Đối với một phiên dịch viên chuyên nghiệp, các ứng viên cần phải đảm bảo được rằng mình đã được trang bị đầy đủ các kĩ năng phục vụ công việc cũng như những bằng cấp cần có theo quy định.
Một phiên dịch viên cần bằng cấp gì?
Một phiên dịch viên cần những bằng cấp gì để có thể theo đuổi con đường dịch thuật một cách chuyên nghệp. Đối với những sinh viên chưa có kiến thức gì về chuyên ngành dịch thuật, con đường ngắn nhất để có thể trở thành một phiên dịch viên chuyên nghiệp đó là thi vào các chuyên ngành ngôn ngữ học, biên phiên dịch tại các trường đại học chuyên đào tạo về ngoại ngữ hiện nay.
Bạn đang xem: Phiên dịch viên cần bằng cấp gì: Tiêu chuẩn phải có của một phiên dịch
Khi thi vào các chuyên ngành này, các sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức từ cơ bản nhất cho tới những kĩ năng đầu tiên phục vụ cho công việc dịch thuật về sau này.
Đối với một ứng viên muốn theo nghề dịch thuật chuyên nghiệp nhưng không có thời gian để có thể học từ đầu, vậy phiên dịch viên cần bằng cấp gì? Các ứng viên hoàn toàn có thể tham gia một khóa học biên phiên dịch ở các trung tâm đã được cấp phép.
Hiện nay các trung tâm đào tạo về bên, phiên dịch để giúp các ứng viên giải quyết vấn đề phiên dịch viên cần bằng cấp gì cũng được mở ra khá nhiều. Nếu như bạn đã có cho mình một nền tảng ngoại ngữ tốt, ngại gì mà không tự mình rèn các kĩ năng cần thiết nhằm phục vụ cho công việc mơ ước sau này.
Những tiêu chuẩn cần có của một phiên dịch viên
Ngoài câu hỏi phiên dịch viên cần bằng cấp gì, các ứng viên cũng cần quan tâm xem những tiêu chuẩn cần thiết để có thể trở thành một phiên dịch viên gồm những gì?
Về kiến thức chuyên môn
Các ứng viên cần thành thạo ít nhất 2 ngôn ngữ làm việc, kể cả là tiếng mẹ đẻ.
Các ứng viên cần phải có một vốn từ vựng sâu, hiểu biết tốt về các lĩnh vực đang phiên dịch như: kinh tế, xã hội, thể thao….
Xem thêm : Câu hỏi, dấu hỏi chấm là gì? Khái niệm, đặc điểm, bài tập vận dụng
Trong khi dịch, các ứng viên cần sử dụng vốn từ vựng một cách chính xác, rõ ràng và không được phép làm thay đổi ý nghĩa câu mà người nói (hoặc diễn giả) muốn truyền thụ tới người nghe.
Hạn chế tối đa sử dụng các từ ngữ giao tiếp bình thường như: rằng, thì, là, mà…. Các ứng viên phiên dịch cần phải hiểu là trong khi làm việc các câu từ cần phải có sự chỉn chu nhất có thể, không được phép tạo cảm giác khó chịu cho người nghe.
Về kiến thức văn hóa
Ngoài việc phiên dịch viên cần bằng cấp gì, việc am hiểu kiến thức văn hóa của ngôn ngữ mà các ứng viên sẽ truyền tải tới người nghe cũng rất quan trọng. Việc có kiến thức ngôn ngữ tốt đôi khi chỉ giúp người nghe có thể hiểu được nội dung mà diễn giả đang nói. Tuy nhiên, nếu phiên dịch viên có thể hiểu rõ được đặc điểm văn hóa của ngôn ngữ sẽ truyền tải tới người nghe, bài nói của diễn giả sẽ đi vào lòng người nghe hơn rất nhiều.
Về kĩ năng nghề nghiệp
Để có thể trở thành một người theo đuổi nghề dịch chuyên nghiệp, ngoài việc cần bằng cấp gì, các ứng viên còn cần phải nắm vững các kĩ năng nghề nghiệp sau:
➣ Tóm tắt, tối giản lời dịch nhưng không được phép thay đổi ý nghĩa của câu.
➣ Phát âm chuẩn xác, tốc độ và ngữ điệu thật tự nhiên.
➣ Diễn đạt lại câu nói một cách mạch lạc, phù hợp với ngữ cảnh của câu chuyện.
➣ Phản xạ nhanh nhạy trong việc truyền tải chính xác nội dung dịch, chịu trách nhiệm về sự chính xác của những nội dung đã dịch.
Về tính cách, đạo đức nghề nghiệp của phiên dịch viên
Xem thêm : Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên Đán năm 2023?
Việc có bằng cấp chỉ là điều kiện cần thiết, nếu như muốn đi lâu dài với nghề, bạn cần có những tiêu chuẩn sau về tính cách, đạo đức nghề nghiệp như:
➣ Sự tự tin: điều này được thể hiện ở việc bạn có chuẩn bị kĩ lưỡng,tìm hiểu trước về các chủ đề mà mình sẽ phải dịch hay không.
➣ Giao tiếp một cách đúng mực: các phiên dịch vần phải hết sức lịch sự, bình tĩnh trong mọi cuộc giao tiếp. Đặc biệt là không được phép nổi cáu trong quá trình làm việc.
➣ Tuyệt đối không được đưa thái độ cá nhân vào trong lời dịch của mình. Đặc biệt là trong trường hợp phải dịch cho một cuộc đàm phán của các lãnh đạo cấp cao.
➣ Không được phép đứng ra tranh luận như một thành viên đang tham dự. Nhiệm vụ của bạn chỉ là truyền tải lại lời nói của người nói (diễn giả) tới người nghe. Do vậy, hãy làm tốt phận sự của mình là được.
Mặc dù hiện nay nghề dịch thuật luôn có nhu cầu tuyển dụng cao và là lĩnh vực rất có giá cho các ứng viên có trình độ ngoại ngữ. Tuy nhiên, các ứng viên cũng cần phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như trên thì mới mong có thể theo đuổi nghề phiên dịch một cách chuyên nghiệp và lâu dài được.
➨ Học phiên dịch không khó, quan trọng là phải đúng phương pháp
➨ 6 điều nên và không nên khi tìm việc làm biên phiên dịch
Minh Anh Nguyen
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp