Vốn là một trong những vấn đề rất quan trọng có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong đó, vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là hai khái niệm được nhiều người quan tâm và hay bị nhầm lẫn. Vậy sự khác nhau giữa hai loại vốn này là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau của chúng tôi nhé!
Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu
Vốn điều lệ là gì?
Theo khoản 34 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, khái niệm của vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sản do các thành viên, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết khi thành lập công ty. Đồng thời, nó được xem là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Vốn chủ sở hữu là gì?
Trong Luật Doanh nghiệp, khái niệm của vốn chủ sở hữu hiện không có một quy định cụ thể nào. Tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta có thể hiểu vốn chủ sở hữu là loại vốn do chủ doanh nghiệp hoặc các thành viên trong công ty đưa vào để phục vụ cho các hoạt động của công ty và vốn được tạo ra từ kết quả hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, loại vốn này còn được ưu tiên để thực hiện các nghĩa vụ tài chính như trả nợ trước khi chia đều cho chủ công ty. Vì vậy, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và hoạt động cân đối các nguồn thu của doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu bao gồm:
- Vốn góp của các nhà đầu tư, thành viên để thành lập hoặc mở rộng doanh nghiệp.
- Được thêm sau các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên quy định của chính sách tài chính hoặc quyết định của các chủ sở hữu vốn.
- Các khoản biếu, nhận hoặc tặng tài trợ.
- Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch của tỷ giá hối đoái trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản cùng các quỹ hình thành từ lợi nhuận sau thuế.
Vốn chủ sở hữu có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và hoạt động cân đối các nguồn thu của doanh nghiệp
Các dạng vốn chủ sở hữu phổ biến
Thông thường, vốn chủ sở hữu có thể tồn tại ở nhiều dạng như dạng vốn góp, lợi nhuận kinh doanh hay chênh lệch đánh giá tài sản.
- Vốn góp: Là số vốn thực tế của các thành viên chủ sở hữu hoặc cổ đông của công ty. Tài sản góp có thể là tiền, vàng hoặc các loại tài sản khác.
- Lợi nhuận kinh doanh: Đây là nguồn lợi giữa sự chênh lệch của doanh thu và chi phí khác. Tại các công ty, nó là yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu.
- Chênh lệch đánh giá tài sản: Đây là con số giúp phản ánh sự chênh lệch do doanh nghiệp đánh giá lại tài sản hiện có hay các loại tài sản khác vào bảng kế toán theo từng thời kỳ.
- Các nguồn khác: Tùy vào mỗi loại hình doanh nghiệp hoặc các mô hình phát triển kinh doanh mà các công ty sẽ có những cách huy động vốn khác nhau. Điều này góp phần vào sự phát triển phần vốn của chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau
Cách tính vốn chủ sở hữu
Khi thành lập doanh nghiệp và thực hiện các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần biết cách hạch toán vốn chủ sở hữu. Trong kế toán, vốn chủ sở hữu sẽ có những sự khác biệt giữa giá trị tài sản của công ty và giá trị các khoản nợ. Do đó, bạn có thể tính vốn chủ sở hữu theo công thức như sau:
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả
Ví dụ: Doanh nghiệp M thành lập với tổng giá trị tài sản doanh nghiệp là 5 tỷ đồng nhưng có khoản vay nợ ngân hàng 2 tỷ đồng để sản xuất. Do đó, vốn chủ sở hữu doanh nghiệp M thực tế là 3 tỷ đồng.
Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu
Để phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu, chúng ta sẽ so sánh dựa theo các tiêu chí được mô tả chi tiết trong bảng sau:
Xem thêm : Bệnh giảm bạch cầu ở mèo và những điều cần biết để cứu mèo bị giảm bạch cầu
Tiêu chí
Vốn điều lệ
Vốn chủ sở hữu
Bản chất
Là khoản tài sản mà những chủ thể góp vốn vào công ty để trở thành chủ sở hữu của công ty đó.
Là khoản tài sản đóng góp của những chủ thể đã là chủ sở hữu của công ty, trong quá trình quản lý, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thu lại được.
Chủ sở hữu
Thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức góp hoặc cam kết góp của doanh nghiệp.
Có thể là Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân tham gia góp vốn. Các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu cũng được xem là chủ sở hữu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có đầy đủ quyền chiếm hữu chi phối và định đoạt vốn chủ sở hữu.
Cơ chế hình thành
Được hình thành dựa trên giá trị số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong khoảng thời gian xác định và được ghi vào điều lệ công ty.
Vốn chủ sở hữu có thể được thành lập do nhà nước cấp, do vốn góp cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận để lại hoặc doanh nghiệp bỏ ra.
Đặc điểm
Vốn điều lệ được xem như là một loại tài sản của doanh nghiệp. Do đó, nó cũng được xem là một khoản nợ khi doanh nghiệp phá sản.
Vốn chủ sở hữu là do chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả của hoạt động kinh doanh. Do đó, vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.
Ý nghĩa
Vốn điều lệ là sự cam kết về trách nhiệm đảm bảo vật chất cho các thành viên với khách hàng, đối tác. Bên cạnh đó, nó cũng là vốn đầu tư cho các hoạt động của doanh nghiệp và là cơ sở để phân chia lợi nhuận hay những rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu phản ánh số liệu, tình trạng tăng/giảm các loại nguồn vốn thuộc chủ sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp.
Ưu nhược điểm vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
Ưu nhược điểm của vốn chủ sở hữu
Ưu điểm:
Đây là vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nên doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn này một cách lâu dài.
- Vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ nên khi sở hữu nguồn vốn này trong tay, chủ thể đầu tư sẽ không cần lo lắng các vấn đề chi trả nợ cho doanh nghiệp.
- Các chủ thể kinh doanh được chủ động hơn trong việc đầu tư. Nhất là các doanh nghiệp còn non trẻ có thể tự do kinh doanh mà không cần phải lo lắng việc nợ nần.
- Với nguồn vốn chủ sở hữu này, chủ thể đầu tư có thể sử dụng chúng theo mục đích hoặc dự định của mình mà không cần phụ thuộc vào bất cứ một yếu tố tác động nào. Qua đó, nó giúp cho việc sử dụng vốn được tiến hành một cách linh hoạt và chủ động hơn.
Nhược điểm:
- Vốn chủ sở hữu có mức giá thành cao hơn nợ.
- Các chủ đầu tư đôi khi sẽ ở thế thiệt thòi trong việc hợp tác, thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như san sẻ các giá trị lợi nhuận. Ví dụ như khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì chính các chủ sở hữu đó sẽ là người phải chịu trách nhiệm và họ có thể rơi vào trường hợp mất vốn.
- Khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi thì các chủ đầu tư sẽ không được toàn quyền sở hữu số tiền đó mà phải chia sẻ cho các cổ đông khác theo tỷ lệ mà họ góp vốn vào.
Lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh của công ty sẽ được chia đều cho các cổ đông dựa theo tỷ lệ phần trăm góp vốn ban đầu
*** Thông tin thêm: Vốn FDI là gì?
Ưu nhược điểm của vốn điều lệ
Ưu điểm:
- Là cơ sở để phân chia và xác định rõ ràng các quyền và lợi ích, cũng như là nghĩa vụ của các nhà đầu tư trong công ty vì nó là cơ sở để xác định vốn cổ phần và vốn chủ sở hữu trong công ty.
- Là căn cứ pháp lý cho các trường hợp có tranh chấp hoặc giải thể.
- Là tiền để hỗ trợ cho sự phát triển vững mạnh và lâu dài của doanh nghiệp. Việc đầu tư thành lập một doanh nghiệp giống như là xây dựng một ngôi nhà. Khi nền móng càng bền chắc thì ngôi nhà càng kiên cố. Do đó, vốn điều lệ cố định là một tiêu chí quan trọng hàng đầu để có những đánh giá khách quan về khả năng duy trì và phát triển của công ty đó.
- Là cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả của các công việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đó.
- Giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Khi doanh nghiệp có nguồn vốn ổn định sẽ có thể thử thách trên nhiều lĩnh vực khác và mở rộng thêm hạng mục đầu tư.
- Nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với các đối tác.
Nhược điểm:
- Tạo áp lực cho công ty, doanh nghiệp trong việc quyết định lựa chọn loại lĩnh vực, ngành nghề đầu tư kinh doanh.
- Đây là số vốn do các thành viên góp hoặc cam kết khi thành lập doanh nghiệp nên trong thực tế vẫn chưa đủ điều kiện để mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn điều lệ tăng giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường
Mối liên hệ giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu
Dù vốn điều lệ khác vốn chủ sở hữu nhưng chúng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau trong việc giúp cho doanh nghiệp được vận hành và hoạt động hiệu quả hơn. Cụ thể như sau:
- Khi vốn điều lệ tăng giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô, phát triển và thu lại nhiều lợi nhuận. Lúc này, một phần lợi nhuận thu được sẽ được cộng vào và làm tăng vốn chủ sở hữu giúp cho công ty mở rộng quy mô.
- Vốn điều lệ công ty lớn do nhiều thành viên cùng cam kết góp vốn và chịu trách nhiệm về tài sản hay các khoản nợ của doanh nghiệp. Điều này sẽ có lợi trong việc giúp doanh nghiệp tạo sự uy tín đối với khách hàng, ổn định vốn chủ sở hữu, thúc đẩy kinh doanh, hạn chế thua lỗ và các khoản nợ.
- Vốn chủ sở hữu phản ánh năng lực và sự phát triển của công ty trong suốt quá trình hoạt động. Khi vốn chủ sở hữu tăng sẽ thu hút thêm các nhà đầu tư, tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào góp vốn và mở rộng quy mô doanh nghiệp.
Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, các doanh nghiệp cần làm rõ để từ đó có thể xây dựng được cơ cấu vốn tối ưu nhất. Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn phân biệt được hai loại vốn này một cách rõ ràng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp xin hãy liên hệ ngay cho TRÍ LUẬT qua hotline (028) 7304 5969.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp