Phòng ngừa tội phạm là nội dung nghiên cứu quan trọng của tội phạm học. Khái niệm phòng ngừa tội phạm đã được dùng thống nhất trong hầu hết các công trình nghiên cứu về tội phạm học ở Việt Nam, từ các giáo trình đại học đến các sách chuyên khảo và tham khảo. Vậy, ý nghĩa của phòng ngừa tội phạm là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ACC.
1. Phòng ngừa tội phạm là gì?
Phòng ngừa tội phạm, xét về mặt ngôn ngữ được hiểu là hoạt động nhằm không cho tội phạm xảy ra. Như vậy, phòng ngừa tội phạm không phải là hoạt động hướng tới tội phạm đã xảy ra – tội phạm hiện thực mà là nhằm không cho tội phạm xảy ra. Để thực hiện được mục đích này đòi hỏi hoạt động phòng ngừa tội phạm phải loại trừ dần nguyên nhân của tội phạm qua việc chủ động tác động đến các thành tố hợp thành nguyên nhân đó theo hướng giảm thiểu, triệt tiêu các thành tố này hoặc hạn chế tác dụng của nó. Hoạt động này không thể là hoạt động đơn lẻ mà đòi hỏi phải là hoạt động có tính tổng hợp của Nhà nước, của cả xã hội và của mọi công dân. Như vậy, có thể định nghĩa:
Bạn đang xem: Ý nghĩa của phòng ngừa tội phạm
Phòng ngừa tội phạm là hoạt động có tính chủ động và tổng hợp của Nhà nước, của xã hội và của mọi công dân hướng tới việc hạn chế, ngăn ngừa sự hình thành các thành tố tạo thành nguyên nhân của tội phạm hoặc làm cho các thành tố này không phát huy được tác dụng để loại trừ dần nguyên nhân của tội phạm, ngăn ngừa tội phạm xảy ra.
Với cách hiểu này, phòng ngừa tội phạm khác với chống tội phạm và cũng khác với kiểm soát tội phạm. Nhưng chống tội phạm cũng như kiểm soát tội phạm không phải độc lập hoàn toàn với phòng ngừa tội phạm vì chống tội phạm và kiểm soát tội phạm cũng có mục đích phòng ngừa tội phạm và trong phạm vi nhất định, hoạt động cụ thể của chống tội phạm hay kiểm soát tội phạm cũng là hoạt động phòng ngừa tội phạm, vấn đề này được trình bày cụ thể hơn ở phần tiếp theo.
2. Ý nghĩa của phòng ngừa tội phạm
Phòng ngừa tội phạm nhằm mục đích kìm chế sự gia tăng, hạn chế dần mức độ và tính chất nghiêm trọng của tội phạm và ngăn ngừa tội phạm xảy ra. Theo đó, mục đích của phòng ngừa tội phạm có các mức độ khác nhau từ kìm chế sự gia tăng của tội phạm, hạn chế dần mức độ và tính chất nghiêm trọng của tội phạm đến ngăn ngừa tội phạm xảy ra.
Để có thể đạt được mục đích này đòi hỏi phải đưa ra được hệ thống các biện pháp phòng ngừa phù hợp với thực trạng và diễn biến của tội phạm và có tính khả thi cũng như phải tể chức triển khai thực hiện được các biện pháp phòng ngừa này một cách đồng bộ và hợp lý.
Xem thêm : Mua than lọc nước hoạt tính ở đâu?
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm phải được xây dựng trên cơ sở khảo sát, đánh giá đầy đủ, toàn diện tình hình tội phạm đã xảy ra, dự báo tình hình tội phạm sẽ xảy ra và xuất phát từ các giải thích về nguyên nhân của tội phạm. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm được xây dựng trên cơ sở xác định đúng nguyên nhân của tội phạm mới có khả năng ngăn ngừa sự hình thành cũng như loại trừ dần nguyên nhân của tội phạm.
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm được đưa ra cũng đòi hỏi phải phù hợp với điều kiện thực tế cho phép để đảm bảo tính khả thi. Khi đề ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm không những phải tính đến tính hiệu quả mà còn phải tính cả đến tính khả thi của biện pháp.
Xem thêm:
Về tình tiết “xúi giục người chưa thành niên phạm tội” theo quy định của BLHS 2015
3. Câu hỏi thường gặp
- Có mấy biện pháp phòng ngừa tội phạm?
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm cỏ thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau. Trong đó có tiêu chí theo tính chất tác động của biện pháp phòng ngừa tội phạm, tiêu chí theo nội dung tác động của biện pháp phòng ngừa tội phạm và tiêu chí theo phạm vi tác động của biện pháp phòng ngừa tội phạm:
– Xét về tính chất tác động của biện pháp phòng ngừa tội phạm có thể phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm thành 2 nhóm sau:
+ Các biện pháp phòng ngừa tội phạm cơ bản – gián tiếp và
+ Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thứ cấp – trực tiếp
- Các biện pháp phòng ngừa tội phạm kinh tế – xã hội nhằm mục đích gì?
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc về kinh tế-xã hội là các biện pháp nhằm phát triển kinh tế, đồng thời khắc phục các vấn đề xã hội mà các vấn đề này có thể góp phần hình thành nguyên nhân của tội phạm. Qua đó tạo tiền đề cho việc nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của các tầng lớp nhân dân, xoá dần sự khác nhau về mức sống và mặt bằng dân trí giữa các tầng lớp dân cư cũng như giữa các vùng, miền. Phát triển kinh tế phải đồng thời hạn chế các biểu hiện mặt trái của chính sự phát triển này. Ví dụ: Phát triển các khu công nghiệp hay đô thị phải đi đôi với việc lường trước và khắc phục tình trạng thất nghiệp do “mất” đất sản xuất nông nghiệp cũng như lường trước và khắc phục tình trạng quản lý hành chính nhà nước không đáp ứng kịp sự phát triển …
- Các biện pháp phòng ngừa tội phạm hướng tới điều gì?
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm hướng tới khả năng phát sinh “tình huống tiêu cực” của môi trường bao gồm các biện pháp phòng ngừa bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm giảm thiểu các “tình huống tiêu cực” mà các tình huống này có thể góp phần tạo ra các “phẩm chất tâm lý tiêu cực” của con người cũng như góp phần thúc đẩy việc phạm tội ở người có “phẩm chất tâm lý tiêu cực”.
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm hướng tới ba hướng tác động này tạo thành hệ thống các biện pháp khác nhau, trong đó có sự đan xen lẫn nhau, nhiều biện pháp phòng ngừa cùng hướng tới một hướng tác động và một biện pháp phòng ngừa có thể có ảnh hưởng đến nhiều hướng tác động khác nhau.
Trên đây là nội dung tư vấn của ACC liên quan đến vấn đề Ý nghĩa của phòng ngừa tội phạm. Nếu có bất kỳ thắc mặc gì liên quan đến nội dung bài viết hoặc cần được hỗ trợ, tư vấn về các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: accgroup.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp