Danh sách các Văn phòng công chứng mở của thứ 7

Theo đó, Văn phòng công chứng là một tổ chức hành nghề công chứng, được tổ chức và hoạt động theo Luật Công chứng và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến loại hình công ty hợp danh. Mời bạn tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết về: Danh sách các Văn phòng công chứng mở của thứ 7.

Bản sao công chứng là gì? Bản sao khác gì bản photo?

Danh sách các Văn phòng công chứng mở của thứ 7

1/ Khái niệm Văn phòng công chứng

Theo khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng, tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.

Theo đó, Văn phòng công chứng là một tổ chức hành nghề công chứng, được tổ chức và hoạt động theo Luật Công chứng và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến loại hình công ty hợp danh.

Căn cứ Điều 22 Luật Công chứng, Văn phòng công chứng có các đặc điểm như sau:

– Phải có từ hai Công chứng viên hợp danh trở lên.

– Không có thành viên góp vốn.

– Trụ sở phải có địa chỉ cụ thể, có nơi làm việc cho Công chứng viên và người lao động, có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.

– Tên gọi phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một Công chứng viên hợp danh khác do các Công chứng viên hợp danh thỏa thuận.

– Có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

– Được khắc và sử dụng con dấu không có hình quốc huy sau khi có quyết định cho phép thành lập.

2/ Có nên công chứng ở Văn phòng công chứng không?

Từ những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa Phòng và Văn phòng công chứng, có thể thấy, về nhiệm vụ, công việc, hai loại hình này chỉ khác nhau ở tên gọi, chủ sở hữu vốn và nguồn gốc thành lập. Một bên là đơn vị sự nghiệp công lập, một bên hoạt động như loại hình doanh nghiệp hợp danh.

Tuy nhiên, hai hình thức này đều thực hiện việc công chứng – chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự… cũng như có quyền, nghĩa vụ như nhau. Đặc biệt, giá trị pháp lý của văn bản công chứng từ hai loại hình này là như nhau.

Như vậy, công chứng ở Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng đều được, chỉ cần lựa chọn nơi nào thuận tiện hơn trong việc đi lại để thực hiện công chứng.

3/ Danh sách các Văn phòng công chứng mở của thứ 7

Văn phòng công chứng có thời gian làm việc theo giờ hành chính đã được quy định. Văn phòng công chứng hoạt động theo khung giờ như sau:

Nhiều thắc mắc về lịch làm việc của văn phòng công chứng như văn phòng công chứng có làm việc vào ngày thứ 7 hay không? Trong ngày nghỉ hay ngoài giờ làm việc, văn phòng công chứng có hoạt động không?

Vậy theo Điều 32 Luật Công chứng 2014 quy định:

“Điều 32. Quyền của tổ chức hành nghề công chứng

1. Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật này và các nhân viên làm việc cho tổ chức mình.

2. Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác.

3. Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.

4. Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.

5. Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.”

Căn cứ theo khoản 3 thì văn phòng công chứng được phép hoạt động vào ngày nghỉ, ngoài giờ để phục vụ tối đa nhu cầu của mọi người. Chính vì thế, ngày thứ 7 thì văn phòng công chứng vẫn thực hiện công chứng bình thường vào khung giờ như các ngày trong tuần hoặc khung giờ quy định của văn phòng công chứng. Ngoài ra, công chứng viên ở văn phòng còn làm việc vào chủ nhật và những ngày nghỉ Tết, Lễ. Địa điểm công chứng không bị bó hẹp ở trụ sở văn phòng mà còn hỗ trợ dịch vụ công chứng tại nhà khách hàng hoặc địa điểm khác theo yêu cầu của khách hàng. Những chi phí công chứng ngoài giờ làm việc, ngoài trụ sở cơ quan sẽ có mức phí riêng theo quy định của văn phòng công chứng và quy định của pháp luật.

Văn phòng Công chứng Huỳnh Thị Ngọc Yến thực hiện công chứng ngoài giờ – công chứng tại địa chỉ của người yêu cầu công chứng theo quy định của Luật Công chứng. Phạm vi công chứng có thể tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hoặc các tỉnh thành khác trên cả nước, trong các trại tạm giam, trại giam, trại giáo dưỡng…

Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu công chứng của người dân và doanh nghiệp, Văn phòng Công chứng Huỳnh Thị Ngọc Yến nhận thực hiện công chứng ngoài trụ sở như: công chứng ngoài giờ làm việc, công chứng vào ngày nghỉ, ngày lễ tết, công chứng tại nhà, tại cơ quan, công chứng tại trại giam, công chứng tại trại giáo dưỡng, công chứng tại bệnh viện…

Để sử dụng dịch vụ công chứng ngoài giờ, công chứng tại nhà, công chứng ngoài trụ sở, người yêu cầu công chứng cần thông báo và đặt lịch trước tại Văn phòng Công chứng Huỳnh Thị Ngọc Yến. Ngoài ra, người yêu cầu công chứng phải trả thù lao với mức thù lao tối thiểu từ 500.000 đồng cho một giao dịch công chứng ngoài trụ sở; tối thiểu từ 200.000 đồng cho một giao dịch công chứng ngoài giờ. Các mức thù lao cụ thể đã được niêm yết công khai tại Trụ sở Văn phòng và được thông báo trước cho khách hàng trước khi sử dụng dịch vụ này.

Trên đây là một số thông tin về Danh sách các Văn phòng công chứng mở của thứ 7 – Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.