P/O trong xuất nhập khẩu đã và đang là vấn đề được quý bạn đọc quan tâm. Bởi lẽ, hiện nay nhu cầu về xuất – nhập khẩu đang tăng cao. Đây là một hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá mà việc thực hiện được diễn ra giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa khu vực này với khu vực khác trên phạm vi thế giới nhằm đem lại lợi ích cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Trong hoạt động logistics, P/O được sử dụng nhiều trong giao dịch vận chuyển quốc tế. Như vậy, P/O trong xuất nhập khẩu là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải pháp thắc mặc của quý đọc giả về khái niệm P/O trong xuất nhập khẩu.
1. Khái niệm P/O trong xuất nhập khẩu
Purchase Order hay PO còn gọi là đơn đặt hàng thực chất được hiểu chính là một loại giấy tờ được ủy quyền để thực hiện giao dịch buôn bán. Purchase order sẽ có giá trị pháp lý ràng buộc khi chủ thể là người bán đồng ý.
Bạn đang xem: Khái niệm P/O trong xuất nhập khẩu [Cập nhật 2022]
Purchase Order ngoài ra cũng được xem như một loại giấy tờ được các chủ thể ủy quyền trong các vấn đề giao dịch và buôn bán. Khi chủ thể là người bán đồng ý, lúc này Purchase Order sẽ trở thành một thỏa thuận mang tính chất ràng buộc tựa như hợp đồng mà cả hai bên đã ký kết.
Xem thêm : 3 hình thức tra cứu tình trạng hôn nhân không phải ai cũng biết
Trong Purchase Order sẽ gồm các nội dung cụ thể mà chúng ta có thể kể đến như: giới thiệu hàng, số lượng, giá, thanh toán, thời gian giao hàng, những điều khoản khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của hai bên và xác định chủ thể là người bán cụ thể.
Đơn đặt hàng (Purchase Order) là một hình thức đơn giản theo hợp đồng mua bán và hợp đồng mua bán này có đặc điểm là:
- Giá trị của đơn hàng tương đối lớn.
- Purchase Order được xem là giao dịch đầu tiên và không có thông tin về họ.
- Không thực sự tin tưởng doanh nghiệp.
- Có mối quan hệ đối với đấu giá vận chuyển.
2. Nội dung chính của P/O trong xuất nhập khẩu là gì?
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, mỗi P/O thường có đủ những thông tin liên quan đến mô tả chi tiết về hàng hóa như số lượng hàng, điều kiện giao hàng, đơn giá, việc thanh toán, bao bì, cam kết các bên, thời hạn,…
Tất nhiên, ngoài những thông tin cần thiết thì mỗi một PO sẽ có thêm những thông tin phụ khác nhau. Điều này tùy thuộc vào việc trao đổi giữa hai bên mua và bán.
- Số P/O: đây là thông tin về mã đơn hàng, dùng để đối chiếu thông tin giữa bên mua và bên bán khi nhận được hàng
- Ngày lập P/O
- Tên và các thông tin liên hệ của hai bên, bên bán và bên mua.
- PIC
- Mô tả chi tiết thông tin về sản phẩm.
- Số lượng, thông số kỹ thuật, đơn giá của hàng hóa.
- Tổng giá trị hợp đồng đã bao gồm thuế VAT ( Nếu có)
- Các điều khoản thanh toán, điều kiện giao hàng, hay các điều khoản ràng buộc đặc biệt khác
- Chữ ký của bên mua và bên bán
- Hình thức vận chuyển hàng không, đường thuỷ hoặc đường bộ
3. P/O trong xuất nhập khẩu có ý nghĩa như thế nào?
Xem thêm : Cúng ông Công ông Táo về trời vào giờ nào đẹp nhất?
Đối với doanh nghiệp hoạt động thương mại, tuân thủ điều lệ và hiểu được Po là gì sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó là một chứng từ thiết yếu có tầm quan trọng lớn trong việc mua hàng hóa. Đây được xem là tài liệu dùng để kiểm tra, đánh giá mọi vấn đề liên quan tới đơn hàng.
P/O cho phép người mua hàng làm rõ mọi nhu cầu, mong muốn của mình. Đưa các thông tin, tài liệu về việc giao hàng cũng như tình trạng giao hàng khi đơn hàng được tạo. P/O có ý nghĩa lớn về mặt pháp lý, nó thể hiện sự ràng buộc trong trường hợp không ký kết hợp đồng chính thức. Lúc này, P/O trở thành nguồn tài liệu có tính chất pháp lý trong trường hợp được nhà cung cấp chấp thuận.
4. Tác dung của P/O trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
- Truyền đạt rõ ràng yêu cầu của bên mua đến bên bán. Trong hợp đồng, người mua liệt kê rõ những yêu cầu về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ… về các yếu tố như chất liệu, kiểu dáng, số lượng, chất lượng…
- Quản lý đơn đặt hàng hiệu quả: PO tổng hợp một cách đầy đủ những thông tin liên quan đến đơn hàng như: người đặt mua, mua sản phẩm gì, thời gian mua hàng, tổng số tiền đặt hàng… Như vậy, người bán sẽ không gặp các trường hợp như sót đơn hoặc thiếu hàng khi gửi đi.
- Giúp ích cho hoạt động kiểm toán tài chính: PO chính là bằng chứng xác thực cho việc chi tiêu mua hàng của công ty, doanh nghiệp.
- Bảo vệ quyền lợi pháp lý cho các bên: PO giống như bản hợp đồng bảo vệ quyền lợi cho cả bên mua và bên bán nếu như có tranh chấp gì về các yếu tố như chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng…
- Chuẩn hóa quy trình giao hàng: cuối cùng, sự có mặt của PO giúp doanh nghiệp hoạt động đúng quy trình và chuyên nghiệp.
Trên đây là nội dung về Khái niệm P/O trong xuất nhập khẩu. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp