Cặp từ “kiểm sát” và “kiểm soát”
“Kiểm soát” và “kiểm sát” đều là hai từ có ý nghĩa, đều được sử dụng, đều tồn tại.
Bạn đang xem: “Kiểm sát” và “kiểm soát”, “giả thiết” và “giả thuyết” có gì khác nhau?
“Kiểm sát” có nghĩa là kiểm tra và giám sát việc chấp hành pháp luật của nhà nước. Ví dụ như: Viện kiểm sát, kiểm sát viên, kiểm sát thi hành án hình sự.
Còn từ “Kiểm soát” có 2 nghĩa: thứ nhất là xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định. Ví dụ: kiểm soát giấy tờ, trạm kiểm soát giao thông; Nghĩa thứ hai là đặt trong phạm vi quyền hành của mình. Ví dụ: vùng đối phương kiểm soát, ngân hàng kiểm soát việc sử dụng vốn.
Như vậy “kiểm sát” và “kiểm soát” có sự khác nhau về ý nghĩa cũng như về cách sử dụng. Khi sử dụng, chúng ta cần phải chú ý hàm nghĩa bên trong của hai từ này.
Xem thêm : Chi phí biến đổi là gì? Ví dụ về chi phí biến đổi trong doanh nghiệp
Cặp từ “giả thiết” và “giả thuyết”
“Giả thiết” và “giả thuyết” là hai từ đều có nghĩa, đều tồn tại, đều được sử dụng. Tuy nhiên, chúng có sự khác nhau.
Trong Từ điển tiếng Việt giải thích, “giả thiết” có hai nghĩa, thứ nhất là: điều cho trước trong một định lý hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lý hay giải bài toán. Nghĩa thứ hai là: điều coi như là có thật, nêu ra làm căn cứ để phân tích, suy luận, giả định.
Từ “giả thuyết” cũng có 2 nghĩa: thứ nhất là: một điều nêu ra trong khoa học để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được chấp nhập, chưa được kiểm nghiệm, chứng minh. Nghĩa thứ hai: trùng với nghĩa của từ “giả thiết”, điều coi như là có thật, nêu ra làm căn cứ để phân tích, suy luận, giả định.
Còn trong Từ điển tiếng Hán giải thích rõ hơn: “Giả thiết” có 3 nghĩa. Một là: Tạm thời chấp nhận (Ví dụ: quyển sách này in 100 nghìn bản, giả thiết mỗi quyển chỉ có 1 độc giả thì sẽ có 100 nghìn độc giả). Nghĩa thứ hai là: hư cấu (ví dụ: Tình tiết của câu chuyện là giả thiết). Nghĩa thứ ba trong khoa học: là những giải thích của giả định đối với sự vật hiện tượng khách quan.
Xem thêm : Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên đán 2023?
“Giả thiết” phải căn cứ vào thực tiễn, nó trở thành lý luận khi đã được chứng minh qua thực tiễn. Còn từ “giả thuyết” chỉ có nghĩa thứ ba của từ “giả thiết”.
Trong tiếng Việt, từ “giả thuyết” thường dùng trong nghiên cứu khoa học, có tính lý luận; còn “giả thiết” dùng trong những lập luận ngắn gọn.
Cặp từ “xâm nhập” và “thâm nhập”
“Thâm nhập” và “xâm nhập” là hai từ gốc Hán. Chữ “thâm” có nghĩa là “sâu”, “nhập” có nghĩa là “vào”, “xâm” có nghĩa là “lấn vào”. Hai từ này khác nhau về mặt ý nghĩa.
Chữ “thâm nhập” có ba nghĩa: nghĩa thứ nhất là đi sâu vào, hòa mình vào một hoạt động nào đó. Ví dụ như: “nhà văn đã thâm nhập vào đời sống thực tế”. Nghĩa thứ hai là: (từ bên ngoài) ăn sâu vào thành nhân tố tác động bên trong. Ví dụ: “bệnh thâm nhập vào cơ thể”. Nghĩa thứ ba của từ “thâm nhập” là tác động đến dữ liệu hoặc các lệnh chương trình của một ổ đĩa, một máy tính khác nằm trong mạng để thu được thông tin cần thiết.
Còn từ “xâm nhập” có nghĩa thứ nhất là (người ngoài) đi vào một cách trái phép, chẳng hạn như “xâm nhập nhà người khác”. Nghĩa thứ hai là: yếu tố bên ngoài nhập vào và tác động đến, gây tác hại, ví dụ “vi trùng xâm nhập vào cơ thể”.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp