôn kế 1 chiều và vôn kế xoay chiều.

Về cách đo thì Trước khi đo hiệu điện thế bằng vôn kế, bạn cần xác định đơn vị đo và độ chia nhỏ nhất của vôn kế để tìm được loại phù hợp nhất. Sau đó mắc vôn kế song song với 2 cực của nguồn điện. Cụ thể, cực dương (+) của vôn kế sẽ được mắc với cực dương của nguồn điện. Và tương tự vậy, cực âm của nguồn điện sẽ được nối với cực âm của vôn kế.

Cuối cùng, số vôn (hoặc milivôn) hiển thị trên màn hình sẽ là giá trị của hiệu điện thế giữa hai đầu cực của nguồn điện khi chưa mắc vào mạch. Cũng vì thế mà người ta chỉ đo hiệu điện thế với mạch điện hở thôi nhé.

Ngoài ra, đối với vôn kế sử dụng kim, trước khi đo bạn cần quan sát vị trí của chiếc kim, nếu cần, bạn phải chỉnh về số 0 trước khi đo. Qua đó giúp việc đo được chính xác nhất.

Ở nước ta cấp điện áp cao nhất là bao nhiêu KV?

Hiện nay, ở nước ta thì điện áp cao nhất được sử dụng đó là 500KV và được xếp vào nhóm điện cao thế.

Ta có thể hiện biết cấp điện áp này thông qua việc quan sát thấy đường dây diện có gắn chuỗi sứ, ghi thôn tin với điện áp 500KV khoảng 24 bát/chuỗi.

Hiện nay ở Việt Nam có đường dây 500KV Bắc – Nam, đây là công trình đường dây tải điện năng siêu cao áp 500KV đầu tiên tại nước ta, có chiều dài 1488km, kéo dài từ Hòa Bình cho đến Phú Lâm.

Mục đích chính của công trình này làm nhằm truyền tải lượng điện năng dư thừa từ Miền Bắc để cung cấp cho khu vực Miền Nam và Miền Trung lúc đó đang trong tình cảnh thiếu điện nghiêm trọng, đồng thời liên kết hệ thống điện cục bộ của ba miền trở thành một khối thống nhất.

Đường dây 500KV Bắc – Nam gồm có 3437 cột điện tháp sắt, đi qua tổng cộng là 14 tỉnh thành phố, trong đó chỉ tính riêng khu vực đồng bằng là 297km, trung du và cao nguyên là 669km, khu vực núi cao, rừng rậm là 521 km với 8 lần vượt sống và 17 lần vượt quốc lộ.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Ở nước ta cấp điện áp cao nhất là bao nhiêu KV? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.