[Chuyên gia giải đáp] Tiểu đường ăn ngô (bắp) được không?

Lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày, để duy trì đường huyết ở mức an toàn là vấn đề được nhiều người bệnh tiểu đường quan tâm. Bắp (ngô) là thực phẩm phổ biến ở nước ta nên có nhiều thắc mắc rằng “Tiểu đường ăn ngô (bắp) được không?” . Khám phá ngay giải đáp được tổng hợp từ chuyên gia hàng đầu trong bài viết dưới đây.

Tiểu đường ăn ngô được không?
Tiểu đường ăn ngô được không?

1. Người tiểu đường ăn bắp được không?

Ngô là gì?

Ngô (hay còn gọi là bắp hay bẹ) là cây lương thực quan trọng trong đời sống. Chúng có nguồn gốc tại khu vực Trung Mỹ và được sử dụng rộng rãi để làm nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi. Đặc trưng của bắp ngô là các hạt có kích thước nhỏ, bám chặt lại với nhau tạo thành các hàng đồng đều xung quanh một lõi trắng. Các hạt thường có màu vàng, tím, xanh, trắng…Ngô cũng có nhiều loại đa dạng như: Ngô “Lõm”, ngô ngọt, ngô nổ…

Giá trị dinh dưỡng của bắp (ngô)

Bắp là lương thực phổ biến tại nước ta có giá trị dinh dưỡng cao. Trong bắp có chứa một lượng flavonoid cao và các hợp chất phenolic giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, kể cả bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Ngoài ra, 100g hạt bắp đã được luộc chín có chứa các thành phần dinh dưỡng như: 77 calo, chất xơ 5g, carbohydrate 17g, đường 8g, protein 8g và nhiều các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B, magie, kali, sắt, kẽm…

Đặc biệt, bắp còn chứa lượng lớn các chất chống oxy hoá, nhiều hơn so với một số loại ngũ cốc khác. Những hợp chất này có tác dụng chống lại các gốc tự do sinh ra trong cơ thể – nguyên nhân gây ra sự phát triển và hình thành các căn bệnh nguy hiểm.

Tiểu đường ăn ngô được không?

Người tiểu đường thường phải cân nhắc món ăn nào đó có làm tăng đường huyết quá mức không. Trong đó bắp là món ăn được đa số mọi người tiểu đường nghĩ tới vì có hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy người tiểu đường có ăn được ngô không?

Bắp là thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp và ít muối, giàu chất xơ. Và đây là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI=52), nên phù hợp với chế độ ăn uống của người bị tiểu đường.

Ngoài ra, bắp cũng chứa nhiều carotenoid, folate và các chất chống oxy hóa chẳng hạn như lutein và zeaxanthin. Do đó, việc ăn bắp có thể giúp tăng cường sức khỏe của đôi mắt. Ví dụ như hạn chế thoái hoá điểm vàng và đục thuỷ tinh thể – một biến chứng nguy hiểm đối với người tiểu đường.

Vậy người tiểu đường có thể cho bắp vào chế độ dinh dưỡng nhưng với số lượng vừa phải. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, khuyến nghị lượng bắp hợp lý trong mỗi bữa người tiểu đường thì nên dao động từ 45 gram đến 60 gram. Không nên ăn quá nhiều bắp một bữa và thường xuyên vì vẫn có thể dẫn đến tăng đường huyết quá mức.

Tiểu đường thai kỳ có ăn được ngô không?

Tiểu đường thai kỳ ăn ngô được không? Câu trả lời là ĐƯỢC nhưng cần hạn chế hết mức. Mặc dù bắp có chỉ số đường huyết thấp hơn một số thực phẩm khác nhưng mẹ bầu không nên ăn quá nhiều để hạn chế nguy cơ lượng đường trong máu tăng vọt. Nên ưu tiên chọn bắp nguyên hạt và kết hợp với nguồn thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng.

Tiểu đường và tiểu đường thai kỳ có thể ăn ngô ở mức hợp lý

2. Lợi ích sức khỏe từ bắp cho người tiểu đường

Với giá trị dinh dưỡng dồi dào, bắp mang đến các lợi ích tuyệt vời đối với người tiểu đường. Cụ thể.

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Cholesterol có hại là một trong những nguyên nhân gây các bệnh lý về tim mạch. Chất xơ hòa tan trong bắp có thể liên kết với cholesterol tốt di chuyển khắp cơ thể để hấp thụ các thụ cholesterol có hại, từ đó giảm mức cholesterol và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Hàm lượng vitamin B dồi dào trong ngô còn làm giảm homocysteine – hợp chất khi tăng cao gây phá hủy mao mạch, dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Giảm phản ứng của glucose và insulin

Nhờ khả năng điều chỉnh glucose và insulin, ngô trở thành thực phẩm tuyệt vời cho người tiểu đường. Có được điều này là nhờ lượng tinh bột kháng và đường fructose tiêu hoá chậm trong ngô có tác dụng kìm hãm phản ứng tăng lượng đường trong máu đột ngột và kích thích sản xuất insulin quá mức.

Kiểm soát cân nặng

Hợp chất flavonoid có trong bắp ngô hỗ trợ giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Ngô còn chứa chất xơ và tinh bột kháng giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, kiểm soát cân nặng hiệu quả. Từ đó, giảm nguy cơ béo phì sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2.

Ngăn ngừa biến chứng

Kiểm soát cholesterol và giảm sự tích tụ chất béo là chức năng quan trọng của bắp giúp ngăn ngừa các biến chứng tim mạch hiệu quả.

Tốt cho mắt

Ngô là nguồn cung cấp carotenoid và xanthophylls. Hai hợp chất này đã được khoa học chứng minh có khả năng bảo vệ sức khỏe mắt, hạn chế nguy cơ bị bệnh lý về mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thuỷ tinh thể…

Ngăn ngừa Alzheimer

Thiamin (Vitamin B1) trong ngô đóng vai trò quan trọng giúp duy trì chức năng não bộ và tổng hợp acetylcholine, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa bệnh Alzheimer và tiểu đường tuýp 3.

Lợi ích sức khỏe từ bắp cho người tiểu đường

3. Món ngon từ ngô cho người tiểu đường

Để đa dạng hóa khẩu phần ăn, người tiểu đường đừng bỏ qua 3 món ngon từ ngô được gợi ý ngay dưới đây.

Ngô luộc

Nếu thắc mắc tiểu đường ăn ngô luộc được không? thì câu trả lời là có. Ngô luộc là món ăn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích cho người tiểu đường vì chúng không chứa dầu mỡ lại dễ chế biến. Để luộc bắp ngô ngon, bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Tước bớt bẹ ngô

Tước bớt lớp lớp bẹ ngô bên ngoài cho đến khi còn 2 – 3 lớp bẹ. Để nguyên râu ngô để nước luộc được ngọt.

Bước 2: Xếp ngô (bắp) vào nồi

Xếp lần lượt ngô vào nồi, cho thêm một ít nước và đổ nước xăm xắp mặt ngô.

Bước 3: Luộc ngô

Luộc ngô trong lửa lớn. Đến khi nước sôi thì văn nhỏ gas và luộc thêm khoảng 30 phút nữa. Ngô chín đều thì vớt ra để bớt nguội và thưởng thức độ giòn, ngọt, thơm ngon.

Ngô luộc vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng

Bắp hầm xương

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Xương lợn
  • Bắp ngô
  • Rau củ quả gồm: Khoai tây, cà chua, cà rốt
  • Hành lá, hành tím băm

Cách thực hiện

  • Ngô cắt khoanh tròn, cà rốt thái lát dày, khoai tây cắt khối vừa ăn, cà chua thái múi cau.
  • Rửa sạch xương lợn, chần qua với nước sôi
  • Cho xương đã sơ chế vào ngồi, cho ít hành băm và tiến hành hầm khoảng 30 phút.
  • Cho tiếp phần rau củ đã cắt bao gồm ngô, khoai tây, cà rốt vào nồi hầm trước. Khi gần chín mới cho cà chua vào.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn, cho thêm hành lá cắt và tắt bếp. Món canh bắp hầm xương vừa ngọt vừa thơm có thể dùng với bún hoặc cơm đều ngon.

Bánh bắp hấp nước cốt dừa

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Bắp
  • Nước cốt dừa
  • Bột năng, bột gạo, bột nếp
  • Dầu ăn, muối, đường vàng

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Bóc nhẹ nhàng phần vỏ, rửa sạch, luộc khoảng 2 phút rồi cho vào thau nước lạnh và vớt ra để ráo nước
  • Dùng dao gọt hạt bắp theo chiều dọc

Bước 2: Trộn nhân bánh

  • Trọn đều các nguyên liệu gồm hạt bắp, bột năng, bột gạo, bột nếp, đường vàng, muối, nước cốt dừa.
  • Khi hỗn hợp đặc sánh thi bọc kín miệng tô bằng màng bọc thực phẩm, để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 giờ.

Bước 3: Làm bánh

  • Xoa lớp dầu mỏng lên vỏ bắp và lấy lượng vừa đủ hỗn hợp nêu trên cho vào giữa vỏ bắp.
  • Gấp hai mép bên cạnh lại, gập hai đầu xuống là hoàn tất việc gói bánh. Làm tương tự đến khi hết hỗn hợp nhân bánh.

Bước 4: Sôi bánh

Cho nước lọc vào nồi xửng, xếp bánh lên trên và tiến hành luộc đến khi bánh chín là hoàn thành món bánh thơm ngon.

Thành phẩm món bánh bắp hấp nước cốt dừa

4. Lưu ý khi sử dụng ngô

Người tiểu đường khi ăn bắp thì cần lưu ý một số điều sau:

  • Khi đã có bắp trong bữa ăn, bạn cần hạn chế các loại thực phẩm giàu carbohydrate khác.
  • Không nên chỉ ăn mỗi bắp mà nên kết hợp tăng cường nhiều loại ngũ cốc khác, tăng cường rau củ và các sản phẩm ít chất béo.
  • Bắp luộc là sự lựa chọn thích hợp với bệnh tiểu đường. Thay vì chiên xào, bạn có thể thử trộn vào một thìa cà phê dầu ô liu và một lượng muối vừa phải trong món salad, súp và món hầm. Người tiểu đường nên hạn chế gia vị như bơ, đường, muối, những chất bổ sung chất béo bão hòa, bạn có thể thay thế bằng dầu thực vật.

Khẩu phần là yếu tố quyết định đến việc kiểm soát đường huyết và cân nặng của bạn. Hãy nhớ rằng khẩu phần ăn của mỗi người là khác nhau, khẩu phần phù hợp với người khác không có nghĩa nó phù hợp với bạn. Quan trọng nhất đối với khẩu phần ăn của người tiểu đường là tỷ lệ các chất trong khẩu phần ăn phù hợp, cung cấp đủ năng lượng mỗi ngày.

Xem thêm: 6 tiêu chí chọn rau củ quả tốt cho người tiểu đường

Lưu ý khi sử dụng ngô

Bài viết trên của Suppro cerna đã cung cấp cho độc giả những thông tin để trả lời cho câu hỏi “Tiểu đường ăn bắp được không?” Hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để hoàn thiện thực đơn đầy đủ dưỡng chất, lành mạnh và cân bằng.