So sánh mức phí quy đổi tiền tại ngân hàng

Phí chuyển đổi ngoại tệ là số tiền bạn phải trả thêm khi thực hiện giao dịch bằng đồng tiền khác đồng tiền trong tài khoản của bạn. Tức là ngoài việc đổi tiền theo tỷ giá ra thì bạn cần nộp thêm phí đổi tiền. Toàn bộ chi phí này sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản bạn hoặc đưa vào bảng ghi nợ tín dụng. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin về phí đổi tiền tệ ở ngân hàng.

1. Tiền tệ là gì ?

Tiền tệ (tiếng Anh: Currency) là phương tiện thanh toán dùng để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ, được chấp nhận tại một khu vực nhất định hay giữa một nhóm người cụ thể.

Tiền tệ được phát hành bởi một cơ quan Nhà nước chẳng hạn ngân hàng Trung Ương.

Giá trị của tiền tệ không đến từ vật chất tạo ra nó mà theo nền kinh tế và nhà phát hành nó đại diện.

2. Ngoại tệ là gì ?

Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2012/TT-NHNN).

Trên thực tế giao thương, thường coi trọng ngoại tệ mạnh, là những đồng tiền được sử dụng rộng rãi trong giao dịch quốc tế, có giá trị quy đổi cao và ít chịu ảnh hưởng của tỷ giá đồng tiền khác. Một số đồng ngoại tệ mạnh thông dụng nhất thế giới được thừa nhận trong thời gian dài là USD (Đô la Mỹ), EURO (Đồng tiền chung châu Âu), GBP (Bảng Anh), CAD (Đô la Canada), CHF (Phrăng Thụy Sỹ), YJP (Yên Nhật).

Đến năm 2019, có 26 nước có đơn vị tiền tệ gọi là đô la, trong đó đồng USD là phổ biến nhất.

Thị trường ngoại tệ là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại ngoại tệ. Thị trường ngoại tệ của Việt Nam bao gồm thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng. (khoản 18 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005)

Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng để thanh toán nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; để chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp; để thanh toán nợ gốc, lãi và phí có liên quan của khoản vay nước ngoài: (khoản 1 Điều 7, khoản 3 Điều 8, Điều 17 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005).

3. Quy định về đổi ngoại tệ.

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 20/2011/TT-NHNN quy định như sau:

Điều 3. Địa điểm mua, bán ngoại tệ

  1. Việc mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép bán ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật.
  2. Việc bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép mua ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật và các Đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép.

Cùng với đó tại Điều 9 Thông tư 20/2011/TT-NHNN quy định như sau:

Điều 9. Trách nhiệm của cá nhân

  1. Xuất trình đầy đủ các chứng từ, giấy tờ cần thiết theo quy định của tổ chức tín dụng được phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình.
  2. Sử dụng ngoại tệ tiền mặt mua tại tổ chức tín dụng được phép đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.

Như vậy, theo khoản 2 Điều 3 nêu trên thì việc bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép mua ngoại tệ tiền mặt.

4. Phí đổi ngoại tệ là gì ?

Phí chuyển đổi ngoại tệ là số tiền bạn phải trả thêm khi thực hiện giao dịch bằng đồng tiền khác đồng tiền trong tài khoản của bạn. Tức là ngoài việc đổi tiền theo tỷ giá ra thì bạn cần nộp thêm phí đổi tiền. Toàn bộ chi phí này sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản bạn hoặc đưa vào bảng ghi nợ tín dụng.

Ví dụ: Số tiền trong tài khoản của bạn là VND thì phí chuyển đổi ngoại tệ chính là mức phí được áp dụng khi khách hàng khi chuyển VND sang các loại ngoại tệ khác như USD, Yên Nhật, EUR…

Giao dịch này thường phát sinh đối với các khách hàng sử dụng thẻ Visa, MasterCard thực hiện các giao dịch như mua sắm, chi tiêu khi đi du lịch, công tác ở nước ngoài.

5. Phí đổi ngoại tệ ở một số ngân hàng.

Ngân hàng Mức phí chuyển đổi ngoại tệ(% giá trị giao dịch) VietcomBank 2,5% VietinBank 1,82% BIDV 1 đến 2,1% tùy từng hạng thẻ tín dụng

1% đối với các loại thẻ ghi nợ quốc tế

LienViet Post Bank 3,0% TechcomBank 2,89% TPBank 1,8-2,5% VPBank 3,3% HSBC 2,75% với thẻ Master

3,0 đến 3,49% với các loại thẻ Visa

SacomBank 2,5% ACB 0-1,1%

6. Phí đổi ngoại tệ ở ngân hàng nào cao nhất và thấp nhất ?

Ngân hàng ACB có mức chuyển đổi ngoại tệ thấp nhất trong số các ngân hàng, dao động từ 0-1,1%.

Ngân hàng HSBC có mức phí chuyển đổi ngoại tệ cao nhất, dao động 3,0 đến 3,49% với các loại thẻ Visa.

Ngoài ra, ngân hàng BIDV cũng đưa ra mức phí chuyển đổi ngoại tệ khá ưu đãi và cạnh tranh không kém gì ngân hàng ACB. Theo đó, mức phí chuyển đổi ngoại tệ với thẻ ghi nợ quốc tế thấp hơn 0,1%. Còn thẻ tín dụng quốc tế, thẻ trả trước có phí chuyển đổi ngoại tệ thấp hơn ngân hàng BIDV.

Với mức phí thấp, ngân hàng sẽ thu hút được đông đảo khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ thanh toán và chuyển đổi ngoại tệ ở nước ngoài. Đây cũng là cách giúp ngân hàng giữ chân được khách hàng của mình.

7. Mọi người có thể hỏi

1. Mức phí quy đổi tiền tại các ngân hàng khác nhau nhau?

Có, mức phí quy đổi tiền tại các ngân hàng khác nhau nhau. Do đó, bạn nên so sánh mức phí của các ngân hàng trước khi quyết định đổi tiền.

2. Ngoài ngân hàng có thể đổi tiền ở đâu?

  • Tiệm vàng: Một số tiệm vàng cũng có dịch vụ đổi tiền. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi đổi tiền tại tiệm vàng vì có thể bị lừa đảo.
  • Sân bay: Một số sân bay có quầy đổi tiền. Tuy nhiên, mức phí đổi tiền tại sân bay thường cao hơn so với ngân hàng.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “ Trình tự và quy định đổi tiền tệ ở ngân hàng ”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.