Phí công chứng hợp đồng đặt cọc mua nhà đất bao nhiêu?

1. Phí công chứng hợp đồng đặt cọc mua nhà đất là bao nhiêu?

Theo ghi nhận tại Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 thì công chứng được hiểu là việc làm của công chứng viên đang làm việc trong tổ chức hành nghề công chứng nhằm chứng thực, xác nhận tính hợp pháp, không trái với đạo đức khi các bên tham gia giao dịch dân sự như giao kết hợp đồng mua bán. Khi cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ này thì phải trả một mức phí công chứng nhất định phụ thuộc giá trị tài sản được giao dịch trong hợp đồng ban đầu.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch nhà đất được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch áp dụng với các loại hợp đồng, giao dịch:

– Khi các bên tiến hành giao kết hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, chia tách hoặc nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuộc sỏ hữu hợp pháp của mình cho một đối tượng khác (Mức phí được tính theo phần trăm tương ứng với giá trị của quyền sử dụng đất) hoặc trong trường hợp nhà ở đã được xây dựng trên diện tích đất đang giao dịch thì sẽ tính theo phần trăm của tổng giá trị đất và tài sản trên đất;

– Liên quan đến di sản mà người mất đã để lại thì khi khai nhận di sản thừa kế nếu có cá nhân được hưởng di sản nhưng tự nguyện từ chối nhận di sản mà mình đáng được hưởng thì văn bản thoả thuận phân chia di sản hoặc khai nhận di sản thì tính trên giá trị của di sản dùng để phân chia đó được lập nên phải đem đi công chứng mới đảm bảo tính pháp lý;

– Trên thực tế khi phát sinh nhu cầu vay mượn tài sản giữa cá nhân với nhau hoặc giữa cá nhân với tổ chức thì khi ký kết hợp đồng vay tiền cũng yêu cầu phải công chứng và đối tượng sử dụng dịch vụ này cũng mất một khoản phí theo quy định;

– Đối với hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản: thì mức tính phí công chứng theo giá trị của tài sản thế chấp hoặc cầm cố. Nếu những hợp đồng này có ghi giá trị khoản vay thì sẽ tính phí công chứng trên giá trị khoản vay… Bảng dưới đây sẽ trình bày các khoản phí mà cá nhân cần thực hiện khi công chứng hợp đồng đặt cọc.

Bảng 01. Ghi nhận mức phí công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất mới nhất:

STT

Giá trị tài sản/hợp đồng, giao dịch

Mức phí

(đồng/trường hợp)

1

Dưới 50 triệu đồng

50.000 đồng

2

Từ 50 – 100 triệu đồng

100.000 đồng

3

Từ trên 100 triệu đồng – 01 tỷ đồng

0,1% giá trị tài sản/giá trị hợp đồng, giao dịch

4

Từ trên 01 – 03 tỷ đồng.

01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản/giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng.

5

Từ trên 03 – 05 tỷ đồng.

2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản/giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng.

6

Từ trên 05 – 10 tỷ đồng.

3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản/giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng.

7

Từ trên 10 – 100 tỷ đồng.

5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản/giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.

8

Trên 100 tỷ đồng.

32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản/giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

Theo ghi nhận tại pháp luật, Nhà nước chỉ ghi nhận người yêu cầu công chứng là người có trách nhiệm chịu các khoản phí công chứng nêu trên. Tìm hiểu các văn bản pháp luật có liên quan đến công chứng thì không có bất kỳ quy định nào nhắc đến việc bên bán hay bên mua thực hiện công việc này nên một trong hai hoàn toàn có quyền yêu cầu công chứng hoặc cả hai cùng yêu cầu công chứng đều được.

2. Bên nào sẽ phải chịu phí công chứng hợp đồng đặt cọc mua nhà đất?

Nhắc đến các giao dịch liên quan đến nhà đất thì các khoản phí luôn là một vấn đề gây nhiều băn khoăn và tranh cãi đối với các bên. Bởi không phải giao dịch nào các khoản phí cũng nhỏ lẻ, ít kinh phí. Tâm lý chung của các cá nhân khi tiến hành chuyển nhượng hoặc ký hợp đồng đặt cọc nhà đất đều mong muốn được miễn thuế, phí hoặc giảm bớt số tiền phải nộp cho các thủ tục phục vụ giao dịch này. Trong đó, phải kể đến nỗi băn khoăn rằng cá nhân chịu phí công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất. Theo Khoản 1, Điều 66, Luật Công chứng 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định về nghĩa vụ nộp phí công chứng như sau: cá nhân tiến hành yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch hoặc lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng thì có trách nhiệm nộp phí công chứng.

Với quy định nêu trên, pháp luật không có quy định cụ thể người yêu cầu công chứng phải là bên mua hay là bên bán trong hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất thực hiện nộp phí công chứng. Vì vậy, một trong hai bên bán hoặc bên mua đều có thể là người yêu cầu công chứng. Đồng thời, pháp luật cũng không hề nghiêm cấm các bên thỏa thuận với nhau về việc ai là người trả phần chi phí này cho tổ chức hành nghề công chứng. Lệ phí công chứng hợp đồng đặt cọc mua nhà đất cũng có thể do cả hai cùng thực hiện và cùng chịu chi phí.

3. Hồ sơ cần chuẩn bị khi đi công chứng hợp đồng đặt cọc mua nhà:

Căn cứ theo Điều 40 Luật Công chứng 2014 , khi cá nhân tham gia giao dịch về nhà đất thì cần chuẩn bị bộ hồ sơ công chứng bao gồm các loại giấy tờ nêu tại sau đây:

– Cần có một phiếu yêu cầu công chứng thể hiện rõ nguyện vọng của mình. Thông thường, Phiếu yêu cầu này được tổ chức hành nghề công chứng chuẩn bị trước. Theo đó, Người yêu cầu công chứng phải ghi đầy đủ các thông tin về họ tên, giấy tờ tuỳ thân của mình cùng với yêu cầu công chứng chi tiết;

– Khi công chứng hợp đồng đặt cọc thì bản dự thảo hợp đồng là một trong văn bản quan trọng cần chuẩn bị. Nếu cá nhân có thể tự soạn thảo được thì có thể sử dụng bản dự thảo đó sau khi công chứng viên đã kiểm tra về nội dung không trái quy định pháp luật và không trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục. Còn trong trường hợp cá nhân có nhu cầu cầu sử dụng bản dự thảo hợp đồng thì công chứng viên thực hiện soạn thảo căn cứ vào sự trình bày của người yêu cầu công chứng;

– Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tuỳ thân của người yêu cầu công chứng và người có quyền, lợi ích liên quan được đề cập đến trong hợp đồng, giao dịch. Trong đó có thể kể đến Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân…

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm, giấy đăng ký xe…

– Ngoài ra, cần chuẩn bị một số giấy tờ khác nếu được yêu cầu từ văn phòng công chứng yêu cầu;

Đáng lưu ý: Những giấy tờ cần nộp có thể được nộp là bản in, bản chụp hoặc bản đánh máy và không phải chứng thực. Tuy nhiên, khi nộp các giấy tờ này, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản chính để công chứng viên tiến hành kiểm tra, xác minh.

4. Phí công chứng có phải niêm yết tại Văn phòng công chứng không?

Theo Điều 33 Luật Công chứng 2014 được sửa đổi, bổ sung 2018 quy định về nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng cụ thể như sau:

– Công chứng viên khi thực hiện hành nghề tại tổ chức hành nghề công chứng phải luôn giữ vững tinh thần tuân thủ pháp luật và đảm bảo quy tắc đạo đức về công chứng. Người quản lý công chứng viên sẽ có trách nhiệm quản lý những cá nhân này trong quá trình thực hiện công việc của mình;

– Nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động thuế tài chính thống kê;

– Các chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan thì phải thực hiện theo đúng quy định của nhà nước đã ban hành;

– Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết lịch làm việc thủ tục công chứng Nội quy tiếp người yêu cầu công chứng cùng với đó là các khoản phí công chứng thù lao công chứng và các chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình;

– Đối với những công chứng viên đang hành nghề trong tổ chức mà mình thì các tổ chức có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các công chứng viên theo quy định tại Điều 37 của Luật Công chứng và phải tiến hành bồi thường thiệt hại theo quy định của Điều 38 Luật Công chứng;

– Với những công chứng viên cần một khoảng thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm thì các tổ chức này phải tạo điều kiện cho các cá nhân làm việc trong tổ chức của mình thực hiện quyền và nghĩa vụ này;

– Cần có trách nhiệm trong việc báo cáo kiểm tra thanh tra cung cấp thông tin về các loại hợp đồng giao dịch bản dịch đã tiến hành công chứng cho các cá nhân khác nếu có yêu cầu từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Bất kỳ những hợp đồng, giao dịch, bản dịch nào đã được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng phải được lưu trữ thành sổ công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng;

– Có trách nhiệm chia sẻ thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình thực hiện công chứng để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này;

– Ngoài ra, các tổ chức hành nghề công chứng phải thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của luật này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Như vậy tổ chức hành với công chứng phải có trách nhiệm niêm yết vì công chứng thù lao công chứng và các khoản chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Luật Công chứng 2014;

– Thông tư số 257/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính: Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.