Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.
1. Tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật
Pháp luật mang tính quyền lực nhà nước thể hiện pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự quy định bắt buộc đối với mọi cá nhân tổ chức trong toàn xã hội và được áp dụng chung trong cộng đồng. Không có ai hay chủ thể nào có quyền đặt ý chí chủ quan của mình vào quyết định là thực hiện hay không mà đều cần tuân thủ nghiêm theo quy định của pháp luật.
Bạn đang xem: Vì sao pháp luật có tính quyền lực bắt buộc chung?
Pháp luật có tính quyền lực bắt buộc chung và các quy định bắt buộc đối với mọi cá nhân tổ chức nên được pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, ở mức độ có hành vi chống đối thì sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Điều này đã góp phần tạo ra sự công bằng và bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
2. Đặc điểm chung của pháp luật
Pháp luật có các đặc điểm cơ bản:
- Là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung;
- Thể hiện ý chí của nhà nước;
- Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện;
- Được thể hiện dưới những hình thức nhất định: pháp luật tập quán, pháp luậy án lệ, văn bân quy phạm pháp luật;
- Nhà nước có thể dùng biện pháp cưỡng chế để đảm bảo chọ pháp luật được thực hiện.
3. Các đặc trưng cơ bản của pháp luật
Trên cơ sở quan niệm như trên về pháp luật, có thể thấy, pháp luật có các đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, pháp luật có tỉnh quyền lực nhà nước
Tính quyền lực nhà nước là đặc điểm riêng có của pháp luật. Để thực hiện việc tổ chức và quản lí các mặt của đời sống xã hội, nhà nước cần có pháp luật. Các quy định pháp luật có thể do nhà nước đặt ra, cũng có thể được tạo nên từ việc nhà nước thừa nhận các quy tắc xử sự sẵn có trong xã hội như đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo…
Với tính cách là những quy tắc xử sự, phảp luật chính là những yêu cầu, đòi hỏi hoặc cho phép của nhà nước đối với hành vi ứng xử của các chủ thể trong xã hội.
Xem thêm : Năm 2023 tuổi nào sinh con hợp cha mẹ để mang lại tài lộc, may mắn
Nói cách khác, pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước. Thông qua pháp luật, nhà nước cho phép người dân được làm gì, không cho phép họ làm gì hay bắt buộc họ phải làm gì, làm như thế nào…
Với quyền lực của mình, nhà nước có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để tổ chức thực hiện pháp luật, yêu cầu các cá nhân, tổ chức trong xậ hội phải thực hiện pháp luật nghiêm chỉnh.
Khi cần thiết, nhà nước có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo vệ pháp luật, trừng phạt người vĩ phạm, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống.
Thứ hai, pháp luật có tính quy phạm phổ biến
“Quy phạm” nghĩa là khuôn thước, khuôn mẫu, chuẩn mực. Các quy định của pháp luật là những khuôn mẫu, chuẩn mực định hướng cho nhận thức và hành vi của mọi người, hướng dẫn cách xử sự cho cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Các chủ thể khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do pháp luật dự liệu thì xử sự theo những khuôn mẫu mà nhà nước đã nêu ra. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, các tổ chức và cá nhân trong xã hội sẽ biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào đó.
Phạm vi tác động của pháp luật rất rộng lớn, nó là khuôn mẫu ứng xử cho mọi cá nhân, tổ chức trong đời sống hàng ngày, nó điều chỉnh các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực của cuộc sống, pháp luật tác động đến mọi địaphưorng, vùng, miền của đất nước.
Thứ ba, pháp luật có tính hệ thống
Xem thêm : Bảng xếp hạng dân số các nước thế giới
Bản thân pháp luật là một hệ thống các quy phạm hay cạc quy tăc xử sự chung, các nguyên tắc, các khai niệm pháp lí… Pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội bằng cậch tác động lên cách xử sự của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội đó, làm cho quan hệ phát triển theo chiều hướng nhà nước mong muốn.
Mặc dù điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau, song các quy định của pháp luật không tồn tại biệt lập mà giữa chúng có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhaú, tạo nên một chỉnh thể thống nhất.
Thứ tư, pháp luật có tính xác định về hình thức
Pháp luật được thể hiện trong những hình thức xác định như tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật. Ở dạng thành văn, các quy định của pháp luật được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể, không trừu tượng, chung chung, bảo đảm có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trên toàn xậ hội.
4. Vì sao pháp luật có tính quyền lực bắt buộc chung?
Nhà nước với tư cách là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, để thực hiện các chức năng quản lí nhằm duy trì trật tự xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội. Nhà nước là đại diện cho quyền lực công, vì vậy, pháp luật do nhà nước ban hành mang tính quyền lực, tính bắt buộc chung.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.
Pháp luật mang tính quyền lực nhà nước thể hiện pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự quy định bắt buộc đối với mọi cá nhân tổ chức trong toàn xã hội và được áp dụng chung trong cộng đồng. Không có ai hay chủ thể nào có quyền đặt ý chí chủ quan của mình vào quyết định là thực hiện hay không mà đều cần tuân thủ nghiêm theo quy định của pháp luật.
Bạn đang xem: Vì sao pháp luật có tính quyền lực bắt buộc chung?
Pháp luật có tính quyền lực bắt buộc chung và các quy định bắt buộc đối với mọi cá nhân tổ chức nên được pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, ở mức độ có hành vi chống đối thì sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Điều này đã góp phần tạo ra sự công bằng và bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp