I-Tình hình thế giới, khu vực và trong nước cuối XIX- đầu XX. Ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng tư sản đến Việt Nam
- Đất nông nghiệp được hiểu như thế nào?
- Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo quy định của Bộ Luật Dân Sự
- Ngành truyền thông đa phương tiện (MultiMedia) học trường nào?
- Châu lục là gì? Sự hình thành các châu lục trên thế giới
- Nơi nào đón bình minh trên đất liền sớm nhất Việt Nam? – Du lịch mở Toàn Cầu | Tổ chức tour chuyên nghiệp
1-Thế giới và khu vực
Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa). Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh,đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc.
Cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản (năm 1868) đã khiến Nhật Bản trở thành một nước tư bản phát triển.
Ở Trung Quốc: Từ cuối XIX, các nước tư bản phương Tây đã đổ xô sang Viễn Đông tìm kiếm thị trường thuộc địa. Đối tượng chính của chúng ở đây là Trung Quốc, ngay cả Nhật Bản cũng tham gia vào cuộc sâu xé này.
+Cuộc vận động biến pháp do phái Duy Tân đề xướng, được Quang Tự Đế cho thi hành kể từ ngày 11 tháng 6 năm 1898 ở Trung Quốc. Thế nhưng, công cuộc này chỉ tồn tại trăm ngày thì bị Từ Hi Thái hậu ra lệnh bãi bỏ (ngày 21 tháng 9 cùng năm), và những người chủ trì đều bị nghiêm trị (Quang Tự bị truất bỏ ngôi vua và bị bắt bỏ ngục, Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi bị truy nã trốn sang Nhật,…).
+Cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc thành công dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn. Nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới: dân chủ tư sản.
2-Trong nước
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi:
+Kinh tế: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam tồn tại cùng với quan hệ sản xuất phong kiến.
+Xã hội: bên cạnh các giai cấp cũ, các lực lượng xã hội mới ra dời như công nhân, tư sản, tiểu tư sản với những hệ tư tưởng mới.
Một bộ phận ưu tú trong hàng ngũ trí thức phong kiến sớm tiếp xúc với tư tưởng mới bên ngoài đã nhận ra những hạn chế của hệ tư tưởng phong kiến. Tân thư, tân báo được đưa vào Việt Nam, truyền bá, cổ vũ tư tưởng dân chủ tư sản.
II-Phan Bội Châu cùng khuynh hướng bạo động- Từ thành lập Duy Tân hội đến phong trào Đông Du.
1-Tiểu sử
Phan Bội Châu vốn tên là Phan Văn San .Vì San trùng với tên húy vua Duy Tân (Vĩnh San) nên phải đổi thành Phan Bội Châu.Hai chữ “bội châu” trong tên của ông lấy từ câu:[Thành trung nga mi nữ châu bội hà san san].
Ông có hiệu là Hải Thụ, về sau đổi là Sào Nam. Tên gọi Sào Nam được lấy từ câu [Việt điểu sào nam chi nghĩa là Chim Việt làm tổ cành Nam]. Phan Bội Châu còn có nhiều biệt hiệu và bút danh khác như Thị Hán, Phan Giải San, Sào Nam Tử, Hạo Sinh, Hiếu Hán …
Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Cha ông là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.
Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi, ông viết bài “Hịch Bình Tây Thu Bắc” đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội “Sĩ tử Cần Vương” (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán.
Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi. Khoa thi năm Đinh Dậu (1897) ông đã lọt vào trường nhì nhưng bạn ông là Trần Văn Lương đã cho vào tráp mấy cuốn sách nhưng ông không hề biết nên ông bị khép tội hoài hiệp văn tự (mang văn tự trong áo) nên bị kết án chung thân bất đắc ứng thí (suốt đời không được dự thi).
Sau cái án này, Phan Bội Châu vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua Thành Thái xóa án. Nhờ vậy, ngay khoa thi hương tiếp theo, năm Canh Tý (1900), ông đã đậu đầu (Giải nguyên) ở trường thi Nghệ An. Cùng năm đó, thân sinh của cụ qua đời, nhờ đó cụ mới có thời gian rãnh để lo đến việc cứu nước.
Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lâp một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật. Phan Bội Châu đã nêu rõ nhiệm vụ đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc. Con đường cứu nước của Phan Bội Châu là “cứu nước để cứu dân”. Ở đây ta thấy điểm tích cực trong khuynh hướng cứu nước của Phan Bội Châu là ông đã xác định được đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, vì vậy ông nêu rõ mục tiêu là đánh đuổi Pháp thì mới có thể giành được độc lập tự do cho nhân dân. Phan Bôi Châu đã chọn Kì Ngoại Hào Cường Để (cháu 6 đời của Vua Gia Long) làm hội chủ nghĩa là Phan Bội Châu muốn quay lại chế độ quân chủ. Vì lúc này tư tưởng trung quân ái quốc vẫn còn tồn tại trong nhận thức của Phan Bội Châu và nhân dân nên để thu hút sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân, Phan Bội Châu đã lợi dụng tư tưởng trung quân ái quốc để tập hợp lực lượng. Rõ ràng ta thấy lúc này ở Việt Nam vẫn còn vua Thành Thái nhưng Phan Bội Châu đã chọn cho mình một Cường Để có tinh thần chống Pháp chứ không phải một ông vua chính danh nhưng bù nhìn như Thành Thái.
Phan Bội Châu đã xác định phương pháp cách mạng là bạo đông vũ trang cần thiết là đúng vì bản chất của các thế lực thù địch là chúng chống phá ta bằng quân sự vì vậy phải bạo động quân sự.
Phan Bội Châu đã thành lập các tổ chức cách mạng bao gồm hội Duy Tân, hội Cống Hiến được thành lập ở Tokyo, cơ quan liên lạc và Công hội Thương đoàn được thành lập ở Hồng Kông tiếp đó ông tổ chức phong trào Đông Du (1905- 1908) đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập. Phan Bội Châu đã gửi học sinh sang trường Học hiệu Chấn Võ tại Tokyo cùng với trường Thư viện Đồng Văn Tokyo. Tuy nhiên đến tháng 8/1908 chính phủ Nhật cấu kết với Pháp trục xuất lưu học sinh kể cả Phan Bội Châu về nước. Giữa lúc cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng lợi (1911), ông về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang Phục Hội (1912) với mục đích tập hợp lực lượng đánh đuổi Pháp khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng Hòa Dân Quốc Việt Nam. Sự ra đời của Việt Nam Quang Phục Hội đánh dấu sự phát triển trong tư tưởng của Phan Bội Châu từ quân chủ lập hiến lên dân chủ tư sản.
Khuynh hướng cải cách của Phan Bội Châu đã khoáy động lòng yêu nước, cổ vũ tinh thần dân tộc, tập hợp lực lượng kháng Pháp hùng mạnh. Tuy nhiên nó cũng có một số hạn chết nhất định ở chỗ cầu viện Nhật Bản. Lúc bấy giờ Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản do nhu cầu tìm kiếm thuộc địa nên Việt Nam dã trở thành miếng mồi ngon của Nhật Bản vì thế họ nhanh chóng trở mặt khi đụng đến quyền lợi của họ
2.Hoạt động của mình
Năm 1901, Phan cùng một số đồng chí vạch ra 3 kế hoạch sau đây:
+Liên kết với dư đảng Cần Vương và các tráng kiện ở chốn sơn lâm, xướng khởi nghĩa binh, mục đích là đánh giặc phục thù với với thủ đoạn bạo động.
+Tìm người dòng họ nhà vua lập làm minh chủ, rồi ngầm liên kết với những người có thể lực, tập hợp những người trung nghĩa ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ cùng nhau khởi sự.
+ Khi cần thiết sẽ phái người xuất dương cầu ngoại viện.
Mục đích: “Cốt sao khôi phục được nước Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì khác cả.”
Ba kế hoạch này có thể coi là sự khởi đầu một cương lĩnh hoạt động của Duy Tân hội sau này.
a-Thành lập Duy Tân hội
Phan Bội Châu đả kích việc thực dân Pháp cấm giảng dạy lịch sử Việt Nam mà thay vào đó là lịch sử Pháp. ào tạo ra một tầng lớp công chức và chuyên viên phục vụ cho nền cai trị và công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. Phan Bội Châu chỉ trích nền giáo dục của thực dân Pháp ở thuộc địa là “chỉ dạy người Việt viết văn Pháp, nói tiếng Pháp, tạm thời làm nô lệ cho Pháp”
Năm 1904, ông cùng Nguyễn Hàm và khoảng 20 đồng chí khác thành lập Duy Tân hội ở Quảng Nam để đánh đuổi Pháp, chọn Kỳ Ngoại hầu Cường Để – một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn – làm hội chủ.
Mục đích của hội là đánh Pháp, giành lại độc lập cho tổ quốc, thành lâp thiết chế quân chủ lập hiến- theo đó vua có danh mà không có quyền. Hội nghị thành lập Hội đề ra 3 nhiệm vụ trước mắt như sau: +Phát triển thế lực hội về người cũng như về tài chính
+Xúc tiến việc chuẩn bị bạo động và các công việc sau đó
+Chuẩn bị xuất dương cầu viện, xác định phươn châm và thủ đoạn xuất dương
Trong ba nhiệm vụ trên, thì nhiệm vụ thứ ba hết sức quan trọng và bí mật, nên Duy Tân hội đã cử Phan Bội Châu và Nguyễn Hàm tự định liệu. Theo đó, đây là tiền đề cho phong trào Đông Du sau này.
Năm 1905, ông cùng Đặng Tử Kính và Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản, để cầu viện Nhật giúp Duy Tân hội đánh đuổi Pháp. Tại Nhật, ông gặp Lương Khải Siêu, một nhà cách mạng người Trung Quốc, và được khuyên là nên dùng thơ văn (nghe lời Phan Bội Châu viết Việt Nam vong quốc sử) để thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Lại nghe hai nhân vật quan trọng của Đảng Tiến Bộ đang cầm quyền ở Nhật Bản, là Bá tước Ôi Trọng Tín và Thủ tướng Khuyển Dưỡng Nghị khuyên là nên cổ động thanh niên ra nước ngoài học tập để sau này về giúp nước.
Xem thêm : Thặng dư là gì? Nguồn gốc, bản chất và yếu tố ảnh hưởng giá trị thăng dư?
b-Phong trào Đông Du
Tháng 6 năm 1905, Phan Bội Châu cùng Đặng Tử Kính mang theo một số sách Việt Nam vong quốc sử về nước. Tháng 8 năm 1905 tại Hà Tĩnh, ông và các đồng chí nồng cốt trong Duy Tân hội bàn bạc rồi đưa ra kế hoạch hành động đó là:
- Nhanh chóng đưa Kỳ Ngoại hầu Cường Đểra nước ngoài.
- Lập các hội nông, hội buôn, hội học để tập hợp quần chúng và để có tài chánh cho hội.
- Chọn một số thanh niên thông minh hiếu học, chịu được gian khổ, đưa đi học ở nước ngoài
Tháng 10 năm 1905, Phan Bội Châu trở lại Nhật Bản cùng với ba thanh niên, sau đó lại có thêm 45 người nữa. Năm 1906, Cường Để qua Nhật, được bố trí vào học trường Chấn Võ. Kể từ đó cho đến năm 1908, số học sinh sang Nhật Bản du học lên tới khoảng 200 người, sinh hoạt chung trong một tổ chức có quy củ gọi là Cống hiến hội…
Chương trình nhằm đào tạo những người có trình đọ văn hóa và quân sự cần thiết cho công cuộc đánh Pháp cứu nước về sau. Đến giữa năm 1903, việc học tâp của các học sinh Việt Nam ở Nhật đã ổn định và phát triển thuận lợi.
Năm 1908, phong trào “cự sưu khất thuế” (tức phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ) nổi lên rầm rộ ở Quảng Nam rồi nhanh chóng lan ra các tỉnh khác. Bị thực dân Pháp đưa quân đàn áp, nhiều hội viên bị bắt, trong số đó có Nguyễn Hàm, một yếu nhân của hội. Tiếp đó, Hoàng Quang Thanh và Đặng Bỉnh Thành lại bị Pháp đón bắt được khi từ Nhật về Nam Kỳ nhận tiền quyên góp cho phong trào Đông Du. Cũng trong năm đó, Pháp và Nhật vừa ký với nhau một hiệp ước, theo đó chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất các du học sinh người Việt ra khỏi đất Nhật. Năm 1909, Cường Để và Phan Bội Châu cũng bị trục xuất. Đến đây, phong trào Đông Du mà Phan Bội Châu và các thành viên khác đã dày công xây dựng hoàn toàn tan rã, kết thúc một hoạt động quan trọng của hội.
Cuối năm 1910, Phan Bội Châu chuyển một đại bộ phận hội viên (trong đó có khoảng 50 thanh niên) ở Quảng Đông về xây dựng căn cứ địa ở Bạn Thầm (Xiêm La). Tại đây, họ cùng nhau cày cấy, học tập và luyện tập võ nghệ để chuẩn bị cho một kế hoạch phục quốc sau này.
Năm 1912, trong cuộc “Đại hội nghị” tại từ đường nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Quảng Đông (Trung Quốc), có đông đủ đại biểu khắp ba kỳ đã quyết định giải tán Duy Tân hội và thành lập Việt Nam Quang phục Hội, tức thay đổi tôn chỉ từ chủ nghĩa quân chủ sang chủ nghĩa dân chủ để đánh đuổi quân Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc kiến lập Việt Nam, đáp ứng tình hình chuyển biến mới trên trường quốc tế.
III-Phan Châu Trinh cùng khuynh hướng cải cách
1-Tiểu sử
Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam, hiệu là Tây Hồ Hy Mã, tự là Tử Cán.
Mẹ ông mất sớm vào năm ông lên 6 tuổi. Quê nhà bị quân Pháp đốt cháy trong cuộc trấn áp phong trào Cần vương, nên ông phải theo cha, được cha dạy chữ và dạy võ. Sau khi cha mất, ông trở về quê sống với anh là Phan Văn Cừ và tiếp tục đi học. Ông học giỏi, năm 27 tuổi, được tuyển vào trường tỉnh và học chung với Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Đình Hiến, Phan Quang, và Phạm Liệu.
Khoa Canh Tý (1900), Phan Châu Trinh đỗ cử nhân thứ ba ở trường Thừa Thiên. Năm sau (1901), triều đình mở ân khoa, ông đỗ phó bảng, đồng khoa với tiến sĩ Ngô Đức Kế và phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Khoảng thời gian này, người anh cả mất nên ông về để tang, ở nhà dạy học đến năm Quý Mão (1903) thì được bổ làm Thừa biện Bộ Lễ.
Năm 1906, ông bí mật sang Quảng Đông (Trung Quốc) gặp Phan Bội Châu, trao đổi ý kiến rồi cùng sang Nhật Bản, tiếp xúc với nhiều nhà chính trị tại đây (trong số đó có Lương Khải Siêu) và xem xét công cuộc duy tân của xứ sở này.
Phan Châu Trinh chủ trương tiến hành một phong trào Duy Tân nhằm vận động cải cách kinh tế, văn hoá, xã hội và gắn liền với việc động viên lòng yêu nước, căm thù giặc, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của ngoại xâm.
Phan Châu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước Việt Nam. Mặt khác, Phan Châu Trinh còn phản đối việc dùng vũ lực để giành độc lập dân tộc quốc như cầu viện bên ngoài “Bất bạo động, bạo động tắc tử, bất vọng ngoại, vọng ngoại giả ngu”.
Theo Phan Châu Trinh, nhiệm vụ cấp bách của dân tộc ta là:
– Chấn dân khí: Thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường, làm cho mọi người giác ngộ được quyền lợi của mình, xoá bỏ nọc độc chuyên chế. Vì vậy, ông chủ trương: “Không cần hô hào đánh Pháp, chỉ nên đề xướng dân quyền, dân đã giác ngộ quyền lợi của mình, bấy giờ mới có thể dần dần mưu tính đến việc khác.
– Khai dân trí: Bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, kiến thiết khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục, xa hoa, tuyên truyền lối sống tiết kiệm, văn minh.
– Hậu dân sinh: Chăm lo đời sống cho nhân dân bằng việc phát triển kinh tế, chỉ con đường làm ăn cho dân, như khẩn hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hoá.
Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng một số sĩ phu yêu nước tiến bộ khởi xướng cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
– Kinh tế: cổ động việc chấn hưng thực nghiệp, lập hộ kinh doanh phát triển các nghề thủ công nghiệp (mở lò rèn, xưởng mộc), làm vườn.
– Giáo dục: mở các trường học theo lối mới, dạy chữ Quốc ngữ, môn học mới.
– Văn hoá: tổ chức những buổi diễn thuyết kêu gọi sự thay đổi để tiến bộ hơn, phù hợp trong giao lưu buôn bán, ngăn chặn các tệ nạn rượu chè, thuốc phiện… thành lập các trường duy tân lan rộng ra nhiều tỉnh thành khác như Đông Kinh Nghĩa Thục với nội dung và phương pháp mới.
Năm 1908, diễn ra phong trào chống sưu thuế ở các tỉnh miền Trung huy động được hàng vạn người tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp và chính quyền phong kiến tay sai.
Khuynh hướng vận động cải cách của Phan Châu Trinh đã cỗ vũ tinh thần học tập, tự cường, chống các hủ tục phong kiến
2-Hoạt động của Phan Châu Trinh mà tiêu biểu là cuộc vận động Duy Tân
Sau khi cáo quan về quê, Phan Châu Trinh dốc lòng vào công việc cứu nước. Mặc dù rất đau xót trước cảnh thực dân Pháp ngược đãi người Việt Nam, quan điểm của Phan Châu Trinh trước mắt chưa nên đặt nhiệm vụ khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc (tức đánh đuổi Pháp), mà nhiệm vụ cấp bách là phải:
- Khai dân trí: bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữcùng kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa.
- Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực, tự cường, mọi người giác ngộ được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, giải thoát khỏi tư tưởng chuyên chế phong kiến.
- Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội địa hóa…
Cho nên sau khi ông vào Nam ra Bắc, sang Nhật, để trao đổi và tìm hiểu, cuối cùng ông nhất quyết làm cuộc cải cách duy tân cho quốc dân trong nước. Ngoài ra, ông gửi thư cho Toàn quyền Beau ngày 15 tháng 8 năm 1906, chỉ trích chính phủ Pháp không lo mở mang khai hóa cho dân mà chỉ lo thu thuế, do đó dân đã khổ càng khổ hơn. Ông đề nghị chính phủ Đông Dương nên thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Nam, cải tổ mọi chính sách cai trị. Bức thư đã gây tiếng vang lớn trong nhân dân, công khai nói lên tâm trạng bất mãn của dân chúng và khẳng định quyết tâm cải biến hiện trạng của đất nước.
Với phương châm “tự lực khai hóa” và tư tưởng dân quyền, Phan Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động cuộc duy tân. Khẩu hiệu của phong trào lúc bấy giờ là: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Phong trào thực hiện mục tiêu cải tạo con người và xã hội Việt Nam bằng cách khuyến khích cải cách giáo dục (bỏ lối học từ chương, xóa mù chữ bằng cách phát động phong trào học Quốc ngữ), mở mang công thương nghiệp, chấn hưng công nghệ, bỏ mê tín dị đoan, thay đổi tập quán (cắt tóc ngắn, cắt ngắn móng tay)….
Tháng 3 năm 1908, phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổ ra, và bị triều Nguyễn và chính phủ bảo hộ Pháp đàn áp dữ dội. Phan Châu Trinh cùng nhiều thành viên trong phong trào Duy Tân bị nhà cầm quyền buộc tội đã khởi xướng phong trào chống thuế nên đều bị bắt.
Phan Châu Trinh bị bắt ở Hà Nội, giải về Huế. Nhờ sự can thiệp của những người Pháp có thiện chí và những đại diện của Hội Nhân quyền tại Hà Nội, họ buộc lòng phải kết ông án “trảm giam hậu, lưu tam thiên lý, ngộ xá bất nguyên” (nghĩa là tội chém nhưng chỉ giam lại, đày xa ba ngàn dặm, gặp ân xá cũng không cho về), rồi đày đi Côn Đảo ngày 4 tháng 4 năm 1908.
Ngày 28 tháng 7 năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Vì đó, nhà cầm quyền Pháp tại Paris đã gọi Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường (một luật sư, nhà báo người Việt chống thực dân) phải đi lính, nhưng hai ông phản đối với lý do không phải là công dân Pháp. Mấy tháng sau, chính quyền khép tội hai ông là gián điệp của Đức để bắt giam Phan Văn Trường giam ở lao Cherchemidi và Phan Châu Trinh bị giam ở Paris, kể từ tháng 9 năm 1914. Năm 1915, vì không đủ bằng chứng buộc tội, chính quyền Pháp phải trả tự do cho hai ông sau nhiều tháng giam giữ.
Ngày 29 tháng 5 năm 1925, Phan Châu Trinh cùng nhà cách mạng trẻ Nguyễn An Ninh xuống tàu rời nước Pháp, đến ngày 26 tháng 6cùng năm thì về tới Sài Gòn. Khi bệnh tình trở nặng (tháng 12/1925), túc trực thường xuyên cạnh Phan Châu Trinh là Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Nguyễn Sinh Sắc, Huỳnh Thúc Kháng.
Đang lúc Phan Châu Trinh nằm trên giường bệnh, thì hay tin ông Ninh vừa bị mật thám Pháp đến vây bắt tại nhà vào lúc 11 giờ 30 trưa ngày 24 tháng 3 năm 1926. Ngay đêm hôm đó, lúc 21 giờ 30, ông qua đời tại khách sạn Chiêu Nam Lầu và được đem quàn tại Bá Huê lầu, số 54 đường Pellerin, Sài Gòn Hưởng dương 54 tuổi. Lời trăn trối cuối cùng của Phan Châu Trinh, được thuật lại là, “Độc lập của dân tộc ta sau này sở cậy có Nguyễn Ái Quốc.”
IV-So sánh hai phong trào cứu nước của Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu
1-Điểm tương đồng trong hai con đường cứu nước của hai cụ Phan.
-Cả hai cụ Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu đều là đại diện cho phong trào dân tộc dân chủ của tầng lớp sỹ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ XX, đều xác định được kẻ thù của dân tộc là thực dân Pháp.
-Tính chất: Đều đi theo con đường dân chủ tư sản, đều sinh ra trong hoàn cảnh đất nước đang nằm trong tay đế quốc Pháp, Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm xã hội Việt Nam biến chuyển và phân hóa cùng với đó là sự du nhập cuả trào lưu.Chủ trương cứu nước của các cụ vừa giống nhau vừa thống nhất với nhau ở khái niệm “ Dân nước và nước dân”.
-Kết quả: Đều bị đàn áp và đi đến con đường thất bại.
-Ý nghĩa: Thúc dục lòng yêu nước của nhân dân đương thời, tạo nên trong lòng xã hội những mầm móng, tư tưởng thúc đẩy sự phát triển của những con đường cứu nước theo những khuynh hướng khác, đã sử dụng được sức mạnh của nhân dân làm gốc, tiếp thu được những kết quả của cách mạng thể giới, cả hai cụ đều hoạt động ở cả trong và ngoài nước
Xem thêm : 4 Công thức tính thể tích hóa học bạn cần phải nhớ để giải bài tập
2-Điểm khác nhau giữa hai con đường cứu nước
a-Con đường bạo động của cụ Phan Bội Châu
-Nhiệm vụ :Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế đội phong kiến ( Thành lập Duy Tân Hội, tổ chức phong trào Đông du…)
-Chủ trương:vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài ( Nhật bản), tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Xây dựng chế độ chính trị Quân chủ lập hiến.
-Con đường cứu nước: “cứu nước để cứu dân”
-Xu hướng: Bạo động vũ trang
-Hoạt động tiêu biểu: Thành lập các hội, cùng với việc đưa học sinh sang Nhật Bản học tập, phát động phong trào Đông Du,…
Con đường cứu nước của Phan Bội Châu mặc dù được phần đông quần chúng nhân dân ủng hộ nhưng kết quả cuối cùng là đi đến sự thất bại. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là sai lầm trong chủ trương của cụ.
Điểm mạnh ở đây chính là cụ đã biết tiếp thu những kết quả trong công cuộc đổi mới của Nhật Bản nhưng cũng chính vì lẽ này mà cụ đã xác định sai con đường cứu của mình, cụ chủ trương dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi thực dân Pháp. Nhưng thực tế cho thấy một điều khá rõ ràng rằng, Đế quốc Nhật Bản là một nước đi theo “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt”, cũng tích cực bành trướng thuộc địa như thực dân châu Âu. Đến thời điểm đó, Nhật Bản đã xâm chiếm và đô hộ Triều Tiên, và chuẩn bị xâm chiếm Trung Quốc.
Do vậy chủ trương của Phan Bội Châu là rất khó thành công, và dù có thành công thì Việt Nam sẽ lại phải đối diện với mối nguy mới từ Nhật Bản. Vì lẽ ấy, Nguyễn Ái Quốc dù khâm phục lòng yêu nước của Phan Bội Châu nhưng nhận xét đường lối của ông giống như “Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
b-Con đường cứu nước của Phan Châu Trinh
-Nhiệm vụ: Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội “ Khai thông dân trí, mở mang dân quyền”
-Chủ trương: Giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trương cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền. Vạch trần chế độ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa, mở mang công thương nghiệp và tự cường.
-Con đường cứu nước: “cứu dân để cứu nước”
-Xu hướng: Cải cách dân chủ .
Nhưng trên hết, phong trào cứu nước của cụ cũng góp phần cổ vũ tinh thần tự lập, tự cường, tư tưởng giáo dục, tư tưởng chống lạc hậu của nhân dân ta. Tuy vậy, không thể không nói đến nguyên nhân chủ yếu làm khuynh hướng này cuối cùng cũng đi vào con đường của sự thất bại như phong trào của cụ Phan Bội Châu chính là sự ảo tưởng trong mục đích muốn ôn hòa và yêu cầu Pháp có thể thay đổi phương thức bóc lột nhân dân ta mà sau này Nguyễn Ái Quốc đã có câu nhận xét như sau: “Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, đó là sai lầm chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương”
Hoặc Tôn Quang Phiệt nhận xét về chủ trương của Phan Châu Trinh như sau:
Phan Chu trinh hô hào: Không bạo động, bạo động là chết… Phan Chu Trinh đã muốn thực hiện chương trình khai dân trí, xướng dân quyền của dân mình; dân đã khôn ngoan tiến bộ về mọi mặt, đã biết dùng quyền của mình thì mới có thể độc lập được. Tuy nhiên, cứ lấy tư cách một người thân sĩ chân không mà hô hào cải lương thì làm sao mà được toàn dân hưởng ứng, toàn dân thực hiện được; mà toàn dân không hưởng ứng, không thực hiện, thì cải lương với ai?
Cả hai phái bạo động và cải lương đều thất bại, vì lúc đó nước ta chưa đủ điều kiện chủ quan và khách quan để đuổi được ngoại xâm giành được độc lập. Tuy nhiên, cách mạng võ trang của Phan Bội Châu được người sau noi theo và đã thành công. Các nhà hoạt động cách mạng thường nói “thất bại là mẹ thành công”, trường hợp này rất đúng. Còn chủ trương cải lương của Phan Chu Trinh thì bị thất bại và bị phá sản luôn, sau Phan Chu Trinh những nhà chân chính ái quốc của nước ta không ai đi theo con đường ấy nữa.
Phan Bội Châu Phan Châu Trinh Nhiệm vụ Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục nước Việt Nam. Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội “khai thông dân trí, chấn hưng dân trí, phát triển dân sinh” Chủ trương cứu nước Vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài (Nhật Bản), tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập, xây dựng chế độ Quân chủ lập hiến Gương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trương cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền. Vạch trần chế độ phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa Phương pháp Bạo động vũ trang Cải cách ôn hòa (thông qua cải cách kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội) Mục tiêu “Cứu nước để cứu dân” “Cứu dân để cứu nước” Hoạt động tiêu biểu – Tháng 5 – 1904, Phan Bội Châu thành lập Duy Tân hội tại Quảng Nam với chủ trương đánh Pháp, giành độc lập và thành lập chính thể quân chủ lập hiến.
– 1905 – 1908: tổ chức phong trào Đông Du, đưa thanh niên Việt Nam sang học tập tại Nhật Bản. Chủ trương dựa vào Nhật Bản để chống Pháp nhưng không thành Phan Bội Châu về Xiêm chờ thời cơ.
– Năm 1911: Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc bùng nổ. Phan Bội Châu về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang phục Hội (1912) chủ trương đánh Pháp, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam. Hoạt động: trừ khử, tiêu diệt tên đầu xỏ, tay sai của chúng. Tuy nhiên cũng không thành công
– Ngày 24 -12 -1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông.
– Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng một số sĩ phu yêu nước tiến bộ khởi xướng cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
+ Kinh tế: cổ động việc chấn hưng thực nghiệp, lập hộ kinh doanh phát triển các nghề thủ công nghiệp (mở lò rèn, xưởng mộc), làm vườn.
+ Giáo dục: mở các trường học theo lối mới, dạy chữ Quốc ngữ, môn học mới.
+ Xã hội: tổ chức những buổi diễn thuyết kêu gọi sự thay đổi để tiến bộ hơn, phù hợp trong giao lưu, buôn bán, ngăn chặn các tệ nạn rượu chè, thuốc phiện… thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục, nội dung và phương pháp đổi mới
– Năm 1908 diễn ra phong trào chống sưu thuế khắp các tỉnh miền Trung huy động hàng vạn người tham gia đấu tranh chống lại thực dân Pháp và chính quyền phong kiến tay sai
+ Pháp thẳng tay đàn áp phong trào. Năm 1908, Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày ở Côn Đảo.
-Năm 1911, Phan Châu Trinh bị đưa sang Pháp.
Tác dụng
Khuấy động tinh thần yêu nước, cổ vũ tinh thần dân tộc, tập hợp lực lượng kháng Pháp hùng mạnh. Cổ vũ tinh thần yêu nước, phát động phong trào chống thuế, lập nhiều trường… giáo dục tư tưởng chống lại các hủ tục phong kiến.
Hạn chế
Cầu viện Nhật để chống Pháp mà không thấy được tham vọng và bản chất của đế quốc Nhật. Do quá tin vào Nhật và sự giúp đỡ của Nhật mà Phan Bội Châu đã quên mất bản chất của một nước đế quốc là họ sẵn sàng trở mặt, thỏa hiệp khi đụng đến quyền lợi của họ. Biện pháp ôn hòa, xu hướng dựa vào Pháp để “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, để từ đó giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/chuyen-de-tu-tuong-cai-cach-cua-phan-boi-chau-phan-chau-trinh-120961.html
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_tr%C3%A0o_Duy_T%C3%A2n
- https://vov.vn/the-gioi/ho-so/phan-boi-chau-va-phong-trao-dong-du-281242.vov
- https://loigiaihay.com/phan-chau-trinh-va-xu-huong-cai-cach-c86a11390.html
- https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/phan-chau-trinh-voi-tu-tuong-canh-tan-dat-nuoc.html
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp