Hoạt động nhận thức
Phân biệt cảm giác và tri giác:
Bạn đang xem: CHƯƠNG 4 Tlhdc – ôn tập thi
Cảm giác Tri giác
Giống nhau
Đều là một quá trình tâm lý, nghĩa là có sự nảy sinh, diễn biến và kết thúc. Kết quả sự phản ánh của cảm giác và tri giác đều là những thuộc tính bên ngoài sự vật. Đều phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp, nghĩa là chúng phản ánh những cái trong hiện tại, đang tác động vào ta lúc đó. Cả hai đều phải ánh sự vật, hiện tượng một cách cá lẻ, nghĩa là phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ hay trọn vẹn thuộc tính của từng sự vật, hiện tượng riêng, cụ thể, chứ không phải một lớp, một loại hay một phạm trù khái quát.
Khác nhau
Phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật hiện tượng, chưa phản ánh hoàn chỉnh, không xác định được đó là sự vật gì.
Phản ánh một cách trọn vẹn: Tri giác giúp con người phản ánh sự vật một cách hoàn chỉnh, biết được rõ ràng sự vật này hay sự vật kia.
Cảm giác và tri giác thể hiện mức độ cao thấp khác nhau hoàn toàn. Mức độ phản ánh của cảm giác thấp hơn so với tri giác, vì không có tính kết cấu. Cảm giác là sự phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp, tức là sự vật, hiện tượng phải đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta -> Tạo ra cảm giác.
Tri giác là sự phối hợp các giác quan theo một hệ thống nhất định.
Cảm giác là cơ sở xuất hiện tri giác.
Tri giác thì quy định và cho phép chiều hướng cảm giác có thành phần, mức độ. Kể cả tính chất của cảm giác thành phần.
Quy luật cảm giác:
- Quy luật ngưỡng cảm giác:
- Ngưỡng cảm giác là giới hạn của cường độ mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác. o Ngưỡng cảm giác phía dưới: là cường độ tối thiểu cần để gây ra được một cảm giác. Ngưỡng cảm giác phía dưới càng thấp thì độ nhạy cảm của cảm giác càng cao. o Ngưỡng cảm giác phía trên: là cường độ tối đa mà ở đó còn gây ra được cảm giác. VD: + Mắt người điển hình có thể nhìn thấy bức xạ điện từ có bước sóng từ khoảng 380-760 nm => 380 nm là ngưỡng cảm giác phía dưới, 760 nm là ngưỡng cảm giác phía trên. +Tai một người bình thường có thể nghe được tần số từ 16Hz – 2000Hz => 16Hz ngưỡng cảm giác phía dưới, 2000Hz là ngưỡng cảm giác phía trên. o Cường độ kích thích nằm giữa ngưỡng trên và ngưỡng dưới gọi là vùng cảm giác được. o Ngưỡng sai biệt là mức độ khác biệt tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích để có thể phân biệt sự khác nhau giữa chúng. VD: Hai người bạn A và B đang nói chuyện trong phòng tôi ở ngoài cửa vẫn có thể phân biệt được đâu là tiếng của A, đâu là tiếng của B. o Ngưỡng sai biệt càng thấp thì tính nhạy cảm sai biệt càng cao và ngược lại. o Ứng dụng: Đối với mỗi người trong mỗi ngành nghề cần rèn luyện để có ngưỡng cảm giác vượt trội hơn người khác. Vậy nên khi ta muốn trở thành một chuyên gia về ẩm thực thì ta nên luyện tập vị giác của mình trở nên nhạy bén. Chuyên gia về thì ta nên luyện tập về khứu giác nhạy bén, phân biệt được nhiều loại nước hoa.
chuẩn bị bài ở nhà vẫn chưa được tốt so với mức cần thiết => Ta có thể hiểu và thông cảm với sinh viên trong buổi đầu.
Đối với một người mới tập gym ta nên tập những động tác đơn giản trước và nâng từ từ khối lượng tạ để cảm giác vận động được thích ứng.
Đối với người di chuyển ở 2 vùng khí hậu khác nhau. Từ nơi nóng sang lạnh trong thời gian ngắn. Ta nên mặc quần áo dần để cảm giác cơ thể được thích ứng với nhiệt độ.
- Quy luật tác động lẫn nhau của cảm giác:
-Cảm giác không chỉ phụ thuộc vào tính chất của vật kích thích, vào khả năng thích ứng của giác quan mà còn phụ thuộc vào tác động qua lại của các cảm giác khác, cũng như chịu sự chi phối của toàn bộ nhân cách. Nói khác đi mọi cảm giác con người không tồn tại biệt lập, tách rời mà chúng tác động qua lại, thống nhất và bổ sung cho nhau. VD: ta thường nói “đói mờ cả mắt”.
- Quy luật tác động lẫn nhau của cảm giác khác loại:
- Kích thích đặc thù cho một loại giác quan này có thể gây ra cảm giác đặc thù cho một loại giác quan kia -> Chuyển nhìn màu đỏ, ngửi thấy mặn…
3 Quy luật tác động lẫn nhau giữa các cảm giác cùng loại (Quy luật tương phản):
Sự tương phản là sự thay đổi cường độ hoặc chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó hoặc đồng thời.
Tương phản đồng thời: là sự thay đổi cường độ và chất lượng cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích thích cùng loại xảy ra đồng thời.
VD:
Khi ta đặt hai tờ giấy trắng cùng loại, một trên nền giấy đen, một trên nền giấy xám thì tờ giấy trắng trên nền giấy đen ta sẽ có cảm giác như nó trắng hơn so với tờ giấy trên nền xám kia.
Một người có làn da “bánh mật” mặc bộ đồ màu tối (đen hoặc xám…) ta thấy họ càng đen hơn.
- Tương phản nối tiếp: là sự thay đổi cường độ và chất lượng cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó.
VD:
Khi ta ngâm tay trong một chậu nước đá thì khi ta bỏ tay ra và ngay sau đó ngâm vào một chậu nước ấm ta sẽ cảm giác chậu nước ấm rất nóng. Hay khi ta ăn một cái kẹo ngọt sau đó ăn một quả chuối thì ta sẽ thấy quả chuối đó không ngọt như trước nữa.
Sau một kích thích lạnh thì một kích thích ấm ta thấy có vẻ nóng hơn.
“Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon cơm”
-Ứng dụng:
+Trong dạy học, sự tương phản được sử dụng khi so sánh hoặc khi muốn làm nổi bật một sự vật nào đó trước học sinh.
+Trong ăn uống: Ăn đồ chua trước đồ ngọt để tăng cảm giác ngọt. Ăn dưa hấu chấm với muối để tăng vị ngọt. Nước cam bỏ thêm muối để làm tăng vị ngọt của cam nếu muốn uống nước cam nguyên chất không bỏ thêm đường.
Quy luật tri giác:
Tính đối tượng của tri giác -Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật hiện tượng một cách không thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi.
- Trong đám đông rất nhiều người nhưng ta vẫn thấy bóng dáng của người mà ta cho là đẹp nhất => Theo sự chú ý
- Xung quanh (điều kiện bên ngoài, ngôn ngữ…) ta có vô vàn sự vật, hiện tượng tác động vào tri giác không thể phản ánh được tất cả các sự vật hiện tượng mà chỉ lựa chọn, tách ra một số tác động để tạo thành tri giác về đối tượng.
Ứng dụng + Trang trí, bố cục, , thay đổi kiểu chữ, màu mực khi viết bảng, minh hoạ…
- Trong giảng dạy các thầy cô thường dùng bài giảng kết với tài liệu trực quan sinh động, yêu cầu học sinh làm các bài tập điển hình, nhấn mạnh những phần quan trọng giúp các học sinh tiếp thu bài.
Xem thêm : Công dân là gì? Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp?
Tính có ý nghĩa của tri giác
Khi tri giác một sự vật. hiện tượng con người có khả năng gọi tên, phân loại, chia ra được công dụng. Ý nghĩa của nó đối với hoạt động của bản thân.
VD: Khi đi mua hoa quả, ta có thể tri giác được đó là loại quả gì và có thể gọi tên cùng như nói được những đặc điểm riêng biệt của quả đó. Chẳng hạn như ta có thể phân biệt quả cam với quả bưởi, quả bưởi to hơn quả cam: mùi vị cùng khác nhau…
Tính có ý nghĩa của tri giác phụ thuộc vào khả năng tri giác trọn vẹn sự vật, hiện tượng, vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, khả năng ngôn ngữ, khả năng tư duy của chủ thể.
Ứng dụng: Người ta dùng khả năng tri giác sự vật. hiện tượng của con người để họ nhận biết được sản phẩm, tính chất sự việc thông qua quảng cáo; nghệ thuật… Tùy thuộc vào đặc điểm của nhóm khách hàng mà đưa ra những sản phẩm phù hợp.
VD: +Cái bút giống với cái que => tự gắn sự vật hiện tượng này với một ý nghĩa nhất định.
- Ghi nhớ các định nghĩa của bài học vào những hình ảnh tượng trưng.
Tính ổn định
Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh tương đối ổn định về sự vật, hiện tượng khi điều kiện tri giác đã thay đổi.
VD: Khi viết lên trang giấy ta luôn thấy trang giấy có màu trắng mặc dù ta viết dưới ánh đèn dầu, lúc trời tối.
Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do cấu trúc của sự vật hiện tượng tương đối ổn định trong một thời gian, thời điểm nhất định, mặt khác do cơ chế tự điều chỉnh của hệ thần kinh cũng như vốn kinh nghiệm về đối tượng. Là điều kiện cần thiết của hoạt động thực tiễn của con người.
VD: Một đứa trẻ đứng gần ta và một người lớn đứng xa ta hàng chục mét. Trên võng mạc ta hình ảnh của đứa trẻ lớn hơn ảnh của người lớn, nhưng ta vẫn biết đâu là đứa trẻ đâu là người lớn nhờ tri giác.
Ứng dụng: + Trong hoạt động quản lý, các nhà quản lý, lãnh đạo ít bị tác động bởi môi trường xung quanh, có cái nhìn bao quát, toàn diện. Tuy nhiên, đôi khi lại dẫn đến cái nhìn phiến diện, độc đoán, trong suy nghĩ hành động của con người.
- Trong logo, người ta cố tình viết thiếu nét để ta có thể tự tri giác lấp đầy hình vẽ đó.
Quy luật tổng giác (Chịu ảnh hưởng bởi tâm lý, sinh lý)
- Ngoài bản thân những kích thích gây ra nó, tri giác của con người còn bị quy định bơỉ một loạt các nhân tố nằm trong bản thân chủ thể tri giác. Sự phụ thuộc của tri giác vào vào nội dung của đơì sống tâm lý, vào đặc điểm nhân cách của họ gọi là tổng giác.
Những đặc điểm nhân cách hình thành ở cá nhân:
Tư duy, trí nhớ. cảm xúc… Tâm trạng chú ý, tám thẻ… Kinh nghiệm, vốn hiểu biết, năng lực nhận thức, kv năng. kỹ xảo… Nhu cầu. hứng thú, tình cảm…
Những đặc điểm tâm lý đã hình thành ở cá nhân đã chi phối đến đối tượng tri giác, tốc độ tri giác và độ chính xác của tri giác.
VD: +Khi tâm trạng ta không vui thì nhìn vào một khung cảnh nào đó, dù nó có đẹp đến đâu thì ta cũng thấy nó rất nhàm chán.
- “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.” – Nguyễn Du
Phân biệt tư duy và tưởng tượng
Các thao tác của tư duy: Phân Tích – Tổng hợp – So sánh –
Trừu tượng hóa – Khái quát hóa – Cụ thể hóa.
- Phân tích:
-Phân tích là tách một toàn thể thành các yếu tố, các thành phần cấu tạo nên nó, phân tích không phải là phân chia mà là xem xét vấn đề theo những lớp giá trị hoặc lớp tính chất chung nào đó. Ví dụ : Muốn giải một bài toán hoá học, phải phân tích các yếu tố thuộc dữ kiện. Muốn đánh giá đúng đắn một cuộc cách mạng, phải biết phân tích yếu tố lịch sử tạo nên cuộc cách mạng đó.
- Tổng hợp:
-Là thao tác trong đó chủ thể đưa những thuộc tính, thành phần đã được phân tích thành một chỉnh thể, một toàn thể. -Tổng hợp cũng không có nghĩa là gộp một cách đơn giản các thành phần mà là kết hợp để hình thành một chỉnh thể với những ý nghĩa cụ thể. -Tổng hợp thường được thực hiện sau khi phân tích nên mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp là mối quan hệ bền chặt. Ví dụ : Muối ăn (NaCl) là liên kết Cl và Na nhưng không phải là tổng số đơn giản của hai nguyên tố Cl và Na.
- So sánh:
-So sánh là thao tác trí tuệ dùng trí óc để xác định sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng. -So sánh cũng có nghĩa là đặt sự vật này “bên cạnh” sự vật kia để đối chiếu, để tìm mối liên hệ và phân biệt các sự kiện ấy,… Ví dụ:
- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa sông và hồ.
- So sánh hidrocacbon: ankan, anken, ankin ở mức độ cụ thể
- So sánh hidrocacbon với rượu, anđehit, axit ở mức độ cao hơn
- Trừu tượng hóa – Khái quát hóa:
-Trừu tượng hóa là gạt bỏ những thuộc tính, những bộ phận, những quan hệ không cần thiết về một phương diện nào đó và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết để tư duy. Ví dụ: Muốn vẽ 1 hình con người thì khá là rắc rối, nào là tay, mắt, mũi, miệng, đầu, chân. Nhưng mà chúng ta sử dụng tư duy trừu tượng hóa vẽ một hình tròn, có một cái que kéo từ dưới hình tròn đó xuống, đến một chỗ thì tách ra làm hai que, và ở giữa cái que đó cũng có một chỗ tách ra làm hai que hai bên, người ta nhận ra ngay đây là một bản vẽ hình người – người que. Hình người que là phiên bản trừu tượng hóa nhất của con người – đơn giản nhất có thể, nhưng vẫn có thể nhận ra được.
-Khái quát hóa là thao tác chủ thể tìm ra một thuộc tính chung cho vô số hiện tượng hay sự vật. Ví dụ: Các con vật có vú và 4 chân gồm có trâu, bò, lợn, dê, cừu mà con người nuôi để phục vụ sản xuất, thức ăn chúng ta có thể khai quát hóa bằng một tên gọi khác là động vật gia súc.
- Cụ thể hóa:
-Cụ thể hóa là thao tác chủ thể chuyển từ trừu tượng hóa và khái quát hóa về với hiện tượng cụ thể. -Nhờ cụ thể hóa mà tư duy luôn gắn liền với trực quan sinh động, không xa rời thực tế khách quan. -Cụ thể hóa hướng đến việc ứng dụng tư duy trong từng tình huống hay hoàn cảnh cụ thể.
Các cách sáng tạo hình ảnh mới của tưởng tượng
- Thay đổi kích thước, số lượng hay thành phần của vật. Đây là cách tạo hình ảnh mới bằng cách tăng thêm hay giảm đi kích thước, số lượng của vật hay thành phần của vật (người khổng lồ, người tí hon …)
tổng hợp sáng tạo mang tính chất khái quát những thuộc tính và đặc điểm điển hình của nhân cách. VD: +Trong tác phẩm của nhà văn Nam Cao thì hình ảnh Chí Phèo, Lão Hạc,… đại diện cho tầng lớp giai cấp nông dân bị đàn áp, bóc lột, tha hóa, thống khổ đến cùng cực của nhân dân trước cách mạng tháng 8.
- Nhân vật chị Dậu trong tác phẩm : "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố đại diện cho hình ảnh người phụ nữ VN trước đây dưới ách thống trị của thực dân Pháp : bị áp bức, bóc lột, đô hộ,…
- Loại suy ( tương tự): Đây là cách sáng tạo hình ảnh mới trên cơ sở mô phỏng bắt chước những chi tiết, những bộ phận, những sự vật có thực. VD: +Chân dung, việc làm của các nhân vật lịch sử được mô phỏng qua các bức tranh, bức tượng được tạc và được vẽ để cho mọi người cùng biết.
- Tháp Eiffel mô phỏng theo cấu trúc và hình dạng của xương ống. Công cụ lao động tương tự những thao tác của đôi bàn tay : cái cào, cái kìm, cái bát,…
Quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
Giống nhau: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là quá trình tâm lý nên có mở đầu, diễn biến,kết thúc khá rõ ràng; Đều chỉ phản ánh thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng và phản ánh hiện thực khách quan một cách khách quan, trực tiếp. Đều tồn tại ở động vật và con người. Nhận thưc cảm tính và ý tính đều phản ánh được trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng; theo cấu trúc nhất định, gắn liền với hoạt động của con người và là mức độ cao nhất của nhận thức cảm tính. Khác nhau:
Tiêu chí
Xem thêm : Sư Tử cung hoàng đạo sinh vào tháng nào? Tính cách và mối quan hệ tình cảm của họ
Nhận thức cảm tính Nhận thức lý tính
Bản chất về giai đoạn
Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy.
Là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.
Đặc điểm
Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.
Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất. — Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật. -Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.
Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.
Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.
Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Quan hệ lẫn nhau
Nếu không có nhận thức cảm tính thì tất yếu sẽ không có nhận thức lý tính; Và nếu không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất của sự vật – chúng có mối quan hệ tương quan, bổ sung cho nhau phát triển.
Định nghĩa trí nhớ: là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, giữ gìn và làm xuất hiện lại những điều mà con người đã trải qua. Định nghĩa chú ý: Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng đề định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh – tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.
Chú ý được xem như là một trạng thái tâm lý “đi kèm” với các hoạt động tâm lý khác, giúp cho hoạt động đó đạt kết quả.
VD: Ta lắng nghe bài giảng => nghe đi kèm với chú ý Nhìn chằm chằm => nhìn đi kèm với chú ý Suy nghĩ đăm chiêu. => tư duy đi kèm với chú ý
Các quá trình cơ bản của trí nhớ: bao gồm nhiều quá trình khác nhau và có quan hệ với nhau: ghi nhớ, giữ gìn, tái hiện và quên.
Quá trình tái hiện:
Là quá trình làm sống lại (khôi phục lại) những nội dung đã được ghi lại và giữ gìn. Tái hiện thường diễn ra dưới 3 hình thức: nhận lại, nhớ lại và hồi tưởng.
Nhận lại: là nhận ra đối tượng trong điều kiện tri giác lại nó. Cơ sở của nhận lại chính là sự xuất hiện của cảm giác “quen thuộc” khi được tri giác lại đối tượng. Nhớ lại: là làm sống lại những hình ảnh của sự vật, hiện tượng mà không cần dựa vào sự tri giác lại các sự vật, hiện tượng. Hồi tưởng: là nhớ lại một cách có chủ định, đòi hỏi sự nổ lực cao của ý chí. Khi các đối tượng được nhớ lại và được đặt trong những không gian và địa điểm nhất định gọi là hồi ức.
- Quá trình ghi nhớ:
Quy luật của sự nhớ – sự quên Quy luật của sự quên
Thường quên những gì diễn ra không thường xuyên trong đời sống.
VD: tổ trưởng nhắc Lan đi họp nhóm vào sáng thứ 2 tuần kế tiếp tuần đang học. vì cuộc họp nhóm diễn ra không thường xuyên và cố định vào các tuần nên Lan thường xuyên quên.
Sự quên diễn ra với tốc độ không đều, giai đoạn đầu tốc độ quên nhanh sau đó chậm dần.
VD: khi bạn học năm mươi từ mới tiếng anh. Lần đầu tiên học qua một lượt bạn nhớ được khoảng năm đến mười từ.sau vài lần tiếp theo số từ bạn nhớ được tăng lên dần dần và đạt tới năm mươi từ như đã đặt ra.
Quên diễn ra theo trình tự, quên cái tiểu tiết trước cái đại thể chính yếu quên sau.
Ví dụ: khi đọc song một câu chuyện dài chúng ta sẽ nắm rõ được cốt truyện và một số ý phụ. Theo thời gian chúng ta sẽ quên câu chuyện ấy nhưng chúng ta sẽ quên ý phụ trước, cốt truyện quên sau.
Quên khi gặp kích thích lạ, kích thích mạnh, ấn tượng.
VD: Hoa đang có trí nhớ rất bình thường. Nhưng do mẹ Hoa mất đột ngột – đây là một tác động mạnh gây sốc cho Hoa. Sau đó Hoa gần như quên hết mọi chuyện trước đó.
Quên phụ thuộc vào mục đích ghi nhớ, độ dài, nội dung, độ khó của tài liệu
VD: khi đọc một bài thơ chữ hán và một bài thơ lục bát. Thì ta dễ thuộc bài thơ lục bát hơn vì thơ lục bát có vần điệu, ngôn từ dễ hiểu, nội dung dễ nắm bắt.
Các thuộc tính cơ bản của chú ý: o Sức tập trung chú ý: là khả năng tách một phạm vi có hạn thành đối tượng cho chú ý hướng vào đó, tiến hành những hoạt động cần thiết với số đối tượng đó. Phạm vi các đối tượng chú ý càng hẹp thì sức chú ý càng tập trung, cường độ chú ý càng lớn. o Sự phân phối của chú ý: là khả năng cùng một lúc chú ý đầy đủ đến nhiều đối tượng khác nhau. Trong quá trình hoạt động, chú ý có thể không chỉ hướng vào một mà là nhiều đối tượng. Điều đó cũng không có nghĩa rằng chú ý hướng vào các đối tượng như nhau. Sự phân phối không mâu thuẫn với sức tập trung của chú ý. Tại một thời điểm, chúng ta vẫn có khả năng chú ý đến một số đối tượng, trong đó vẫn có một đối tượng được chú ý nhiều hơn. o Khối lượng của chú ý: là số lượng đối tượng được chú ý ở cùng một thời điểm. Nhiều nhà tâm lí học cho rằng tại một thời điểm, khối lượng chú ý tối đa không quá 7 đơn vị nếu chúng không liên hệ với nhau. o Tính bền vững, phân tán và dao động của chú ý: Là khả năng chú ý lâu dài vào một số đối tượng nhất định mà không chuyển sang đối tượng khác. Tính bền vững cần cho nhiều dạng hoạt động khác nhau: tốc kí, điện báo, các công việc quan sát… Ngược với tính bền vững là tính phân tán: chú ý không bền. Xen kẽ giữa tính bền vững với phân tán là tính dao động của chú ý: sự phân tán diễn ra theo chu kì. VD: trong đêm yên tĩnh, chúng ta nghe thấy tiếng chạy của đồng hồ lúc to, lúc nhỏ, lúc nhanh, lúc lại chậm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp