Những sai lầm khi pha sữa công thức cho bé mà mẹ không được lặp lại

Một số mẹ chủ quan hoặc thiếu kiến thức có thể gặp phải những sai lầm khi pha sữa công thức cho bé. Điều này có thể ảnh hưởng tới chất lượng sữa và không tốt cho em bé. Dưới đây là những sai lầm mẹ cần tránh khi pha sữa.

hinh-nen-powerpoint-xanh-duong-cuc-dep-012324053-1

Thực hiện pha sữa đúng theo chỉ dẫn của hãng sữa là điều các mẹ cần lưu ý 1. Pha sữa với nước quá nóng hoặc quá lạnh Pha sữa quá nóng có thể làm biến đổi 1 số chất trong sữa, vô tình thay đổi hàm lượng dinh dưỡng. Còn pha nước quá lạnh có thể khiến sữa vón cục, khó tan, ảnh hưởng tới hương vị của sữa. Trên mỗi hộp sữa đều có hướng dẫn pha sữa rất chi tiết, nhất là về nhiệt độ nước. Tùy theo thành phần và đặc điểm của từng loại sữa mà có nhiệt độ nước pha khác nhau. Pha ở nhiệt độ phù hợp thì bột sữa sẽ dễ tan, không làm biến đổi dưỡng chất trong sữa. Do đó mẹ cần thực hiện đúng theo hướng dẫn. 2. Pha sữa đặc hơn hoặc loãng hơn công thức Đây là một trong những sai lầm khi pha sữa công thức mà nhiều phụ huynh gặp phải. Họ có thể nghĩ rằng, pha sữa đặc hơn giúp cung cấp nhiều dưỡng chất hơn. Hoặc với một số bé khó ăn sữa thì mẹ pha loãng hơn để bé dễ uống. Điều này có thể gây ra một số vấn đề như: táo bón, đầy bụng, khó tiêu, thiếu chất, rối loạn tiêu hóa… Một lưu ý khi pha sữa công thức cho con mà mẹ cần đặc biệt lưu ý đó là pha sữa đúng theo tỉ lệ hướng dẫn trên vỏ hộp. Điều này đảm bảo rằng bé được cung cấp đủ, đúng dưỡng chất tùy theo độ tuổi cũng như nhu cầu của trẻ. Không tự ý sáng tạo hoặc thêm bớt sữa. 3. Không vệ sinh bình sữa, dụng cụ pha sữa Mẹ cần vệ sinh bình sữa và các dụng cụ sử dụng trong quá trình pha sữa để đảm bảo rằng đó không là vật trung gian truyền vi khuẩn, virus vào cơ thể bé. Không vệ sinh dụng cụ trước khi pha sữa có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, nặng hơn là nhiễm khuẩn đường ruột. Ngoài ra, các dụng cụ này cũng cần được rửa sạch sẽ sau khi sử dụng. 4. Dùng nước khoáng để pha sữa Mẹ nghĩ rằng, nước khoáng sạch, không có vi khuẩn và đặc biệt có nhiều khoáng chất. Nếu dùng để pha sữa sẽ giúp mẹ nhận thêm các khoáng chất này. Tuy nhiên, đây lại là suy nghĩ sai lầm. Nước khoáng không phải là loại nước lý tưởng để pha sữa. Đặc biệt với trẻ sơ sinh, hàm lượng khoáng chất cao có thể gây hại cho trẻ. 5. Sữa thừa để lại cho cữ bú sau Vì để tiết kiệm, một số mẹ để lại phần sữa thừa của bé cho tới tận cứ bú sau. Điều này không hề an toàn cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh. Sữa để trong môi trường bên ngoài có thể bị nhiễm khuẩn gây hại cho trẻ. Thay vì để lại sữa, mẹ có thể pha ít sữa hơn để bé bú đủ trong 1 lần. Hoặc cần bảo quản sữa trong dụng cụ tiệt trùng. 6. Lắc sữa quá mạnh tạo nhiều bọt khí Nhiều mẹ khi pha chúng ta lắc sữa rất là mạnh với mục đích là để cho sữa tan hoàn toàn tuy nhiên cái việc lắc sữa mạnh. Như thế nó gây ra rất là nhiều bọt và cái bình sữa khi mà nhiều bọt cho bé bú nó rất là nhiều hơi nó sẽ dẫn đến đầy hơi, nôn trớ hay kém bú. Vậy thì làm thế nào để pha sữa có thể tan đc hoàn toàn mà không cần phải lắc nhiều thì chúng ta sẽ làm theo cách là chúng ta lăn tròn bình sữa hoặc chúng ta lăn liên tục. Điều này sẽ tạo ra những cái sóng nhưng sóng nó không quá lớn và không có nhiều bọt thì trong 1 lúc là sữa nó cũng sẽ tan được hết mà bé uống lại không bị đầy hơi. Hi vọng các mẹ không lặp lại những sai lầm khi pha sữa công thức cho bé kể trên để bé nhận được nguồn dinh dưỡng tốt và an toàn.