Việt Nam là một đất nước xinh đẹp với đường bờ biển trải dài từ Bắc đến Nam cùng nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp. Mỗi vùng miền của Việt Nam lại có những nét đặc trưng rất riêng về địa hình, khí hậu và con người. Trong đó, miền Bắc Việt Nam được xem là “cái nôi” lịch sử – văn hóa của đất nước, song không phải ai cũng biết rõ miền Bắc có bao nhiêu tỉnh thành hiện nay. Để giúp bạn trả lời câu hỏi này, Maison Office đã tổng hợp dưới đây danh sách các tỉnh miền Bắc và bản đồ khu vực cập nhật mới nhất!
1. Miền Bắc có bao nhiêu tỉnh thành?
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Miền Bắc có 23 tỉnh thành và 2 thành phố trực thuộc trung ương.
Bạn đang xem: Danh sách các tỉnh miền Bắc (Việt Nam) và bản đồ chi tiết
- Danh sách các tỉnh miền Bắc bao gồm: Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
- Hai thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội và Hải Phòng
Theo quy hoạch vùng kinh tế, Việt Nam có tất cả 7 vùng kinh tế chính, trong đó khu vực miền Bắc được chia thành 2 vùng:
- Vùng duyên hải Bắc Bộ: Gồm 11 tỉnh thành: Hà Nội, Hà Nam, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thái Bình.
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc: Vùng này bao gồm 14 tỉnh phía Bắc là Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hòa Bình, Yên Bái, Thái Nguyên, Điện Biên, Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ cùng 21 huyện, 1 thị xã phía Tây của hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.
Xem thêm : [Giải đáp] 15 tuổi có được chạy xe 50cc không?
Miền Bắc còn được gọi với nhiều cái tên khác như Bắc Bộ, Bắc Triều, Bắc Hà, Bắc Thành, Đàng Ngoài,… qua các thời kỳ và triều đại lịch sử. Đây là khu vực nằm ở vùng cực Bắc của lãnh thổ Việt Nam, có vị trí tiếp giáp:
- Phía Đông giáp với Biển Đông;
- Phía Tây giáp với nước Lào;
- Phía Bắc giáp với Trung Quốc;
Khu vực miền Bắc có chiều ngang Đông – Tây rộng đến 600km, rộng lớn nhất so với khu vực miền Trung và miền Nam. Địa hình các tỉnh phía Bắc tương đối phức tạp và đa dạng với đủ loại hình từ đồi núi, đồng bằng, bờ biển cho đến thềm lục địa. Bề mặt địa hình có chiều hướng thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, xuôi theo dòng chảy của các con sông lớn.
Tìm hiểu thêm:
- Các tỉnh miền Trung
- Các tỉnh miền Nam
- Các tỉnh miền Tây
2. Danh sách các tỉnh miền Bắc cập nhật mới nhất
Xem thêm : Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé chuẩn nhất
Miền Bắc Việt Nam là một vùng địa lý rộng lớn, có vị trí chiến lược quan trọng đối với cả nước. Xét theo địa lý tự nhiên, các tỉnh ở miền Bắc được chia thành 3 vùng lãnh thổ nhỏ, bao gồm: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Đồng bằng Sông Hồng. Mỗi khu vực sẽ có những đặc điểm khác nhau về địa lý, hành chính, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên,…
2.1. Danh sách các tỉnh Tây Bắc Bộ
Khu vực Tây Bắc Bộ có 6 tỉnh thành nằm ở hữu ngạn sông Hồng bao gồm: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình.
Đồng bằng Sông Hồng (hay Đồng bằng châu thổ Bắc Bộ) là vùng lãnh thổ nằm ở khu vực hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình. Địa hình của khu vực này chủ yếu là đồng bằng lớn bằng phẳng với độ cao tối đa là 1,2m so với mực nước biển. Địa hình có chiều hướng thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Vị trí địa lý của vùng Đồng bằng Sông Hồng trên bản đồ như sau:
- Phía Đông và Đông Nam hướng ra vịnh Bắc Bộ.
- Phía Tây và Tây Bắc giáp vùng Tây Bắc Bộ.
- Phía Tây Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ.
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp vùng Đông Bắc Bộ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp